Ngứa cổ họng và ho khan phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ngứa cổ họng và ho khan là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi, hoặc khi bạn bị dị ứng, viêm phế quản, viêm amidan… Tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi và khiến bạn phải đối diện với một số biến chứng không tốt cho sức khỏe. Vậy bị ngứa cổ họng và ho khan phải làm sao cho nhanh khỏi?

Triệu chứng ngứa cổ họng và ho khan

Ngứa cổ họng và ho khan là triệu chứng thường gặp khi niêm mạc họng bị kích ứng do hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề tiềm ẩn liên quan đến đường hô hấp.

ngứa cổ họng và ho khan
Ngứa cổ họng và ho khan kéo dài khiến cho nhiều người mệt mỏi, suy giảm sức khỏe

Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên trong cổ họng khiến bạn phải ho, khạc liên tục để loại bỏ tình trạng khó chịu này. Bạn có thể bị ngứa cổ họng và ho khan ở mức độ nhẹ đến nặng tùy theo nguyên nhân và vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn bắt gặp các dấu hiệu bất thường khác kèm theo như:

  • Đau họng
  • Nóng rát trong cổ họng
  • Khó nuốt, nuốt vướng
  • Sốt
  • Hơi thở nặng nhọc
  • Mệt mỏi
  • Ngứa mũi, ngứa mắt…

Triệu chứng ngứa cổ họng và ho khan nếu chỉ xuất hiện thoáng qua thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và diễn ra từng cơn liên tục nhiều lần trong ngày sẽ khiến bạn mệt mỏi, không thể tập trung học tập, làm việc. Cần nhanh chóng xác định nguyên nhân để có hướng khắc phục cho phù hợp.

Nguyên nhân gây ngứa cổ họng và ho khan

Tình trạng ngứa cổ họng và ho khan thường xảy ra khi có các yếu tố bên ngoài tác động gây kích thích cổ họng. Bao gồm:

  • Chuyển mùa, thay đổi thời tiết một cách đột ngột khiến đường hô hấp không kịp thích ứng
  • Không khí hay môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, khói thuốc lá, bụi bẩn
  • Có thói quen uống nước đá hoặc ăn nhiều đồ lạnh
  • Làm việc hoặc ngủ trong phòng có mở máy lạnh thường xuyên
  • Nói nhiều, la hét liên tục
  • Mất nước cũng gây ho khan và ngứa ngáy cổ họng

Bên cạnh các yếu tố bên ngoài thì triệu chứng ngứa cổ họng và ho khan cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân bên trong cơ thể. Bạn có thể bắt gặp dấu hiệu này khi mắc một số bệnh lý, phổ biến nhất là các vấn đề ở đường hô hấp.

Vậy ngứa cổ họng và ho khan là bệnh gì?

Các bệnh lý có thể gây ho khan, kèm theo tình trạng ngứa ngáy trong cổ họng bao gồm:

  • Cảm lạnh: Các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus từ 1 – 3 ngày. Bệnh có thể gây ho khan, ngứa họng, nghẹt mũi, sổ mũi, mất vị giác, chảy nước mắt, sốt nhẹ…
  • Cảm cúm: Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Bệnh thường kéo dài trong 7 – 10 ngày với các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, đau mỏi toàn thân, ho khan, hắt hơi, sổ mũi, ngứa họng, đau đầu, dạ dày khó chịu, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm phổi hoặc viêm phế quản: Những căn bệnh này đều có thể gây ra các cơn ngứa họng và ho khan về đêm. Kèm theo đó, người bệnh còn bị sốt, khó thở, thở khò khè hoặc ho có đờm.
  • Viêm amidan: Khi bị nhiễm trùng, amidan hai bên cổ họng sẽ bị sưng đỏ và tiết dịch gây ngứa họng, ho khan từng cơn hoặc ho có đờm. Ngoài ra, người mắc bệnh viêm amidan còn có biểu hiện nóng sốt về chiều, nuốt vướng, chán ăn, thở khò khè, thể trạng kém, cổ họng phát ra tiếng ngáy khi ngủ.
  • Bệnh hen suyễn: Một số trường hợp bị ngứa cổ họng và ho khan do bị hen suyễn. Lúc này, lớp lót  bên trong ống phế quản bị sưng to, tiết ra nhiều dịch làm thu hẹp không gian bên trong và co thắt liên tục khiến cho người bệnh khó thở, ho khan, ngứa cổ họng. Cơn ho có khuynh hướng tăng nặng về đêm gây gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
  • Dị ứng: Một số người có cơ địa quá mẫn với các yếu tố dị nguyên nhân khói thuốc lá, phấn hoa hay lông động vật… Khi tiếp xúc với các chất này, hệ miễn dịch sẽ tiết ra nhiều kháng nguyên và giải phóng một lượng lớn histamin gây ra phản ứng sưng viêm ở đường hô hấp. Bạn có thể bị viêm mũi dị ứng, đau họng, ngứa ngáy trong cổ họng, ho khan hoặc nhiều triệu chứng khó chịu khác.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dư thừa bên trong cổ họng khi trào ngược lên thực quản có thể bị đẩy tới cổ họng. Nó khiến cho niêm mạc họng bị bỏng rát, ngứa ngáy, ho khan, khó thở, nhất là vào ban đêm khi đang nằm ngủ.
Nguyên nhân gây ngứa cổ họng và ho khan
Viêm amida là một trong những nguyên nhân gây ngứa cổ họng và ho khan

Ngứa cổ họng và ho khan có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng ngứa cổ họng và ho khan nếu kéo dài sẽ gây ra không ít tác hại như:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Mất ngủ khi bị ho, ngứa họng liên tục vào ban đêm
  • Ho nhiều dẫn đến đau họng, tổn thương dây thanh quản, buồn nôn

Trường hợp bị ngứa cổ họng và ho khan bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý, bạn còn có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng khác nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Do vậy, bạn không nên chủ quan khi gặp triệu chứng này.

Bị ngứa cổ họng và ho khan phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng ngứa cổ họng và ho khan, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

1. Điều chỉnh tư thế và thói quen ngủ

Đây là một cách đơn giản để ngăn ngừa và chống lại tình trạng ho khan, ngứa cổ họng. Mẹo tự nhiên này cho hiệu quả đặc biệt tốt đối với những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Khi nằm ngủ, bạn cần chú ý:

  • Tránh tư thế nằm ngửa khi ngủ. Tốt nhất bạn nên nằm nghiêng để cổ họng được thông thoáng, dễ thở hơn
  • Kê cao gối khi nằm ngủ cũng giúp đường đi của không khí được lưu thông, đồng thời tránh được tình trạng trào ngược axit và ứ đọng dịch nhầy trong cổ họng. Bạn có thể sử dụng gối từ 10 – 15 cm và kê gối từ vai trở lên. Lựa chọn gối có độ mềm vừa phải, không quá cứng để tránh gây ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cổ.

2. Uống nhiều nước ấm

Cơ thể bị mất nước khiến cho niêm mạc họng bị khô, kích ứng dẫn đến các cơn ho khan và cảm giác ngứa ngáy trong cổ họng. Hãy uống ngay 1 ly nước ấm ngay khi bạn gặp phải tình trạng khó chịu này.

cách chữa ngứa cổ họng và ho khan
Uống nhiều nước ấm có thể giúp xoa dịu cơn ho

Lượng nước cần thiết trong ngày cũng cần được bổ sung đều đặn. Tránh uống quá nhiều nước cùng lúc hoặc chờ khi thấy khát mới uống.

Ngoài nước ấm, bạn có thể bổ sung thêm một số chất lỏng khác thay thế. Chẳng hạn như nước canh rau hay nước hoa quả. Chúng giúp dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng ở niêm mạc họng, hỗ trợ giảm ngứa họng và ho khan, đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

3. Dùng chanh và mật ong trị ngứa cổ họng và ho khan

Sử dụng chanh và mật ong là bài thuốc dân gian chữa ngứa cổ họng và ho khan hiệu quả đang được nhiều người áp dụng. Chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C, giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể, đồng thời chữa lành tổn thương viêm ở đường hô hấp.

Mật ong cũng là một phương thuốc kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, an toàn. Nguồn dưỡng chất phong phú được tìm thấy trong thực phẩm này còn bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, chống mệt mỏi, trung hòa axit dạ dày và giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

  • Cách 1: Chanh thái lát mỏng. Bỏ vào chén ngâm với mật ong nguyên chất khoảng vài tiếng. Mỗi khi cổ họng bị ngứa hoặc ho nhiều, bạn hãy lấy một lát chanh ngậm vào trong miệng. Từ từ nuốt lấy phần nước tiết ra, giúp ức chế cơn ho và làm dịu đáng kể cảm giác khó chịu trong cổ họng.
  • Cách 2: Lấy 2 thìa nước cốt chanh pha chung với 2 thìa mật ong và 100ml nước ấm. Hãy uống hỗn hợp này mỗi ngày vào buổi sáng để làm sạch cổ họng, giảm ngứa, ức chế cơn ho.
  • Cách 3: Thái chanh tươi thành các lát mỏng. Để cả vỏ và hột đem hấp cách thủy chung với mật ong trong 20 phút. Gạn nước hấp uống 3 – 4 lần trong ngày.

Xem thêm: 6 Cách Trị Ho Bằng Mật Ong “Cực Hay” Bạn Không Nên Bỏ Qua

4. Cách chữa ngứa cổ họng và ho khan bằng gừng

Gừng với đặc tính kháng viêm tự nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng sưng viêm trong đường thở. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giảm đau, chống dị ứng, ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày thực quản. Tất cả đều góp phần ức chế cơn ho khan và làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong cổ họng của bạn.

  • Cách 1: Dùng 1 nhánh gừng tươi bằm nhuyễn. Sau đó bỏ vào ấm hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày khi còn ấm. Sử dụng 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa họng và cơn ho khan chấm dứt hẳn.
  • Cách 2: Gừng giã nát, đem hấp cách thủy chung với mật ong lấy nước uống trị ho khan, ngứa họng.
Chữa ngứa cổ họng và ho khan bằng gừng
Đặc tính kháng viêm của gừng giúp cải thiện tình trạng sưng viêm trong đường thở hiệu quả

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng

Không khí khô hành cùng với việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện như quạt, máy lạnh sẽ khiến cho cổ họng của bạn bị khô, ngứa rát và kích hoạt cơn ho khan bùng phát. Hãy cân nhắc lắp đặt một thiết bị tạo độ ẩm trong phòng để cân bằng độ ẩm trong không khí, giảm thiểu kích ứng cho đường thở, qua đó cải thiện tình trạng ngứa cổ họng và ho khan.

6. Dùng thuốc trị ngứa cổ họng và ho khan

Trong trường hợp các mẹo chữa ngứa cổ họng và ho khan không mang lại hiệu quả tốt hoặc bạn có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ ngay để được kê đơn thuốc điều trị:

  • Bị ngứa cổ họng và ho khan kéo dài trên 10 ngày
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Sốt cao từ 38 độ trở lên kéo dài quá 2 ngày
  • Ho nhiều và đau họng nghiêm trọng
  • Nổi phát ban ngoài da hoặc có các biểu hiện dị ứng nghiêm trọng khác như sưng môi, lưỡi, họng.

Tùy theo nguyên nhân gây ngứa họng và ho khan cùng các triệu chứng khác đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để điều trị cho bạn. Thông dụng nhất là thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt hay thuốc giảm ho… Hãy uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để nhanh chóng chấm dứt được các triệu chứng khó chịu.

Có thể bạn quan tâm:

Mách mẹ cách dùng hoa đu đủ đực trị ho cho trẻ

Những bài thuốc từ hoa đu đủ đực của dân gian có lẽ không mấy xa lạ trong các bài...

Người bị ho nên hay không nên ăn thịt gà?

Có không ít tranh cãi về việc người bị ho nên hay không nên ăn thịt gà? Nhiều người giữ quan...

Tìm hiểu cách chữa ho bằng cây chua me đất

Thử cách chữa ho bằng cây chua me đất ngay tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc tây, chữa ho bằng cây chua me đất cũng có thể làm giảm được đáng kể...

5 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả, an toàn

Trước những cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc tân dược, việc tìm ra cách trị ho cho trẻ...

Gợi ý 10 món ăn trị ho khan, ho có đờm hiệu quả, dễ nấu

Dùng các món ăn trị ho có đờm, ho khan thay vì dùng các loại thuốc kháng sinh không còn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *