Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh cũng như bị bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, tình trạng chán ăn là rất phổ biến. Tuy nhiên việc cung cấp dinh dưỡng ở giai đoạn này không chỉ giúp đảm bảo hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ liệt kê danh sách các thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị cảm lạnh.
Thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh
Triệu chứng ho, tắc mũi, đau họng… là triệu chứng phổ biến của bệnh cảm lạnh. Tình trạng này có thể được giảm bớt nếu người bệnh dùng các thực phẩm như sau:
1. Trà thảo mộc
Khi gặp các triệu chứng cảm lạnh thì việc giữ nước rất quan trọng. Hơi nước từ trà thảo mộc có thể làm sạch chất nhầy trong các xoang và duy trì độ ẩm nhất định trong xoang.
Lá trà có chứa nhiều hoạt chất tự nhiên như polyphenol, flavonoid, catein có khả năng kích thích hệ miễn dịch. Đặc biệt thành phần catechin có khả năng chống lại một số loại virus gây bệnh cúm.
Ngoài ra việc pha thêm một chút nghệ trong các loại đồ uống cũng là cách chống viêm, sát trùng, giảm đau họng khá tốt. Vì theo các nhà khoa học thì trong nghệ có chứa nhiều hoạt chất curcumin có thể đảm nhận được chức năng này.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng cụ thể để nêu rõ vai trò của việc dùng trà thảo mộc trong điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều bệnh nhân đã thử và thấy có nhiều dấu hiệu tích cực.
2. Mật ong
Hiện tượng đau họng khi bị cảm lạnh có thể là do nhiễm vi khuẩn. Trong khi mật ong giàu chất kháng khuẩn, kháng viêm có thể loại bỏ được bệnh nhiễm trùng. Tuy mật ong là tinh chất tự nhiên nhưng không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Theo nghiên cứu về vai trò của mật ong đối với bệnh ho cấp tính ở trẻ em được công bố vào năm 2018, các nhà khoa học đã so sánh mức độ hiệu quả của mật ong và các phương thuốc trị ho và đưa đến các kết luận. Đó là mật ong có hiệu quả hơn cả các hoạt chất diphenhydramine và salbutamol là hai hoạt chất thường được dùng trong điều trị ho. Một kết quả tương tự cũng được nêu ra khi so sánh giữa mật ong và hoạt chất dextromethorphan. Tuy nhiên đây chỉ là nhận định tạm thời và chưa được tuyên bố rộng rãi do phạm vi nghiên cứu còn hẹp.
3. Trái cây có múi, quả mọng
Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi,… có chứa nhiều flavonoid và vitamin C có khả năng giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời chống được triệu chứng sốt thường hay gặp ở bệnh nhân bị cảm lạnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì một số loại quả mọng như: dâu tây, việt quất có thể điều trị được một số virus gây bệnh cảm lạnh. Người ta vẫn hay dùng các loại nước ép, sinh tố từ các loại trái cây này để làm dịu các cơn đau họng do bệnh cảm lạnh gây ra.
4. Súp gà
Bệnh nhân bị cảm lạnh sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn khi ăn một bát súp gà. Đây là thực tế khi mà dinh dưỡng trong súp gà giúp tăng sức đề kháng rõ rệt.
Theo nhiều nghiên cứu thì trong tinh chất của súp gà có chứa hoạt chất chống viêm có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Đồng thời giúp củng cố hoạt động của hệ miễn dịch, làm những tổn thương bên trong cơ thể nhanh chóng được phục hồi.
5. Gừng
Một tách trà gừng nóng là loại thức uống mà bạn rất cần khi bị cảm lạnh. Nó có khả năng giảm nghẹt mũi và làm dịu cổ họng của bệnh. Theo một phát hiện gần đây thì tinh chất của gừng có thể ngăn chặn virus. Nhờ đó mà làm giảm rõ rệt các triệu chứng do bệnh cảm lạnh gây ra.
Tham khảo thêm: Các loại thuốc trị cảm lạnh tốt nhất – Hết hắt hơi sổ mũi
Thực phẩm nên tránh khi bị cảm lạnh
Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thì cũng có không ít thực phẩm làm cho bệnh trầm trọng hơn mà chúng ta cần phải tránh. Cụ thể như:
1. Sữa
Tuy giàu dinh dưỡng nhưng lại là nhóm thực phẩm không nên dùng nhiều khi bị cảm lạnh. Việc dùng sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm gia tăng sản xuất chất nhầy, làm cho tình trạng tắc nghẽn ở các xoang ngày càng trầm trọng hơn.
2. Thực phẩm chứa caffein
Nhóm thực phẩm này thường gây ra tình trạng mất nước, làm các xoang dễ rơi vào tình trạng khô, tắc nghẽn. Đồng thời khi nước không đủ thì việc trao đổi chất cũng bị ngưng trệ. Chính vì vậy mà chúng ta nên hạn chế dùng café cho đến khi khỏi hẳn các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
3. Đồ uống có cồn
Đối với người bình thường thì việc dùng nhóm đồ uống này đã bị hạn chế thì với người bị cảm lạnh thì mức độ hạn chế càng phải tăng lên.
Tương tự như nhóm đồ uống chứa caffein, rượu bia có khả năng làm mất nước và tăng cường phản ứng viêm, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó nhóm đồ uống này cũng tác động không tốt đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy hãy ngừng ngay việc dùng rượu bia nếu bạn muốn bệnh cảm lạnh nhanh khỏi.
Bạn nên dựa vào thông tin về các thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị cảm lạnh. Từ đó dễ dàng lựa chọn được thực đơn cho bữa ăn hàng ngày của mình. Việc kết hợp giữa phương pháp điều trị của bác sĩ và chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Bao lâu thì bệnh cảm lạnh có khả năng lây nhiễm cho người khác?
- 10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!