Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,… nên có thể dùng để điều trị bệnh viêm phế quản. Ngoài cách ăn tươi sống, dân gian còn có những bài thuốc Nam chữa viêm phế quản bằng lá rau diếp cá. Hãy tham khảo một số bài thuốc ấy trong bài viết này.

Tổng quan về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị tổn thương. Bệnh nhân viêm phế quản sẽ gặp phải các triệu chứng như: ho thường xuyên, ho ra chất nhầy (đờm) và có nhiều màu khác lạ, tức ngực, thở khò khè, khó thở, mệt mỏi, uể oải, sốt, ớn lạnh,…

Rau diếp cá (giấp cá) có thể chữa được bệnh viêm phế quản.
Rau diếp cá (giấp cá) có thể chữa được bệnh viêm phế quản.

Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản là do:

  • Virus, vi khuẩn tấn công vào niêm mạc phế quản, gây bệnh.
  • Hút thuốc lá khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, viêm nhiễm tạp khuẩn, chất độc.
  • Tuổi tác: trẻ sơ sinh, người cao tuổi có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.
  • Tiếp xúc với môi trường khói bụi và ô nhiễm.
  • Bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra viêm phế quản.
  • Thời tiết lạnh, cảm lạnh gây viêm phế quản vì lúc này cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch, virus tấn công.

Bệnh viêm phế quản được chia ra làm hai loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: Niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng trong thời gian ngắn, thường diễn ra trong vài tuần thì lành bệnh;
  • Viêm phế quản mãn tính: Nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản, đường thở nối khí trong quãng thời gian vài tháng, nhiều năm. Bệnh thường dai dẳng, khó dứt điểm.
Triệu chứng của viêm phế quản: ho dai dẳng, ho có đờm, tức ngực, khó thở,...
Triệu chứng của viêm phế quản: ho dai dẳng, ho có đờm, tức ngực, khó thở,…

Bệnh viêm phế quản có thể điều trị bằng cách dùng thuốc Tây y, Đông y, kết hợp với lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý,…

Tham khảo thêm: Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Tác dụng của rau diếp cá đối với viêm phế quản

Rau diếp cá (tên khoa học: Houttuynia cordata) là một loài thực vật thân thảo, lá cây có màu xanh lục. Rau diếp cá còn có nhiều tên gọi khác như rau vẹn, rau lá giấp hoặc giấp cá, tập thái, ngư tinh thảo,…

Diếp cá thường mọc ở nơi đất ẩm ướt. Rau có vị cay, tính hơi lạnh. Diếp cá được dùng như một loại rau ăn sống trong bữa ăn của người Việt. Diếp cá còn được xem như một vị thuốc để điều trị rất nhiều bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Diếp cá có khả năng chữa được bệnh viêm phế quản nhờ những tác dụng dược lý sau:

  • Giải độc;
  • Kháng khuẩn;
  • Diệt ký sinh trùng và diệt nấm;
  • Kháng viêm;
  • Thanh nhiệt;
  • Lợi tiểu.

Diếp cá tuy có mùi tanh, khó ăn nhưng có chứa chất decanoyl-acetaldehyd, được xem như một loại kháng sinh giúp ức chế phế cầu, tụ cầu vàng, diệt khuẩn bạch hầu.

Rau diếp cá có rất nhiều công dụng như: lợi tiểu, giải độc, diệt ký sinh trùng, kháng khuẩn,...
Rau diếp cá có rất nhiều công dụng như: lợi tiểu, giải độc, diệt ký sinh trùng, kháng khuẩn,…

Chính vì những tác dụng trên, rau diếp cá trở thành một dược liệu để tạo ra những bài thuốc chữa viêm phế quản, được ông bà ta lưu truyền bao đời qua.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

1. Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá thứ nhất

Để thực hiện bài thuốc chữa ho, viêm phế quản, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

  • 20 lá diếp cá tươi;
  • Nước vo gạo.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá, sau đó để ráo nước;
  • Bước 2: Xay nhỏ rau diếp cá, đun sôi với nước vo gạo;
  • Bước 3: Chắt lấy nước cốt.

