Các loại ho thường gặp và biện pháp khắc phục phù hợp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ho là một phản xạ có điều kiện nhằm giúp phổi đẩy không khí ra bên ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảm cúm hoặc là cảnh báo cho một số bệnh nguy hiểm khác, ví dụ như ung thư phổi. 

Vì vậy, người bệnh cần xác định nguyên nhân cũng như các loại ho để có các biện pháp khắc phục phù hợp.

các loại ho thường gặp
Ho là một phản ứng phổ biến của cơ thể phản ánh một số bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hoặc bệnh tim mạch

Nguyên nhân gây ho

Nhiễm trùng là nguyên nhân gây ho phổ biến nhất. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp gây viêm và sưng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên các cơn ho. Khi ho, cơ ngực và cổ họng sẽ bị kích thích liên tục, điều này có thể khiến người bệnh bị đau.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân có thể gây ho như:

  • Hút thuốc lá: người hút thuốc lá có thể ho khan hoặc ho có đờm kèm theo cảm giác buồn nôn. Ho do hút thuốc lá có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khí phế thũng.
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: chất nhầy từ mũi có thể chảy xuống cổ họng và gây ra các cơn ho.
  • Hen suyễn: gây ra các cơn ho khò khè kèm theo nhiều chất nhầy trong cổ họng.
  • Trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản: kích thích thực quản gây ho và đau họng.
  • Viêm phế quản cấp tính: gây ho kèm theo chất nhầy, có thể kéo dài trong nhiều tuần.
  • Viêm phổi: tạo ra các cơn ho và gây nôn mửa.

Các loại ho thường gặp và cách khắc phục

1 – Ho khan

Ho khan là ho không tiết ra chất nhầy, không có đờm và ho rất nhiều. Ho khan thường là do nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh ho khan thường kéo dài trong một vài tuần sau khi cơn cúm hoặc cảm lạnh đã qua đi. Các nguyên nhân gây ho khan bao gồm:

  • Viêm thanh quản
  • Viêm họng
  • Viêm amidan
  • Viêm xoang
  • Hen suyễn
  • Dị ứng
  • Bệnh về yết hầu
  • Trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản
  • Thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển
  • Khi tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm không khí, bụi hoặc khói

Cách điều trị ho khan:

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi: Ho khan ở trẻ nhỏ thường không cần điều trị. Bạn chỉ cần đặt máy giữ ẩm không khí trong phòng ngủ để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bé bị khó thở hãy đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước hoặc cho bé ra ngoài khi không khí mát mẻ hơn.
  • Ở trẻ lớn: Đặt máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để hệ hô hấp của trẻ không bị khô. Bạn có thể dùng thuốc ho cho trẻ để làm dịu các cơn đau họng. Nếu tình trạng kéo dài hơn 3 tuần hãy nói chuyện với bác sĩ, bé có thể cần dùng thuốc kháng sinh, kháng histamine hoặc thuốc hen suyễn.
  • Người lớn: Nếu người bệnh bị ho khan mạn tính, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn ho kèm theo đau hoặc ợ nóng. Có thể người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh, kháng axit hoặc thuốc hen suyễn.

2 – Ho có đờm

ho có đờm
Ho có đờm giúp giúp cơ thể đẩy dịch nhầy ra khỏi cổ họng

Ho có đờm là tình trạng người bệnh cảm thấy bị nặng ở ngực hoặc giống như có gì đó đang kẹt trong cổ họng. Ho có đờm thường là do cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Nó có thể đến từ từ hoặc nhanh chóng và thường đi kèm các triệu chứng khác như:

  • Sổ mũi
  • Hội chứng chảy nước mũi sau
  • Mệt mỏi

Ho có đờm bao gồm:

  • Ho cấp tính có thể kéo dài dưới 3 tuần
  • Ho mạn tính kéo dài hơn 8 tuần ở người lớn và 4 tuần ở trẻ em

Nguyên nhân ho có đờm bao gồm:

  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Viêm phổi
  • Bệnh mạn tính bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính
  • Viêm phế quản cấp
  • Hen suyễn
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thông thường ho có đờm là do cảm lạnh hoặc cúm gây ra.

Điều trị ho có đờm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi: Bạn có thể nhỏ một ít nước muối để làm sạch khoang mũi của bé. Không sử dụng thuốc ho hoặc thuốc điều trị cảm lạnh cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ nhỏ: Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy dùng 1,5 muỗng cà phê mật ong 30 phút trước khi đi ngủ có thể giúp giảm ho và kích thích giấc ngủ cho trẻ trên 1 tuổi. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí vào ban đêm để hệ hô hấp của bé dễ chịu hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ho và thuốc cảm lạnh cho trẻ.
  • Người lớn: Người trưởng thành có thể sử dụng thuốc ho hoặc mật ong để làm thuyên giảm các triệu chứng. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần hãy liên lạc với bác sĩ, người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị tích cực khác.

3- Ho gà

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Đặc điểm của ho gà là ho kéo dài, chia thành từng đợt nối tiếp nhau và khó kiểm soát. Ho gà thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đau đớn, thậm chí có thể dẫn đến nôn mửa.

Khi ho gà, phổi giải phóng tất cả oxy mà nó có khiến người bệnh hít vào gây ra các cơn ho nối tiếp. Ho gà ở người lớn không phổ biến và nguy hiểm như ở trẻ em. Ho gà có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Các nguyên nhân gây ra ho gà:

  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Viêm phổi
  • Bệnh lao
  • Nghẹt thở

Cách điều trị ho gà:

  • Đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc-xin.
  • Mọi người đều có thể điều trị ho gà bằng cách sử dụng kháng sinh. Bệnh ho gà rất dễ lây, vì vậy các thành viên trong gia đình cần cẩn thận khi chăm sóc người bị ho gà. Điều trị ho gà càng sớm càng hiệu quả.

4 – Ho ra máu

ho ra máu
Ho ra máu là dấu hiệu của bệnh phổi, chấn thương bên trong hoặc do tác dụng phụ của các thủ thuật y học

Ho ra máu là tình trạng khạc ra có kèm theo một ít máu. Ho ra máu có nhiều cấp độ và có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi hoặc ung thư phổi. Thông thường, 90% các trường hợp ho ra máu là do sự phát triển của bệnh lao (nếu kèm theo sốt nhẹ, sụt cân).

Ho ra máu là một triệu chứng, không phải là một chứng bệnh. Một số nguyên nhân gây ho ra máu:

  • Chấn thương ngực
  • Tổn thương động mạch bên trong phổi
  • Xơ nang
  • Ung thư phổi
  • Có máu đông trong phổi
  • Bệnh lao.

Ngoài ra, một số thủ thuật và xét nghiệm như soi thanh quản, nội soi phế quản, cắt amidan, phẫu thuật mũi và sinh thiết đường thở cũng có thể dẫn đến ho ra máu.

Điều trị ho ra máu:

Tùy thuộc vào nguyên nhân, ho ra máu có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau.

  • Nếu ho ra máu do kích thích quá mức thì người bệnh có thể sử dụng thuốc ngậm họng không kê đơn và thuốc ức chế ho.
  • Trong trường hợp ho ra máu là triệu chứng của các bệnh lý thì người bệnh cần thực hiện một vài xét nghiệm để xác định. Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị.
  • Trong trường hợp nghiệm trọng hơn, người bệnh cần phải nhập viện điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị một vài thủ tục cầm máu và thực hiện các thủ thuật tìm kiếm nguyên nhân ho ra máu.

Ngoài ra, bỏ thuốc lá, tránh môi trường nhiều khói bụi có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc hạn chế các cơn ho ra máu.

5 – Ho dai dẳng

Sau khi cơn cảm lạnh được điều trị khỏi, người bệnh thường có một thời gian ho day dẳng sau đó. Mặc dù điều này có thể khiến bạn khó chịu, nhưng nó giúp phổi làm sạch vi trùng hoặc các tác nhân có hại. Các cơn ho có thể kéo dài hàng tháng trời và đôi khi nó là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm hơn như ung thư phổi hay hen suyễn.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ho day dẳng:

  • Hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Hen suyễn, đặc biệt là hen biến thể ho
  • Trào ngược axit đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản
  • Nhiễm trùng như viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính
  • Thuốc ức chế men chuyển điều trị huyết áp cao
  • Hút thuốc lá

Điều trị ho day dẳng:

Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

  • Trào ngược axit: Dùng thuốc để trung hòa, giảm hoặc ngăn chặn sản xuất axit bao gồm: thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamine H2.
  • Hen suyễn: Các loại thuốc điều trị hen suyễn bao gồm thuốc steroid dạng hít và thuốc giãn phế quản được bán theo toa. Thuốc điều trị hen suyễn cần được sử dụng mỗi ngày, lâu dài để ngăn chặn cơn hen suyễn tấn công.
  • Viêm phế quản mạn tính: Điều trị bằng thuốc giãn phế quản và steroid dạng hít.
  • Nhiễm trùng: Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi.
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: Sử dụng thuốc thông mũi làm khô dịch tiết. Thuốc kháng histamine và thuốc xịt mũi steroid có thể ngăn chặn sản sinh ra chất nhầy giúp giảm sưng bên trong mũi.

Khi nào cần đi bác sĩ

Nhiều cơn ho không cần đến phải đến bác sĩ. Độ nghiêm trọng phụ thuộc vào các loại ho và thời gian kéo dài của chúng cũng như tuổi tác và sức khỏe của người bệnh. Những trường hợp mắc bệnh về phổi chẳng hạn như hen cần được điều trị sớm hoặc thường xuyên hơn.

Trẻ bị ho nên đến bác sĩ khi: 

  • Ho hơn 3 tuần
  • Sốt trên 38ºC
  • Khó thở
  • Mất nước hoặc không thể nuốt thức ăn
  • Mệt mỏi, nhợt nhạt, tím tái
  • Khò khè

Người trưởng thành bị ho cần đến bác sĩ khi:

  • Ho nhiều hơn 8 tuần
  • Ho ra máu
  • Sốt cao hơn 38ºC
  • Ho dữ dội không ngừng
  • Bị trào ngược axit dạ dày hàng ngày hoặc bị ợ nóng

Đưa người bệnh đi cấp cứu khi mất ý thức, quá yếu hoặc không thể tự đứng vững.

Ho có rất nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và nguyên nhân mà có cách điều trị thích hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

10 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Giá bán, cách dùng

Thuốc trị ho khan có nhiều loại, bao gồm các thuốc được bào chế ở dạng siro, viên nén hay...

Tìm hiểu về bệnh ho do hút thuốc lá và cách điều trị

Ho do hút thuốc lá: Biện pháp khắc phục và mọi thứ bạn nên biết

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe, phổ biến...

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong đông y, lá hẹ có thể được dùng để trị chứng ho và bệnh viêm phế quản.

5 cách dùng lá hẹ chữa viêm phế quản, ho theo ông bà xưa

Viêm phế quản gây ra những đảo lộn trong cuộc sống người bệnh. Từ xưa, lá hẹ đã được dùng...

cách trị ho ngứa cổ họng

9 cách trị ho ngứa cổ họng hiệu quả ngay tại nhà

Có thể áp dụng các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà song song với việc dùng thuốc để...

Chữa ho bằng lá tía tô rất đơn giản, an toàn và hiệu quả

Cách dùng lá tía tô chữa ho không phải ai cũng biết

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây, áp dụng các bài thuốc dân gian chữa ho cũng có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.