Bị bệnh gút có ăn được măng không, măng nhiều purin?
Mặc dù măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Trong những ngày gần đây, rất nhiều người đang tự đặt ra câu hỏi người mắc bệnh gút có ăn măng chua hay măng tây được không, nếu không ăn được thì nên ăn gì để thay thế. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại măng
Măng là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và ích cho sức khỏe con người. Loại thực phẩm này được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: miến măng vịt, măng kho thịt, măng tây xào tỏi ớt,… Những món ăn chế biến từ măng không chỉ giúp ăn ngon miệng, tăng khẩu vị mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
Hiện nay, có khá nhiều loại măng khác nhau nhưng các loại măng đều có chứa nhiều nước, chất xơ, glucid, lipid, protid và các thành phần khoáng chất, vitamin khác. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của con người.
Một số nghiên cứu của giới Y học hiện đại cho biết, măng không chỉ được biết đến là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý cho hệ tiêu hóa. Nhờ có các thành phần đã được cập nhật trên, măng có tác dụng trị đờm, lợi tiểu, giúp làm sáng mắt cho các đối tượng sử dụng thường xuyên.
Không chỉ thế, măng còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất béo và điều hòa quá trình bài tiết. Đặc biệt, măng tươi chứa hàm lượng chất xơ rất cao, thích hợp cho các đối tượng có nhu cầu giảm cân và phòng ngừa bệnh táo bón.
Bị bệnh gút có ăn măng được không? Giải đáp thắc mắc
Tuy măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng, đặc biệt là các đối tượng đang trong chế độ kiêng cữ nghiêm ngặt.
Trong những ngày, trang thuocdantoc.vn nhận khá nhiều thắc mắc từ bạn đọc về việc người bị gút ăn măng được không. Một trong số đó là của bạn Trương Phú Trọng với nội dung như sau:
“Thưa chuyên gia! Tôi đã mắc căn bệnh gút gần được năm nay và đang trong quá trình điều trị. Tôi biết đây là căn bệnh khó trị dứt điểm nên tôi đã cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp, ngoài ra còn kết hợp sử dụng với một số loại thuốc để phòng những trường hợp bệnh trở nặng. Nhưng tôi vẫn chưa biết liệu người bị gút ăn măng được không, ăn một ít có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Mong nhận được hồi âm sớm từ chuyên gia.”
Trương Phú Trọng, 46 tuổi, Quảng Ngãi
Vấn đề người bệnh gút ăn măng được hay không không chỉ là thắc mắc không riêng gì bạn Phú Trọng mà còn gặp nhiều ở đối tượng khác. Để có câu trả lời chính xác, trước hết bạn cần biết rõ nguyên nhân gây nên bệnh gút và chế độ ăn uống của các đối tượng cần kiêng cữ như thế nào.
Gút là bệnh xương khớp do rối loạn chuyển hóa có liên quan chế độ ăn uống gây nên. Việc dung nạp cho cơ thể quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao dẫn đến dư thừa và làm gia tăng nồng độ axit uric có trong huyết tương. Khi các lượng axit uric dư thừa không được điều hòa hoặc đào thải ra bên ngoài thì các tinh thể của chúng bị lắng đọng tại các khớp gây sưng, viêm và hình thành nên bệnh gút.
Chính vì thế, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra nhiều lời khuyên cho các đối tượng mắc bệnh gút cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm hạ lượng axit uric trong máu. Đồng thời, không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý hoặc làm gia tăng mức độ nguy hiểm.
Như vừa được đề cập, măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai dùng cũng đều tốt, đặc biệt là các đối tượng đang trong quá trình kiêng cữ đặc biệt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao – nguyên nhân làm gia tăng nồng độ axit uric có trong máu, đặc biệt là măng tây. Nếu có tình ăn vào khả năng bệnh tình chuyển biến nặng là khá cao, khi đó, các cơn đau nhức càng trở nên dữ dội hơn. Chính vì thế, người bệnh gút cần nói không với các loại măng.
Bất kỳ loại măng nào như: măng tre, măng tây bao gồm cả măng tươi, măng khô hay đã qua công đoạn chế biến đều không tốt cho sức khỏe người bị gút. Nếu ăn phải dù chỉ ăn với liều lượng ít thì cũng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tốt nhất, người bệnh gút nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi danh sách các thực phẩm nên ăn.
Xem thêm: Người Bệnh Gút Có Ăn Được Lạc Không, Ăn Bao Nhiêu?
Người bị gút nên ăn gì để thay thế măng
Các chất dinh dưỡng có trong măng có thể tìm thấy nhiều ở các thực phẩm khác, đặc biệt là các loại hoa quả tươi, rau xanh. Do đó, các đối tượng hoàn toàn có thể sử dụng những thực phẩm này để thay thế cho măng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.
Một số lưu ý khi thay thế măng bằng thực phẩm khác:
- Thay vì ăn măng, người bệnh gút nên ăn nhiều rau xanh, củ quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin D,… Những thực phẩm có chứa hàm lượng này đều có công dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh gút gây ra;
- Bổ sung cho cơ thể các loại trái cây tươi như: anh đào, việt quất, dưa hấu, chuối,… Đây đều là những loại hoa quả rất tốt cho người mắc bệnh gút nhưng chỉ nên ăn với liều lượng vừa đủ;
- Uống nhiều nước để cải thiện hoạt động đào thải các chất độc hại ở gan và thận. Có thể bổ sung cho cơ thể các loại nước ép từ củ quả, trái cây. Điều này không chỉ bổ sung cho cơ thể lượng nước mà còn cung cấp nhiều thành phần vi lượng và vitamin khác. Tuy nhiên, không nên lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều hàm lượng purin như: cam, quýt, chanh,…;
- Uống sữa và các chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua, sữa tách béo,… nhưng chỉ được dùng với liều lượng vừa đủ và sản phẩm sử dụng phải phù hợp với tình trạng sức khỏe;
- Người bị gút nên cân bằng tỷ lệ giữa độ đạm và tinh bột.
Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi người bị bệnh gút có ăn được măng (măng chua, măng tây,…) hay không. Câu trả lời là không được ăn nhưng có thể thay thế bằng các thực phẩm có hàm lượng purin thấp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh gút cũng cần nên biết cần kiêng cữ những gì trong thời gian mắc bệnh gút.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh gút có được ăn trứng không? (gà, vịt, cút…)
- Gợi ý thực đơn tốt cho người bị Axit Uric cao từ chuyên gia dinh dưỡng
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!