Uống nước cốt lá diếp cá nấu với nước gạo sau bữa ăn. Uống từ 2 đến 3 lần sẽ thấy thuyên giảm, khỏi hẳn. Hoặc người bệnh thường xuyên ăn rau diếp cá trong bữa ăn. Lá diếp cá sẽ tiết ra các tinh dầu, các chất kháng khuẩn lên vùng thực quản, cổ họng.

2. Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá thứ hai

Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá diếp cá tươi. Rửa lá diếp lá sạch, sau đó để ráo nước. Giã nát lá diếp cá, vắt lấy nước cốt để uống. Bệnh nhân cũng có thể uống thuốc được sắc từ lá diếp cá tươi.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.
Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Tham khảo thêm: Viêm phế quản phổi là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh?

3. Bài thuốc thứ ba

Chuẩn bị:

  • 60g lá diếp cá tươi;
  • 1 bộ phổi lợn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau và làm sạch bộ phổi lợn, để ráo nước.
  • Bước 2: Thái nhỏ phổi lợn cho vừa ăn.
  • Bước 3: Đặt nồi nước sạch lên bếp, cho phổi lợn vào. Nấu lửa riu riu cho chín. Vớt bớt bọt để không đục canh.
  • Bước 4: Cho lá diếp cá vào nồi. Nấu canh lá diếp cá với phổi lợn, nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị.

Ăn canh diếp cá khi còn ấm nóng. Ăn phổi và uống nước thuốc. Liều dùng: Cách khoảng 2 – 3 ngày, dùng món canh một lần.

Một số lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

Khi dùng rau diếp cá để trị bệnh viêm phế quản, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng điều trị viêm phế quản bằng các bài thuốc từ lá diếp cá.
  • Trước khi chế biến lá diếp cá hoặc ăn sống, người dùng cần rửa sạch.
  • Cẩn trọng trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ lá diếp cá. Công hiệu của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Các bài thuốc đông y nói chung thường phát huy tác dụng chậm, bạn nên kiên trì sử dụng. Nếu các bài thuốc từ diếp cá không mang lại hiệu quả, người dùng nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị khác.
  • Không nên lạm dụng tiêu thụ rau diếp cá. Hãy tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ hoặc chuyên viên y tế chỉ định. Dùng quá nhiều rau diếp cá có thể dẫn đến hao tổn dương khí, khí suyễn.
  • Lá diếp cá còn có thể chữa được các bệnh khác như mụn nhọt, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy, trĩ, chữa tắc sữa, tiểu rắt và buốt,… người dùng có thể thường xuyên ăn lá diếp cá để nhận được những lợi ích của cây rau.

Không thể phủ nhận công dụng của rau diếp cá đối với sức khỏe y tế nói riêng và điều trị chứng viêm phế quản nói chung. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá.

Có thể bạn quan tâm

Ho ra máu: Cần nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt

Ho ra máu là tình trạng cơn ho kèm theo máu, có xuất hiện đờm hoặc không. Đây cũng là...

Các loại ho thường gặp và biện pháp khắc phục phù hợp

Ho là một phản xạ có điều kiện nhằm giúp phổi đẩy không khí ra bên ngoài. Tuy nhiên, tình...

7 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả

7 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả – Nhanh hết ho, rát

Cách trị ho khan tại nhà với các nguyên liệu dễ tìm như củ cải trắng, tiêu đen, mật ong,...

Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng ống dẫn không khí từ khí quản vào phổi bị viêm và...

Tìm hiểu về bệnh ho mãn tính và cách điều trị

Ho dai dẳng không dứt: Nguyên nhân và cách trị

Ho dai dẳng là tình trạng ho kéo dài liên tục trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *