Bệnh gút ở phụ nữ: nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Mặc dù bệnh gút (gout) là một bệnh gặp nhiều ở nam giới, nhưng không có nghĩa là phụ nữ thì không bị bệnh gút. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này ở đối tượng là chị em phụ nữ.

Bệnh gút ở phụ nữ
Bệnh gút có thể xuất hiện ở nữ giới

Tổng quan về bệnh gút ở nữ giới

Bệnh gút là một dạng bệnh viêm khớp mãn tính, hình thành do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao. Từ đó thúc đẩy quá trình kết tủa muối urat tại khớp, gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Thông thường, bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới vì nhóm đối tượng này thường xuyên duy trì những thói quen thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh lý này đã xuất hiện ở nữ giới và hiện đang có xu hướng gia tăng.

1. Nguyên nhân

Bệnh gút ở phụ nữ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Chế độ dinh dưỡng

Phái nữ có chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, thực phẩm chứa nhiều purin, đồ ăn nhanh,… có nguy cơ mắc bệnh gút cao tương đương nam giới.

Bệnh gút ở phụ nữ do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không khoa học là nguyên nhân gây bệnh gút ở phụ nữ

Các nhóm thực phẩm này làm tăng sinh purin trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sản sinh axit uric. Một số loại thực phẩm như bia rượu, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ,… lại khiến quá trình bài tiết và thanh lọc của thận bị cản trở khiến axit uric không được loại bỏ hoàn toàn.

  • Béo phì

Béo phì – thừa cân là nguyên nhân gây ra những vấn đề xấu về sức khỏe. Người béo phì có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn chuyển hóa, làm phát sinh những bệnh lý như tiểu đường, gút,…

Hơn nữa, trọng lượng cơ thể cao tạo áp lực lớn lên các khớp xương khiến xương suy yếu và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể.

  • Suy giảm estrogen

Estrogen là nội tiết tố nữ, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh lý và ngoại hình. Tuy nhiên, estrogen cũng là thành phần duy trì khả năng hoạt động của thận, giúp ổn định hàm lượng axit uric trong cơ thể.

phụ nữ có bị bệnh gút không
Suy giảm etsrogen không chỉ ảnh hưởng đến sinh lý mà còn làm mất cân bằng axit uric trong máu

Suy giảm estrogen thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Trong giai đoạn này, cơ thể nữ giới phải đối mặt với nhiều thay đổi sinh lý, đây là điều kiện thuận lợi để những vấn đề sức khỏe xuất hiện.

  • Tuổi tác

Tuổi tác cao đồng nghĩa với việc cơ thể phải đối mặt với tình trạng thoái hóa. Thoái hóa khiến các cơ quan trong cơ thể trì trệ và hoạt động với hiệu suất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gút ở phụ nữ.

Ngoài các nguyên nhân trên, phụ nữ mắc bệnh gút có thể do những nguyên nhân khác như suy thận, sỏi thận, nhiễm độc chì, di truyền,… Xác định nguyên nhân là yếu tố đầu tiên trong việc điều trị, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Hạn chế việc xác định nguyên nhân bằng cảm quan cá nhân.

2. Triệu chứng

Bệnh gút phát triển qua bốn giai đoạn, ở mỗi giai đoạn bạn sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Trong giai đoạn đầu, bệnh chưa biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng. Đến giai đoạn thứ hai, khi cơn đau gút đầu tiên xuất hiện, những triệu chứng chứng từ bệnh sẽ bắt đầu phát sinh.

  • Khớp đau đột ngột và dữ dội, có dấu hiệu sưng tấy và nóng đỏ quanh khớp. Thường xuất hiện đầu tiên ở khớp ngón chân và lan ra các khớp khác.
  • Cơn đau xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng và ban đêm.
  • Xuất hiện hạt tophi ở khớp, khớp đau dữ dội và có dấu hiệu nhiễm trùng

Thời gian kéo dài của cơn đau gút phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người. Có thể dao động từ vài ngày đến vài tuần.

3. Biến chứng

Biến chứng xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này nồng độ axit uric trong máu rất cao, xuất hiện tình trạng kết tủa muối urat tại khớp, thận, mạch máu, vành tai và các cơ quan khác.

Bệnh gút không chỉ gây biến dạng khớp, hoại tử, bại liệt mà có thể là nguyên nhân làm xuất hiện những bệnh lý khác như sỏi thận, tim mạch, huyết áp cao,… Thậm chí bệnh gút có thể đe dọa đến tính mạng và gây tử vong.

Xem thêm: Cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam quanh nhà

Cách điều trị bệnh gút ở phụ nữ

Đến nay vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu bệnh gút. Mục đích điều trị bệnh là giảm mức độ ảnh hưởng của gút, kiểm soát cơn đau và các triệu chứng.

Mặc dù có mức độ nguy hiểm nhưng gút lại là bệnh lý có tiến triển chậm. Nếu thực hiện đều đặn và nghiêm túc các phương pháp theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể ngăn chặn biến chuyển của bệnh.

1. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp gút ở giai đoạn cấp tính, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ axit uric. Một số nhóm thuốc hạ axit uric phổ biến như: Allopurinol, Colchicin, Probenecid,…

Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định thuốc chống viêm không steroid để giảm đau khi cơn đau gút cấp tính xuất hiện. Tuy nhiên những loại thuốc này đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm, bạn cần thận trọng khi sử dụng.

dùng thuốc trị bệnh gút ở phụ nữ
Thuốc hạ axit uric hoặc thuốc giảm đau thường được sử dụng trong điều trị gút

Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cụ thể để chỉ định loại thuốc phù hợp. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị gút được thực hiện khi hạt tophi xuất hiện tại khớp và có kích thước lớn. Hạt tophi không chỉ gây đau đớn mà còn đè nén lên đốt xương, gây biến dạng và phá hủy cấu trúc khớp.

Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Vì phương pháp này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khiến khả năng vận động không thể hồi phục như trước.

3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh gút. Bạn nên hạn chế những nhóm thực phẩm chứa nhiều purin để ngăn chặn quá trình sản sinh axit uric. Đồng thời nên bổ sung nhiều nước, rau xanh để tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ thận bài tiết và giải phóng hàm lượng axit uric ra khỏi cơ thể.

bệnh gút ở phụ nữ
Bổ sung nhiều nước để hỗ trợ quá trình thanh lọc và bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể

Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như lạm dụng chất kích thích, rượu bia, sử dụng thuốc lá. Nên cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh gia tăng áp lực và gây tổn thương lên hệ thống thần kinh.

Để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, bạn nên tái khám thường xuyên để theo dõi những chuyển biến từ bệnh và kịp thời khắc phục.

Bệnh gút ở phụ nữ có mức độ nặng nề như ở nam giới. Bạn cần thận trọng và nghiêm túc trong thời gian điều trị để kiểm soát những biến chứng và ảnh hưởng nặng nề có thể phát sinh. Bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị. Chúng tôi không đưa ra bất cứ lời khuyên hay định hướng y khoa thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gút có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?

Nước cam là loại đồ uống giải khát ngon miệng, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Loại đồ uống này không chỉ có tác dụng bổ sung cho...

Bệnh gút có ăn được hải sản không? (tôm, cua, mực, hàu, ốc…)

Chế độ ăn uống của người bệnh gút đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình dưỡng bệnh và...

Bệnh Gout: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, được đặc trưng bởi những cơn đau, sưng đột ngột ở...

Tất tần tật cách làm giảm nhanh cơn đau Gout kịp thời

Những cơn đau gout thường xuyên tái phát không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến...

hạt tophi là gì

Hạt tophi là gì? Tìm hiểu về hạt tophi trong bệnh gout

Khi gút chuyển sang giai đoạn cuối, khớp sẽ xuất hiện hạt tophi ở khớp. Các hạt này có kích...

bữa sáng cho người bị gout

Tự làm bữa sáng hoàn hảo cho người bị Gout

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt với...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *