Ho khan kéo dài là bệnh gì? Cách trị hiệu quả
Cần cẩn trọng khi bị ho khan kéo dài, bởi tình trạng này thường liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Nếu không sớm can thiệp điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất nên theo dõi biểu hiện triệu chứng và chủ động thăm khám bác sĩ.
Ho khan là gì?
Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây hại ra bên ngoài. Đồng thời giúp làm sạch đường hô hấp. Đa phần các trường hợp, ho chính là triệu chứng đặc trưng nhất của các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Ho có nhiều loại như ho khan, ho có đờm, ho gà, ho ra máu…
Trong đó, ho khan là tình trạng ho không có đờm và không chứa dịch tiết hô hấp. Cơn ho có xu hướng kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này khiến cho vùng cổ họng bị đau rát và khó chịu, kèm theo đó là biểu hiện tức ngực.
Các triệu chứng ho khan có thể bao gồm:
- Ho không xuất hiện đờm
- Ho kéo dài khoảng 3 – 8 tuần
- Khô họng
- Cổ họng đau rát
- Thở khò khè
- Khó nuốt
Tình trạng ho khan có thể xảy ra do bị dị ứng, tiếp xúc với không khí ô nhiễm hay nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý.
Trong một số trường hợp, tình trạng ho khan có thể kéo dài dai dẳng gây ra rất nhiều phiền toái. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Các bệnh lý liên quan đến chứng ho khan kéo dài
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng ho khan xảy ra. Trong nhiều trường hợp tình trạng này có thể kéo dài hay ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây thường là ảnh hưởng của các vấn đề bệnh lý.
Các bệnh lý có thể gây ho khan kéo dài bao gồm:
1. Hen suyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là căn bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh lý này xảy ra khi đường thở bị sưng viêm, tiết dịch nhầy và co thắt khi gặp phải các yếu tố kích thích. Tình trạng này sẽ khiến cho bệnh nhân bị thiếu oxy và khó thở.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy một số loại gen trong cơ thể có liên quan đến cơ chế bệnh sinh. Do đó, bệnh lý này có yếu tố di truyền.
Ho khan kéo dài là triệu chứng tương đối đặc trưng của bệnh hen suyễn. Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác, bao gồm:
- Nặng ngực
- Cảm giác căng tức ngực
- Khó thở
- Thở khò khè
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn. Để kiểm soát tốt cần tránh các yếu tố làm bùng phát cơn hen và sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
2. Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng. Thực tế cho thấy, bệnh viêm khoang có thể khiến cho triệu chứng ho khan kéo dài và trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc hô hấp lót bên trong các xoang cạnh mũi. Tình trạng này có thể gây phù nề và tăng tiết nhầy gây tắc nghẽn xoang. Nhiễm vi khuẩn, virus được cho là nguyên nhân chính gây bệnh viêm xoang.
Các triệu chứng của bệnh viêm xoang có thể bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Giảm khứu giác
- Ho khan kéo dài
- Ho có đờm
- Nước mũi màu vàng xanh và đặc
- Chảy dịch mũi xuống họng
- Hơi thở có mùi
- Sốt
- Đau răng hàm trên
Điều trị nội khoa là phương pháp chủ động cho các trường hợp bị viêm xoang cấp tính. Bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng sinh, chống dị ứng, chống viêm và thuốc co mạch chống xuất tiết. Trường hợp điều trị nội khoa thất bại hay viêm xoang liên quan đến bất thường giải phẫu vùng mũi thì có thể cân nhắc phẫu thuật.
3. Viêm phế quản
Trong nhiều trường hợp, tình trạng ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản. Đây là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạc của ống phế quản.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phế quản là do nhiễm virus. Thêm vào đó là các yếu tố khác như hút thuốc lá, tiếp xúc với không khí ô nhiễm… có thể khiến bệnh tiến triển mãn tính. Viêm phế quản mãn tính thường khiến cho chứng ho khan kéo dài và gây ra nhiều phiền toái.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản có thể bao gồm:
- Ho khan kéo dài
- Ho có đờm
- Thở khò khè
- Tức ngực
- Khó thở
- Sốt
- Cơ thể mệt mỏi
Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc để kiểm soát nhanh chóng bệnh viêm phế quản cấp tính. Còn với tình trạng mãn tính thì cần kết hợp phục hồi chức năng. Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kết hợp các bài tập giúp dễ thở là rất cần thiết.
4. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản đề cập đến tình trạng trào từng lúc hoặc thường xuyên của acid dịch vị dạ dày lên thực quản. Bệnh lý này thường có tiến triển thầm lặng và dai dẳng kéo dài.
Acid dạ dày trào ngược lên thực quản và vòm họng gây kích thích, làm phát sinh phản ứng ho khan rất khó chịu. Trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản chuyển sang giai đoạn mãn tính thì cơn ho khan sẽ càng dai dẳng và nghiêm trọng.
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể bao gồm:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
- Buồn nôn, nôn ói
- Ho khan kéo dài
- Đau và tức ngực
- Khó nuốt
- Khản họng
- Đắng miệng, miệng có vị acid
- Tiết nhiều nước bọt
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa khi cần thiết. Cần sớm thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị cụ thể.
5. Viêm thanh quản
Khi bị ho khan kéo dài bạn cần cảnh giác với bệnh viêm thanh quản. Bệnh lý này đề cập đến tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hộp giọng nói có thể do phát ra âm thanh quá lớn, kích thích hay nhiễm trùng.
Bệnh viêm dây thanh quản có thể ảnh hưởng tới mọi đối tượng và lứa tuổi. Trong đó trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do thể trạng yếu kém và chưa có ý thức điều chỉnh giọng nói. Nếu không sớm điều trị thì rất dễ xảy ra biến chứng.
Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản có thể bao gồm:
- Khàn giọng
- Mất giọng
- Ho khan dai dẳng
- Đau họng
- Sốt nhẹ
- Thường xuyên hắng giọng
Điều trị viêm thanh quản thường bao gồm nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà và thực hiện các biện pháp cải thiện triệu chứng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định kết hợp dùng thuốc hay phẫu thuật.
6. Bệnh lý về phổi
Tổn thương ở phổi là nguyên nhân phổ biến kích hoạt các cơn ho khan kéo dài. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng sẽ rất nguy hiểm nếu không nhận được chăm sóc y tế kịp thời.
Một số bệnh lý ở phổi có liên quan đến chứng ho khan kéo dài bao gồm:
- Viêm phổi cấp tính
- Viêm phổi mãn tính
- Lao phổi
- Ung thư phổi
Đặc biệt cẩn trọng với tình trạng ho khan kèm theo máu. Hoặc có các triệu chứng khác kèm theo như sốt, sút cân nhanh, đau nhức toàn thân, tức ngực, khó thở… Bởi đây đều là những dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý về phổi.
Ho khan kéo dài có nguy hiểm không?
Ho khan kéo dài là tình trạng tuyệt đối không được chủ quan. Nhất là khi nó đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác. Bởi như đã đề cập, tình trạng này đa phần có liên quan đến rất nhiều bệnh lý.
Tùy thuộc vào bệnh lý căn nguyên mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu không sớm can thiệp điều trị thì bệnh lý nào cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Điều này trực tiếp đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tình mạnh của người bệnh.
Cách khắc phục chứng ho khan kéo dài
Như đã đề cập, ho khan kéo dài có thể là biểu hiện sinh ký bình thường của cơ thể trước tác nhân gây kích thích. Đồng thời nó cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.
Điều trị ho khan kéo dài cần xem xét yếu tố nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng. Có thể bao gồm các giải pháp khắc phục tại nhà và chăm sóc y tế. Cụ thể như sau:
1. Các giải pháp khắc phục tại nhà
Tình trạng ho khan kéo dài gây ra rất nhiều phiền toái và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt nếu các triệu chứng kích hoạt vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Lâu dần gây mệt mỏi và suy nhược.
Người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp tại nhà để hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các giải pháp được đề cập bao gồm:
+ Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp nâng cao đề kháng. Đồng thời hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe có thể gây ra chứng ho khan kéo dài. Cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Cân bằng dưỡng chất, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
- Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 2 – 2.5 lít/ ngày
- Tránh thực phẩm chứa nhiều acid
- Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng chất kích thích
- Nên dùng thức ăn loãng khi cổ họng đang bị kích ứng
+ Sử dụng gừng:
Gừng là nguyên liệu quen thuộc có thể tận dụng để hỗ trợ khắc phục chứng ho khan kéo dài. Tính ấm của gừng có tác dụng làm ấm cổ họng và làm dịu cơn ho. Ngoài ra gừng còn chứa nhiều geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol… giúp chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 nhánh nhỏ gừng tươi đem rửa sạch rồi cắt lấy vài ba lát
- Ngậm và nhai gừng trực tiếp, nuốt nước, nhả bã
- Ngoài ra có thể sử dụng gừng tươi để pha trà uống
+ Dùng mật ong:
Mật ong chứa lượng dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương trong cơ thể. Nếu bị ho khan kéo dài có thể dùng nguyên liệu này để khắc phục.
- Chuẩn bị 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Pha chung với 150ml nước ấm và uống trực tiếp
- Kiên trì dùng 3 lần/ ngày đến khi triệu chứng giảm hẳn
+ Sử dụng củ cải trắng:
Củ cải trắng có vị cay ngọt và tính bình thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho khan kéo dài. Thực tế cho thấy, đây là mẹo đơn giản có thể giúp khắc phục đáng kể các triệu chứng ho khan và ngứa cổ họng.
- Chuẩn bị khoảng 1 củ cải trắng đem rửa sạch, gọt vỏ
- Cho vào máy xay nhuyễn, thêm 1 chút mật ong vào khuấy đều
- Đem đi chưng cách thủy khoảng 15 phút
- Mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê, dùng 3 lần/ ngày
2. Điều trị y tế
Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp bị ho khan kéo dài có liên quan tới các vấn đề bệnh lý. Do đó, điều trị y tế là cần thiết để cải thiện nhanh triệu chứng và loại bỏ yếu tố nguyên nhân.
Tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị riêng. Điều trị thường là sử dụng các loại thuốc thích hợp và cân nhắc can thiệp phẫu thuật khi thật sự cần thiết.
Một số loại thuốc có thể được kê toa để khắc phục nhanh chứng ho khan kéo dài bao gồm:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống sung huyết
- Thuốc điều trị hen dạng xịt
- Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày
- Thuốc giảm ho
- Khí dung tại chỗ
Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian. Đặc biệt với các loại thuốc kháng sinh cần đảm bảo sử dụng đủ liều lượng. Trường hợp toa thuốc đáp ứng không tốt hay gây ra bất thường hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
Ho khan kéo dài là tình trạng không nên chủ quan bởi đa phần có liên quan tới các vấn đề bệnh lý. Tốt nhất nên thăm khám và nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên gia. Đồng thời kết hợp chăm sóc tốt tại nhà để hỗ trợ kiểm soát nhanh triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Có thể bạn quan tâm
- 5 cách chữa ho khan về đêm – Dứt nhanh cơn ho
- Những loại cây trị ho hiệu quả – Dân Nam dùng thuốc nam
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!