Trẻ bị ho khan: Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trẻ bị ho khan do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể xuất hiện vài ngày rồi khỏi, nhưng cũng có trường hợp ho khan kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho và có biện pháp điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Trẻ bị ho khan: Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ bị tác động bởi các nhân tố gây nên tình trạng ho khan

Trẻ bị ho khan là gì? Mức độ nguy hiểm?

Ho khan là tình trạng ho không có đờm nhớt hoặc có nhưng với lượng ít. Trường hợp trẻ bị ho khan khá phổ biến, do hệ hô hấp, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém nên dễ gặp phải nhiều vấn đề ở cổ họng. Nhất là khi bị vi khuẩn, virus thâm nhập vào cơ thể gây kích ứng dây thần kinh ở khu vực này.

Tình trạng ho khan là một trong những bệnh lý phổ biến của đường hô hấp. Chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài như thời tiết, môi trường sống. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, trong đó trẻ em là nhóm đối tượng bệnh nhân phổ biến nhất.

Cơn ho khan có thể xuất hiện trong vài ngày rồi khỏi. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị ho khan mãn tính có thể gây ra không ít rủi ro, đặc biệt là khi không can thiệp điều trị sớm cho trẻ. Không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, ho khan kéo dài có thể gây ra những biến chứng khó lường, nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Chẳng hạn như:

  • Mất tự chủ tiểu tiện cho cơn ho kéo dài liên tục (biến chứng tương đối hiếm gặp).
  • Gián đoạn giấc ngủ do ho khan. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi cơ thể, trẻ ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng sức khỏe, thể chất, tâm lý của trẻ.
  • Ho liên tục không khỏi gây kiệt sức, cơ thể mất năng lượng, thường xuyên đau đầu, buồn nôn, nôn, làm yếu xương, xương dễ gãy,…

    Trẻ bị ho khan là gì? Mức độ nguy hiểm?
    Ho khan kéo dài không được điều trị có thể gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe trẻ nhỏ

Bố mẹ nên can thiệp hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng ho khan ở trẻ nhỏ. Phòng tránh rủi ro cơn ho là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra rủi ro nguy hại sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Phân biệt ho khan và các dạng ho khác ở trẻ em

Trẻ bị ho có thể là ho khan, ho có đờm, ho gà,…Để điều trị, trước hết bố mẹ nên xác định con đang gặp phải dạng ho nào. Dưới đây là cách phân biệt đơn giản bố mẹ có thể tham khảo:

  • Ho khan từng cơn: Một số bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm, cảm lạnh là nguyên nhân gây ra cơn ho khan từng cơn. Trẻ có thể bị ho liên tục từng cơn, kèm theo đờm hoặc ít đờm. Ho khan cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm bệnh lý liên quan đến viêm phổi và viêm phế quản.
  • Ho có đờm: Cơn ho kèm theo đờm nhớt ở cổ họng là tình trạng thường gặp. Ho là phản ứng tự nhiên giúp trẻ tống các dị vật bên trong đường hô hấp dưới ra ngoài. Thường gặp ở những trẻ mắc bệnh viêm phế quản, hen suyễn, viêm tiểu phế quản,…
  • Ho gà: Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể lây nhiễm, là dạng bệnh nguy hiểm cho trẻ. Khi ho trẻ thường phát ra tiếng rít. Khi bệnh trở nặng, cơn ho khiến trẻ thiếu oxy, gây khó thở nguy hiểm.

Nếu nhận thấy tình trạng ho khan kéo dài, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị, tránh bệnh biến chứng gây hại sức khỏe của trẻ. Nhất là trường hợp bệnh lý cấp mãn tính về đường hô hấp nguy hiểm, đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan

Trẻ bị ho khan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cũng như tình trạng ở mỗi trẻ xác định nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những yếu tố chính:

Nguyên nhân thường gặp

Một số bệnh lý về đường hô hấp là nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan thường xuyên. Chẳng hạn như:

Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Khi mắc bệnh, ống phế quản của trẻ bị sưng, viêm và phù nề,…Tình trạng này khiến cho cơ thể xuất hiện những cơn ho khan từng cơn khó chịu. Mặc dù không phải là triệu chứng nổi bật nhất tuy nhiên đây có thể nói là triệu chứng phổ biến ở những trẻ bị bệnh hen suyễn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan 
Hen suyễn là một trong số các nguyên nhân gây ho khan ở trẻ

Trường hợp trẻ bị hen suyễn dạng ho, ho khan kéo dài có thể nói là triệu chứng điển hình mà bệnh nhi sẽ gặp phải. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm khác giúp phát hiện bệnh như trẻ thường thở khò khè, có dấu hiệu khó thở, ngực đau, tức, khó ngủ, thở ra đôi khi có tiếng rít.

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược axit dạ dày khiến cổ họng trẻ bị kích ứng. Đây là nguyên nhân gây ho phổ biến ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ho khan, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khác như ợ nóng, tức ngực, nôn trớ, viêm họng, khản giọng, quấy khóc thường xuyên ở trẻ sơ sinh, chậm lớn,…

  • Chảy dịch mũi sau

Trường hợp cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, dị ứng có thể gây kích ứng đến niêm mạc mũi. Lúc này, lượng chất nhờn sẽ được tiết ra nhiều hơn so với bình thường, chúng dễ chảy xuống phía sau cổ họng khiến trẻ bị ho. Một số triệu chứng khác kèm theo như đau họng, vướng cổ họng, khó nuốt, sổ mũi, ho nhiều về đêm.

  • Nhiễm virus gây bệnh

Các loại virus gây bệnh khiến trẻ bị cảm lạnh. Bệnh gây ra các triệu chứng ngắn hạn, sau khoảng 1-2 tuần có thể thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, cơn ho khan vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong khi những triệu chứng khác đã cải thiện.

Thường khi trẻ cảm lạnh sẽ thể hiện qua cơn ho khan, kéo dài đến gần 2 tháng sau khi phát bệnh. Đường thở trong cơ thể trẻ trở nên nhạy cảm khi bị nhiễm phải virus gây bệnh. Ngoài ho, trẻ có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi, khó thở,…ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và sự phát triển.

Các nguyên nhân khác

Những nguyên nhân này không phổ biến như những bệnh lý kể trên, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan:

  • Chất kích ứng từ môi trường

Không khí chứa rất nhiều chất có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ nhỏ và cả người lớn. Chẳng hạn như bụi bẩn, ô nhiễm, nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa,…Ngoài ra, các phân tử như sulfur dioxide, nitric oxide,…cũng có thể là tác nhân khiến đường hô hấp của trẻ bị kích ứng. Trường hợp không khí trong lành nhưng độ ẩm thấp, khô hoặc quá lạnh có thể khiến trẻ bị ho khan.

  • Tác dụng phụ của thuốc ức chế ACE

Thuốc ức chế ACE hay còn gọi là thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Một số loại như enalapril, lisinopril được dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp. Trường hợp trẻ em được chỉ định dùng thuốc có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là nguy cơ bị ho khan mãn tính.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan 
Trẻ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị bệnh có thể gây ho khan liên tục
  • Bệnh ho gà

Như đã đề cập, bệnh ho gà là dạng bệnh có thể truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp một cách nhanh chóng. Thường triệu chứng của ho gà dễ bị nhầm lẫn sang cảm lạnh giai đoạn đầu. Tuy nhiên, về sau bệnh ho gà sẽ gây ra tình trạng ho không kiểm soát. Bệnh có thể gặp ở trẻ em do hệ thống miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người bị ho gà.

  • Tràn khí màng phổi

Khí trong khoang màng phổi không thoát ra được, tồn đọng lại bên trong khiến nhu mô phổi xẹp lại hướng về phía rốn phổi. Tình trạng này gây nên triệu chứng ho khan ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải các biểu hiện bất thường khác như đau ngực, khó thở. Trường hợp không cấp cứu kịp trẻ có thể bị suy hô hấp hoặc thậm chí là tử vong.

Trường hợp ung thư phổi hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan khi nhận thấy trẻ bị ho khan kéo dài. Đây là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi. Bên cạnh đó, người bệnh lúc này có thể kèm theo các triệu chứng cấp tính khác như đau, khi ho phát ra âm thanh khác lạ, ho ra máu, khó thở tức ngực dữ dội, cân nặng sụt giảm đột ngột,…

  • Suy tim

Ngoài những nguyên nhân kể trên, suy tim cũng là bệnh lý gây nên tình trạng ho khan bất thường ở trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh không phổ biến như những nguyên nhân khác. Tuy nhiên, khi tim trẻ gặp sự cố gây ảnh hưởng đến lưu thông máu khiến bệnh nhân bị ho, đôi khi ho ra đờm trắng hoặc màu hồng nhạt như lẫn máu.

Ngoài triệu chứng ho khan, trẻ khi bị suy tim còn có các dấu hiệu bất thường khác như cơ thể mệt mỏi, người yếu, tăng nhịp tim, tim đập không đều, sưng chân, mắt cá và bàn chân, không muốn ăn, bụng chướng, phù, khó tập trung,…

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan 
Trẻ bị ho khan kèm theo các triệu chứng khác

Nếu nhận thấy trẻ bị ho khan kèm theo những triệu chứng khác, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị. Bởi, ho khan có thể khởi phát từ nguyên nhân môi trường nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây hại cho sức khỏe, đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Trẻ bị ho khan điều trị như thế nào?

Tình trạng trẻ bị ho khan thường không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nếu cơn ho không kéo dài và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Để điều trị ho cho trẻ, có thể sử dụng biện pháp can thiệp bằng thuốc Tây, áp dụng mẹo chữa dân gian và chăm sóc tại nhà. Cụ thể:

Dùng thuốc trị ho khan cho trẻ

Việc sử dụng thuốc tân dược khi trẻ bị ho khan nên thận trọng, chỉ thực hiện nếu được bác sĩ chỉ định. Bởi, thuốc Tây có dược tính mạnh, nhiều khả năng gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nếu dùng sai thuốc và không đúng liều lượng.

Bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp cho từng bệnh nhi. Một số dạng thuốc thường được dùng như:

  • Thuốc giảm ho: Tác dụng giúp ức chế cơn ho nhờ chứa các hoạt chất như pholcodin, dextromethorphan, codein,…Thuốc được bào chế dưới các dạng nến, viên ngậm, dạng lỏng hoặc siro cho phù hợp với đa dạng đối tượng người bệnh.
  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng an thần, giúp giảm ho cho trẻ về đêm, nhất là khi cơ địa mẫn cảm dễ kích ứng.
  • Thuốc xịt mũi, thuốc hít: Trường hợp trẻ bị hen suyễn có thể được chỉ định dùng các dạng thuốc corticosteroid dạng hít để điều trị cơn ho khan. Trường hợp trẻ bị chảy dịch mũi sau sẽ sử dụng dạng thuốc xịt hoặc rửa mũi để cải thiện tình trạng.
  • Thuốc trị trào ngược: Điều trị chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em, giúp giảm ho khan. Chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2 hay thuốc ức chế bơm proton,…

    Trẻ bị ho khan điều trị như thế nào?
    Sử dụng thuốc trị bệnh gây ho khan cho trẻ cần thông qua ý kiến bác sĩ

Sử dụng thuốc Đông y

Ho khan theo Đông y được xem là triệu chứng cho thấy phế âm hư. Để điều trị, thầy thuốc sẽ dựa vào nguyên tác dưỡng phế âm, bổ phế và cân bằng âm dương để ổn định cổ họng, giảm ho khan cho trẻ nhỏ. Dùng thuốc Đông y cũng là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh trong trường hợp cơn ho khan kéo dài không khỏi.

Bạn nên tìm đến các cơ sở thăm khám Đông y uy tín để tiến hành khám chữa bệnh cho trẻ. Tùy vào tình trạng của mỗi trẻ mà thầy thuốc sẽ bốc thang thuốc phù hợp. Không tự ý kết hợp thuốc Tây và Đông y, bởi nguy cơ tương tác thuốc hoặc ngộ độc cao gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Các bài thuốc Đông y thường an toàn cho trẻ nhỏ, giúp trị ho hiệu quả mà ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc sẽ đắng và khó uống, trẻ sẽ không dễ dàng uống thuốc trong thời gian dài. Đồng thời, thuốc cần thời gian để phát huy tác dụng, hiệu quả không tức thời như thuốc tân dược. Mỗi cơ địa sẽ có thời gian điều trị khác nhau, bố mẹ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Giảm ho khan cho trẻ bằng mẹo chữa dân gian

Dùng nguyên liệu thiên nhiên giúp hỗ trợ trị ho khan cho trẻ em tại nhà là một trong các phương pháp được áp dụng rộng rãi. Bạn đọc có thể tham khảo các cách như:

  • Dùng mật ong và chanh: Mật ong chứa nhiều chất kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Kết hợp với vitamin C trong chanh giúp làm sạch đường hô hấp, giảm ho cho trẻ. Bạn có thể pha một ít mật ong nguyên chất với nước ấm rồi cho vào vài giọt nước cốt chanh, khuấy đều cho trẻ uống sáng và tối để giảm ho. Không áp dụng cách làm cho trẻ dưới 1 tuổi, bởi mật ong có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.
  • Ngậm gừng muối: Gừng có tính ấm, vị cay giúp làm ấm cổ họng, giảm ho. Sử dụng cách ngậm một lát gừng và muối khi bị ngứa họng ho khan là cách làm hiệu quả, giúp trẻ cải thiện tình trạng ho khan khó chịu.
  • Ăn lê hấp đường phèn: Mẹ có thể nấu lê hấp đường phèn trị ho cho trẻ. Đây là mẹo chữa đơn giản nhưng hiệu quả khá tốt và an toàn. Theo đó, mẹ chuẩn bị một quả lê, rửa sạch, cắt mặt rồi khoét lỗ bên trong, cho vào vài viên đường phèn. Chưng cách thủy đến khi đường tan hết, lê chín mền thì lấy cho trẻ ăn mỗi ngày để trị ho.

    Trẻ bị ho khan điều trị như thế nào?
    Chữa ho khan cho trẻ nhỏ bằng mẹo chữa dân gian

Mẹo chữa dân gian an toàn lành tính cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, giống như Đông y, các biện pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên sẽ phát huy tác dụng chậm hơn tân dược. Do đó phụ huynh nên kiên trì áp dụng giúp con đẩy lùi cơn ho khan khó chịu. Đồng thời, kết hợp thăm khám y tế để theo dõi sức khỏe cho trẻ nhỏ được tốt nhất.

ĐỌC NGAY: 7 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả nhanh

Sai lầm cần tránh khi trị ho cho trẻ nhỏ

Khi thấy trẻ bị ho khan, nhiều bố mẹ lo lắng quá độ dẫn đến một số sai lầm điển hình trong điều trị. Bạn đọc nên lưu ý những vấn đề sau đây, tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ, nhất là khiến bệnh thêm nghiêm trọng:

Dùng thuốc kháng sinh tùy tiện

Nhiều người khi thấy con ho liền cho con uống thuốc kháng sinh để trị bệnh. Tuy nhiên đây có thể nói là sai lầm nguy hại sức khỏe mà bố mẹ nên tránh thực hiện. Việc dùng thuốc chỉ nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Bởi, thuốc kháng sinh trên thực tế chỉ có thể diệt được vi khuẩn, trong khi đó nguyên nhân gây ho khan có đến 85% là do virus gây nên. Đồng thời, theo nghiên cứu, trẻ tiếp xúc với vi khuẩn sớm thường có hệ miễn dịch cân bằng và trưởng thành hơn.

Do đó, việc dùng thuốc kháng sinh tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, gây mất cân bằng, thậm chí là rối loạn. Quần thể vi khuẩn trong ruột bất ổn là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch trước các tác nhân dị ứng.

Sử dụng thuốc ức chế ho tùy tiện

Thuốc ức chế ho nếu không được bác sĩ chỉ định sử dụng không nên tùy tiện cho trẻ uống. Nhất là trẻ quá nhỏ, trẻ bị hen phế quản, viêm phế quản,…Thường thuốc được chỉ định cho đối tượng ho thường xuyên về đêm ảnh hưởng giấc ngủ, gây nôn ói mệt mỏi cơ thể. Thuốc sẽ giúp làm cô đặc dịch tiết hay đờm nhớt làm tắc nghẽn đường hô hấp và tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn.

Sai lầm cần tránh khi trị ho cho trẻ nhỏ
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc nếu chưa được bác sĩ chỉ định

Cho trẻ ngừng uống thuốc khi giảm ho

Một trong những sai lầm mà nhiều ông bố bà mẹ mắc phải khi điều trị bệnh cho con đó là cho trẻ ngừng uống thuốc khi thấy triệu chứng của con mới thuyên giảm. Sử dụng thuốc cần theo đúng liệu trình mà bác sĩ hướng dẫn. Việc ngưng thuốc đột ngột có thể khiến vi khuẩn hay virus gây bệnh tiếp tục phát triển làm bệnh tái phát.

Không kiêng thực phẩm gây ho cho trẻ

Trẻ bị ho khan có thể nghiêm trọng hơn nếu phụ huynh không kiểm soát thức ăn hàng ngày cho trẻ. Cụ thể là việc không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng, thức ăn lạnh như kem, nước ngọt có ga với đá lạnh. Chúng là những yếu tố gây hại cho cổ họng của trẻ.

Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo

Khi thấy con bị ho, mẹ thường có xu hướng cho con mặc nhiều lớp áo quần để giữ ấm. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ đổ mồ hôi lạnh, chúng thấm ngược vào cơ thể khiến con nhiễm lạnh nghiêm trọng hơn. Do đó, bố mẹ nên mặc ấm cho con vừa phải, sử dụng quần áo có chất liệu mềm và thấm hút tốt.

Biện pháp phòng ngừa ho khan cho trẻ

Trẻ bị ho khan là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, bố mẹ nên chủ động phòng tránh cho trẻ, nhất là ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Dưới đây là một số vấn đề bạn đọc cần lưu ý:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc người đang bị cảm lạnh, cảm cúm, môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại,…
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi vui chơi ngoài trời vào.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, giặt mền gối, hút bụi, giặt rèm cửa,…hạn chế bụi bẩn làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ nhỏ.

    Biện pháp phòng ngừa ho khan cho trẻ
    Vệ sinh môi trường sống, không gian sống giúp bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ nhỏ
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, uống đủ nước. Đặc biệt cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên nhiều rau xanh và trái cây. Tránh cho trẻ uống và ăn nhiều đồ ngọt, nước có ga,…
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vùng đầu, cổ, lòng bàn tay, bàn chân,…
  • Đưa trẻ thăm khám y tế khi có dấu hiệu ho khan kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường khác. Điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện cho con sử dụng thuốc.

Trẻ bị ho khan do nhiều yếu tố tác động. Để điều trị, bố mẹ nên dựa vào nguyên nhân gây bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp giảm ho an toàn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Vì sao trong đờm có lẫn máu? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đờm có lẫn máu, thông thường bắt nguồn từ bệnh lý ở...

Lưu ý khi áp dụng cách trị ho cho trẻ tại nhà

10 cách trị ho cho trẻ hiệu quả – Không cần dùng thuốc

Cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc với các dược liệu có sẵn trong ngăn bếp nhà bạn,...

Học cách chữa ho bằng khế chua theo dân gian

Chữa ho bằng khế chua là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng và...

Bài thuốc chữa ho cho bé từ hành tím, mật ong và tỏi

Nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, bài thuốc chữa ho cho bé từ hành tím, mật ong và...

Thuốc kháng sinh trị ho dùng khi nào? Điều cần biết

Khi bị ho, nhiều người lập tức đi thuốc kháng sinh về sử dụng mà không biết rằng không phải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *