Celecoxib là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Celecoxib thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc được sử dụng để cải thiện cơn đau do viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên,…

celecoxib là thuốc gì
Celecoxib được sử dụng để cải thiện cơn đau do viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên

  • Tên thuốc: Celecoxib
  • Phân nhóm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang cứng, viên nang, viên nén bao phim

Những thông tin cần biết về thuốc Celecoxib

1. Cơ chế hoạt động

Celecoxib thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid tác động vào COX-2. COX-2 là enzyme sản sinh prosgtaglandin – thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm.

Khác với COX-1, COX-2 có mặt trong toàn bộ cơ thể. Khi ức chế COX-2, phản ứng viêm được cải thiện những không gây tổn thương lên dạ dày, mạch máu và thận như các loại NSAID khác.

Chính vì vậy, Celecoxib ít gây xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và không cản trở quá trình đông máu.

2. Chỉ định

Thuốc Celecoxib được chỉ định trong các trường hợp sau:

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Celecoxib chống chỉ định với các loại thuốc sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với Celecoxib và các thành phần trong thuốc
  • Tiền sử hen suyễn, nổi mề đay và phản ứng dị ứng khi sử dụng các NSAID khác
  • Loét dạ dày – tá tràng tiến triển
  • Thai phụ 3 tháng cuối thai kì

Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng Celecoxib, bạn nên trình bày với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe trước khi dùng thuốc.

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng Celecoxib, bác sĩ có thể thay thế bằng một loại thuốc khác.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang cứng, viên nang, viên nén bao phim
  • Hàm lượng:  50 mg,100 mg, 200 mg, 400 mg

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều.

thuốc celecoxib 200mg
Uống thuốc trực tiếp với nước lọc

Cách dùng:

  • Uống thuốc trực tiếp với nước lọc
  • Không nằm xuống trong 10 phút sau khi uống thuốc

Không sử dụng thuốc với các loại thức uống khác (sữa, nước ngọt và nước ép). Những thức uống này có thể làm giảm mức độ hấp thu thuốc và ảnh hưởng đến tác dụng điều trị.

Nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Thay đổi cách dùng (nghiền, bẻ hay hòa tan thuốc) có thể làm tăng hoạt động của thuốc và khiến các triệu chứng không mong muốn phát sinh.

Liều dùng:

Liều dùng phụ thuộc vào mục đích điều trị, triệu chứng cụ thể, độ tuổi và tình trạng bệnh của từng trường hợp. Vì vậy, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!

Liều dùng thông thường để giảm cơn đau cấp tính

  • Khởi đầu: Dùng 400mg/ lần – chỉ dùng một liều duy nhất
  • Duy trì: Dùng 200mg/ 2 lần/ ngày (nếu cần thiết)

Liều dùng thông thường để làm giảm cơn đau bụng kinh

  • Khởi đầu: Dùng 400mg/ lần – chỉ dùng một liều duy nhất
  • Duy trì: Dùng 200mg/ 2 lần/ ngày (nếu cần thiết)

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm xương khớp

  • Dùng 200mg/ lần/ ngày
  • Hoặc dùng 100mg/ 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Dùng 200mg/ lần/ ngày
  • Hoặc dùng 100mg/ 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp

  • Dùng 200mg/ lần/ ngày
  • Hoặc dùng 100mg/ 2 lần/ ngày

Sau 6 tuần điều trị nhưng không nhận thấy kết quả, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân viêm cột sống dính khớp thử nghiệm một liều duy nhất (400mg/ ngày). Nếu nhận thấy không đáp ứng, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn điều trị thay thế.

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp dạng thấp vị thành niên (Dùng cho trẻ trên 2 tuổi)

  • Từ 10 – 25kg: Dùng 50mg/ 2 lần/ ngày
  • Trên 25kg: Dùng 100mg/ 2 lần/ ngày

Nếu liều dùng thông thường không đáp ứng được cơn đau và các triệu chứng khác, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều và tần suất sử dụng.

Phụ huynh cần theo sát quá trình dùng thuốc để hạn chế tình trạng trẻ dùng quá hoặc thiếu liều.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Trao đổi với dược sĩ hoặc tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc hết hạn và ẩm mốc.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Celecoxib

1. Thận trọng

Sử dụng rượu và đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bằng Celecoxib có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường hay hút thuốc lá có nguy cơ đau tim, đột quỵ khi sử dụng Celecoxib.

thuốc celecoxib 200mg
Người có tiền sử bệnh tim, đột quỵ,… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Sử dụng liều dùng thông thường có thể gây tổn thương lên cơ quan này.

Người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với hoạt chất trong thuốc. Trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều ở bệnh nhân trên 65 tuổi.

Trẻ em bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên có nguy cơ chảy máu do sử dụng Celecoxib. Khi nhận thấy trẻ có triệu chứng như bầm tím, xanh da, đột ngột chảy máu ở các ngón tay, ngón chân, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Thuốc có thể gây sẩy thai và dị tật ở thai nhi, do đó phụ nữ mang thai không được khuyến khích sử dụng loại thuốc này.

Celecoxib có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ có thể yêu cầu ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Celecoxib có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Ho
  • Sốt
  • Phát ban
  • Viêm họng
  • Sưng mặt, ngón tay, bàn chân

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Tăng trưởng bất thường ở ngực
  • Đau cánh tay, lưng và hàm
  • Phân có màu đen
  • Mắt mờ
  • Nóng rát ở ngực
  • Khó chịu và đau dạ dày
  • Châm chích ở da
  • Ngứa ran, tê và đau ở tay, cánh tay hoặc bàn chân
  • Đau ngực
  • Tức ngực
  • Ớn lạnh
  • Chuột rút
  • Tiêu chảy
  • Khô miệng
  • Đau tai
  • Rối loạn nhịp tim
  • Ợ nóng
  • Chảy máu bất thường
  • Huyết áp cao
  • Tiểu nhiều
  • Ăn mất ngon
  • Da nhợt nhạt
  • Đổ mồ hôi
  • Sụt cân bất thường
  • Tăng cân bất thường
  • Nôn mửa

Khi phát sinh tác dụng phụ, bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ. Với những triệu chứng nhẹ, tình trạng sẽ thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên với các triệu chứng nặng nề, bác sĩ có thể bạn điều trị để khắc phục.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị tác dụng ngoại ý của Celecoxib.

3. Tương tác thuốc

Tương tác là hiện tượng Celecoxib phản ứng với các thành phần trong những loại thuốc điều trị khác. Phản ứng này khiến thuốc thay đổi hoạt động, làm giảm tác dụng điều trị hoặc khiến các triệu chứng nghiêm trọng phát sinh.

celecoxib là thuốc gì
Tương tác khiến thuốc thay đổi hoạt động, làm giảm tác dụng điều trị hoặc khiến các triệu chứng nghiêm trọng phát sinh

Celecoxib có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu Dabigatran, Enoxaparin, Warfarin: Dùng kết hợp với Celecoxib có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • NSAID khác: Dùng cùng với Celecoxib làm tăng nguy cơ quá liều và gây ảnh hưởng đến thận, dạ dày,…
  • Benadryl
  • Codein
  • Digoxin
  • Dầu cá
  • Hydrochlorothiazide
  • Lithium
  • Morphin
  • Nexium
  • Omeprazole
  • Tramadol
  • Vitamin C
  • Vitamin B12
  • Vitamin D3

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Celecoxib. Do đó bạn cần chủ động trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng (Thuốc tiêm, thuốc uống, vitamin và thảo dược).

Nếu nhận thấy có tương tác, bác sĩ sẽ xử lý để phòng ngừa hiện tượng này.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu một liều, bạn cần bổ sung ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi để bù liều.

Nếu dùng thuốc quá liều, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Khát nước liên tục
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Giảm lượng nước tiểu đột ngột
  • Khó khăn khi hô hấp

Ngay khi các triệu chứng này phát sinh, cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Quá liều Celecoxib không được xử lý có thể gây tổn thương thận và chảy máu dạ dày.

5. Nên ngưng thuốc khi nào ?

Việc ngưng dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần chủ động ngưng thuốc để hạn chế các rủi ro.

Cần ngưng thuốc khi phát sinh những triệu chứng sau:

  • Phân có máu
  • Đau bụng dai dẳng
  • Nôn mửa giống bã cà phê
  • Đổ mồ hôi bất thường
  • Khó thở
  • Yếu một bên cơ thể
  • Nói chậm
  • Thay đổi thị lực đột ngột

Sau khi ngưng dùng thuốc celecoxib, cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *