Bé bị ho khàn tiếng phải làm sao? Khi nào đi viện?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bé bị ho khàn tiếng là hiện tượng thường gặp khi trẻ quấy khóc, la hét quá nhiều hoặc do bé đang mắc các bệnh lý như viêm thanh quản, viêm phế quản hay trào ngược dạ dày thực quản… Triệu chứng này kéo dài không chỉ khiến bé mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe mà còn khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? Khi nào cần đưa bé tới bệnh viện điều trị? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bé bị ho khàn tiếng

Một số trẻ bị ho kèm theo tình trạng khàn tiếng, thậm chí là mất tiếng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị ho khàn tiếng, bao gồm cả các vấn đề về sức khỏe đường hô hấp, điều kiện thời tiết, môi trường sống… Cụ thể như sau:

  • Trẻ khóc hoặc la hét quá nhiều: Một số bé hay quấy khóc hoặc la hét nhiều khiến cho niêm mạc họng và dây thanh quản bị tổn thương, sưng đỏ. Điều này có thể dẫn đến các cơn ho kèm theo tình trạng khàn tiếng ở trẻ.
Bé bị ho khàn tiếng phải làm sao
Trẻ khóc nhiều có thể dẫn đến ho, khàn tiếng
  • Môi trường sống: Trẻ sống ở nơi có khí hậu lạnh hoặc thường xuyên ở trong phòng có máy lạnh cũng dễ bị nhiễm lạnh, khô đường thở dẫn đến ho, khàn tiếng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Đôi khi, ho, khàn tiếng có thể dấu cảnh báo đường hô hấp của trẻ đang bị nhiễm trùng. Thường gặp nhất là các bệnh lý như cảm cúm, hen suyễn, viêm phế quản, viêm họng, viêm thanh quản hay viêm amidan… Thủ phạm gây bệnh có thể là virus hoặc vi khuẩn. Chúng có thể khiến bé gặp các triệu chứng khác như đau họng, khó nuốt, nuốt vướng, thở khò khè hay sốt.
  • Sức đề kháng yếu: Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công vào đường hô hấp dẫn đến nhiễm trùng. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ho khàn tiếng.
  • Dùng ống trở hoặc ăn: Một số trẻ được lắp đặt ống trợ thở hoặc ống nuôi ăn khiến cho vòm họng cùng dây thanh quản bị tổn thương, kích ứng. Trẻ bị ho khàn tiếng là một hậu quả tất yếu.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Căn bệnh này chỉ tình trạng trào ngược của axit dư thừa cùng một số chất trong dạ dày lên trên thực quản. Các chất này cũng có thể gây kích ứng cho niêm mạc thanh quản và hầu họng khiến cho bé bị ho khàn tiếng. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
  • Khói thuốc lá, bụi bẩn: Trẻ hít phải nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn cũng có thể gây kích thích đường thở dẫn đến các cơn ho khan, khàn tiếng.

Bé bị ho khàn tiếng phải làm sao?

Để lựa chọn được phương pháp điều trị ho khàn tiếng phù hợp cho bé thì cần căn cứ vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Trường hợp bé bị ho khàn tiếng nhẹ, mẹ có thể cân nhắc áp dụng một số mẹo tự nhiên dưới đây để ức chế cơn ho và giúp bé khôi phục giọng nói.

1. Mẹo trị ho khàn tiếng cho bé bằng mật ong

Mật ong giàu axit amin, vitamin E cùng nhiều loại khoáng chất thiết yếu. Chúng giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng miễn dịch, đồng thời sát khuẩn, tiêu viêm, cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong đường thở của bé.

Bé bị ho khàn tiếng nên dùng mật ong
Mật ong có tác dụng sát khuẩn, giảm ho khàn tiếng cho trẻ

Ngoài ra, mật ong cũng giúp làm dịu kích ứng ở niêm mạc đường thở và dây thanh quản, kích thích tái tạo tổn thương, làm dịu cơn ho, chống khàn tiếng cho bé.

  • Cách 1: Lấy 1 thìa mật ong cho bé ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Mỗi ngày áp dụng từ 2 – 3 lần sẽ giúp trẻ bớt ho, khàn tiếng.
  • Cách 2: Lấy chanh tươi thái thành các miếng nhỏ. Sau đó thêm mật ong vào ngâm chung với chanh trong 1 tiếng. Cho bé ngậm miếng chanh ngâm mật ong trong miệng mỗi ngày vài lần giúp cải thiện triệu chứng ho, khàn tiếng ở trẻ liên quan đến các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản.
  • Cách 3: Hấp cách thủy lá hẹ chung với mật ong. Chắt nước hấp cho bé uống mỗi lần 3 – 5 ml x 2 – 3 lần/ngày.

*Lưu ý: Không áp dụng cách trị ho khàn tiếng bằng mật ong cho các bé dưới 1 tuổi.

2. Bài thuốc chữa ho khàn tiếng cho bé từ gừng tươi

Gừng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp cho trẻ em trong dân gian. Thảo dược này chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng giảm đau, chống viêm nên giúp hỗ trợ điều trị ho, khàn tiếng và những dấu hiệu khác có liên quan đến các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản hay viêm amidan.

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dịch vị, ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đồng thời giảm hiện tượng kích ứng ở dây thanh quản và niêm mạc họng của bé.

  • Cách 1: Pha trà gừng cho bé uống khi còn ấm. Mỗi ngày 2 – 3 ly nhỏ. Có thể dùng gừng tươi hoặc gừng khô để pha trà đều được. Nếu bé không thể uống trà gừng nguyên chất, hãy thêm vào một ít mật ong để giảm bớt vị cay của gừng, giúp kích thích vị giác của bé.
  • Cách 2: Gừng thái lát mỏng đem trộn chung với vài hạt muối ăn. Để khoảng 10 phút để muối ngấm vào trong gừng. Sau đó, bạn lấy từng lát gừng cho bé ngậm. Đối với trẻ lớn, bạn nên khuyến khích con nhai nát gừng và nuốt nước để đạt được hiệu quả giảm ho, chữa khàn tiếng tốt hơn.
  • Cách 3: Giã nát 1 nhánh gừng rồi đem hấp cách thủy chung với đường phèn trong 20 phút. Gạn nước cho bé uống 3 – 4 lần trong ngày.

3. Cách trị ho khàn tiếng cho bé bằng củ cải trắng

Khi bé bị ho khàn tiếng, bạn cũng có thể dùng bài thuốc từ củ cải trắng để khắc phục bệnh cho con. Y học cổ truyền ghi nhận, loại củ này có tính bình, tác động đến các kinh Phế, Vị, giúp giảm ho, tiêu đờm, sinh tân dịch và đào thải độc tố cho cơ thể. Chủ trị viêm phế quản, ho có đờm, ho ra máu, khàn tiếng và nhiều bệnh lý khác.

củ cải chữa ho khàn tiếng cho bé
Uống nước củ cải giúp chữa ho khàn tiếng cho bé hiệu quả

Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra, trong tỏi chứa thành phần Raphanin. Chất này hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của khuẩn E coli, tụ cầu, liên cầu. Đây chính là những thủ phạm thường gặp gây nhiễm trùng đường hô hấp và khiến bé bị ho khàn tiếng.

  • Cách 1: Lấy 200g củ cải trắng gọt vỏ, thái nhỏ. Bỏ nguyên liệu vừa sơ chế vào nồi nấu chung với 800ml nước. Đun sôi khoảng 15 phút. Lọc nước, để nguội bớt và cho bé uống nhiều lần trong ngày để nhanh hết ho đờm, khàn tiếng. Áp dụng cách này cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 kg củ cải, 250g gừng và 300ml mật ong nguyên chất. Củ cải và gừng sau khi bỏ vỏ, rửa sạch đem ép lấy nước cốt. Tiếp theo, đun sôi hỗn hợp nước ép rồi thêm mật ong vào, khuấy đều cho sôi trở lại là được. Để thuốc nguội, bỏ vào hũ thủy tinh và để trong ngăn mát tủ lạnh dùng 2 – 3 ngày liền. Khi bé bị ho khàn tiếng, bạn chỉ cần lấy 5ml siro pha loãng với nước ấm cho trẻ uống. Dùng ngày 2 lần trong khoảng 3 ngày, cơn ho và tình trạng khàn tiếng sẽ thuyên giảm dần.

4. Chữa ho khàn tiếng cho trẻ với quả quất ( tắc)

Quả quất không chỉ có hương thơm thanh mát mà còn cung cấp nhiều vitamin C giúp sát trùng cổ họng, làm giảm kích ứng ở thanh quản, đồng thời ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Chính vì vậy mà loại trái cây này thường được dân gian sử dụng để chữa ho, khàn tiếng cho bé.

  • Cách 1: Bạn lấy 3 – 5 quả quất xanh đem bổ làm đôi, bỏ vào trong chén. Thêm vào 2 thìa đường phèn, hấp cách thủy 30 phút. Lấy nước hấp cho bé uống, mỗi lần 1 thìa cà phê. Nếu trẻ ăn được cả xác quất thì sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
  • Cách 2: Thái quả quất thành nhiều lát mỏng, bỏ vào hũ thủy tinh ngâm trong khoảng 1 tháng. Lấy nước ngâm cho bé uống ngày 3 lần để trị ho, khàn tiếng. Mỗi lần uống khoảng 5ml.

5. Điều trị ho khàn tiếng cho bé bằng giá đỗ

Giá đỗ bản chất là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều chất đạm, canxi, calo, chất xơ và đặc biệt là vitamin C. Chúng giúp cải thiện thể trạng, giảm sưng viêm, kích ứng, xoa dịu cơn ho và giúp tổn thương trong đường thở của bé nhanh được chữa lành.

giá đỗ điều trị ho khàn tiếng cho bé
Dân gian thường sử dụng giá đỗ chữa ho khàn tiếng cho bé

Thêm vào đó, giã đỗ còn có tác dụng mát gan, tiêu độc, giải nhiệt và cải thiện nhanh tình trạng khàn tiếng cho bé.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm giá đỗ rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút
  • Bỏ giá vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn
  • Lọc bằng rây lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần cho bé uống
  • Khi dùng, bạn nên hướng dẫn bé ngậm nước giá độ trong miệng vài phút rồi nuốt từ từ từng ngụm nhỏ.

Bé bị ho khàn tiếng khi nào nên tới bệnh viện điều trị?

Trong một số trường hợp, trẻ cần được điều trị ho, khàn tiếng bằng các phương pháp y khoa. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám nay nếu không đáp ứng được với các mẹo trị bệnh tự nhiên hoặc khi bé có các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Bị ho, khàn tiếng kéo dài hoặc mất tiếng
  • Ho liên tục từng cơn không ngừng nghỉ
  • Khó thở, thở gấp, có tiếng khò khè phát ra khi thở
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, khó nuốt
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, giọng yếu ớt khi khóc

Trường hợp này sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra cổ họng phối hợp làm xét nghiệm máu, đờm để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, hầu hết các bé bị ho khàn tiếng đều được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị và chăm sóc tại nhà.

Cách chăm sóc cho trẻ bị ho khàn tiếng

  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều ở không gian yên tĩnh và cố gắng không để con bạn la hét hay khóc quá nhiều
  • Cho bé uống nhiều nước kết hợp tắm với nước ấm để làm dịu thanh quản và tình trạng kích ứng ở cổ họng.
  • Giữ ấm vùng ngực và cổ cho bé, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Thoa tinh dầu tràm hay dầu khuynh diệp ở các khu vực này cho trẻ trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng ho vào ban đêm, qua đó cải thiện tình trạng khàn tiếng cho bé.
  • Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ tiêu hóa. Bữa ăn cuối của bé nên cách thời gian đi ngủ ít nhất 2 tiếng để giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ.
  • Không nên cho bé ở trong phòng có máy điều hòa quá lâu hoặc chỉnh nhiệt độ quá thấp. Ngay cả việc đặt quạt quá gần trẻ cũng là vấn đề tối kỵ khi bé bị ho khàn tiếng.
  • Tránh để bé tiếp xúc với khói thuốc lá và các yếu tố gây kích thích đường thở khác như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi trong nhà, hương nước hoa…
  • Lắp đặt máy tạo độ ẩm phun sương để cân bằng độ ẩm cho không khí trong phòng ngủ của bé. Điều này có thể giúp niêm mạc họng và dây thanh âm không bị khô, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị cho bé bị ho khàn tiếng.

Bạn nên tham khảo thêm

Công dụng trị ho

Húng quế và công dụng trị ho có thể bạn chưa biết

Húng quế là một trong những giải pháp trị ho từ thiên nhiên hiệu quả, nhưng ít người biết đến....

7 cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và lưu ý

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện ho, sổ mũi. Tình trạng này...

9 siro ho tốt nhất hiện nay trên thị trường và cách dùng

Siro ho là các loại thuốc hay sản phẩm chứa các hoạt chất giảm ho, long đờm, sát trùng được...

Thuốc kháng sinh trị ho dùng khi nào? Điều cần biết

Khi bị ho, nhiều người lập tức đi thuốc kháng sinh về sử dụng mà không biết rằng không phải...

5 loại siro ho cho người lớn tốt nhất – Uống là khỏi

Bảo Thanh, P/H, Methorphan, Atussin, Prospan,... là những loại siro ho cho người lớn được nhiều người lựa chọn để...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.