Ý nghĩa của chỉ số Acid Uric trong xét nghiệm máu

Chỉ số Acid Uric trong máu phản ánh những vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Dựa vào chỉ số này bác sĩ sẽ xác định đúng vấn đề bạn gặp phải và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu
Ý nghĩa của chỉ số Acid Uric trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của chỉ số acid uric

Thông thường, nồng độ acid uric trung bình ở nam giới không vượt quá 7 mg/dl và ở nữ giới là 6 mg/dl. Tùy vào mức độ chênh lệch giữa chỉ số acid uric trong máu và chỉ số acid uric cân bằng mà bác sĩ sẽ xác định đúng vấn đề sức khỏe và có hướng khắc phục hợp lý.

  • Chỉ số acid uric trên 6 – 7 mg/dl

Đây được xem là chỉ số acid uric bình thường. So với mức acid uric cho phép ở nữ giới, chỉ số này cao hơn tuy nhiên mức chênh lệch không quá lớn. Hơn nữa ở nữ giới, tình trạng acid uric không có những chuyển biến phức tạp như ở nam giới. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thiết lập chế độ dinh dưỡng nhằm giúp bạn cân bằng chỉ số này.

  • Chỉ số acid uric trên 7 mg/dl – 10 mg/dl

Chỉ số acid uric bắt đầu có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên trong giai đoạn này, cơ thể chưa phát sinh triệu chứng nên được gọi là chứng tăng acid uric không triệu chứng. Nếu không khắc phục ngay ở giai đoạn này, các bệnh lý do acid uric tăng cao có thể xuất hiện.

  • Chỉ số acid uric trên 12 mg/dl

Nồng độ acid uric đã bắt đầu tăng cao và có nguy cơ phát sinh cơn đau gút cấp đầu tiên. Bạn có thể nhận thấy khớp (phổ biến nhất là khớp ngón chân cái) sưng viêm, sờ vào nhận thấy bề mặt da nóng rát. Không chỉ đau nhức tại khớp, tình trạng này mà còn gây khó khăn cho người bệnh khi vận động và di chuyển.

Nếu nồng độ acid uric trên 12 mg/dl bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hạ acid uric để cải thiện tình trạng này. Thuốc hạ acid uric có 3 nhóm chính: thuốc tăng thải acid uric qua thận, ức chế tổng hợp acid uric và thuốc phân hủy acid uric.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tương đối vì phần lớn các vấn đề sức khỏe phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Chỉ số acid uric không phản ánh toàn bộ các vấn đề này. Bạn nên chủ động thăm khám định kỳ để kiểm soát nồng độ acid uric và khắc phục ngay khi chúng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ.

Lưu ý: Khi xét nghiệm acid uric trong máu, bạn nên nhịn ăn trong vòng 4 – 8 giờ và tránh các đồ uống có cồn. Ngoài ra nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric trong máu, bạn nên chủ động nói với bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe chính xác nhất.

Xem thêm: Các nguyên nhân khiến lượng Acid Uric trong máu tăng cao

Tăng acid uric trong máu khi nào cần điều trị

Trong trường hợp tăng acid máu đi kèm các triệu chứng cụ thể, bạn bắt buộc phải tiến hành điều trị. Các trường hợp còn lại bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy vào chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu.

1. Chỉ số acid uric từ 7 – 9 mg/dl

Đối với bệnh nhân tăng acid uric không triệu chứng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm axit uric bằng chế độ dinh dưỡng.

  • Loại bỏ tất cả nhóm thực phẩm chứa nhiều purin khiến quá trình tổng hợp acid uric bị thúc đẩy, bao gồm: thịt, nội tạng, hải sản, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ,… Đây là yếu tố bắt buộc vì nhóm thực phẩm này ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ acid uric.
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Cồn và các thành phần kích thích có khả năng cạnh tranh đào thải khiến acid uric có nguy cơ tồn đọng trong cơ thể.
  • Hạn chế dùng nước ngọt có gas – đồ uống này chứa nhiều đường và làm thay đổi độ pH trong thận, gia tăng áp lực khiến thận phải hoạt động để đào thải đường và cân bằng nội môi. Vì vậy quá trình giải phóng acid uric qua đường niệu bị giới hạn khiến nồng độ có nguy cơ tăng cao hơn.
ý nghĩa chỉ số acid uric
Bổ sung rau xanh nhằm tăng khả năng đào thải của thận
  • Bổ sung rau xanh, trái cây và nước để tăng khả năng bài tiết của thận và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tập trung vào những loại rau, trái cây có khả năng thúc đẩy bài tiết cao.
  • Chú ý trong chế biến món ăn, hạn chế chế biến món ăn nhiều dầu, nhiều gia vị khiến dưỡng chất bị biến đổi và khó hấp thu. Bệnh nhân gút nên dùng món ăn luộc hoặc hấp để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và không gây tác động tiêu cực đến chỉ số acid uric.

Nếu trong thời gian thực hiện giảm acid uric bằng chế độ dinh dưỡng nhưng cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm và chỉ định phương pháp khắc phục.

2. Chỉ số acid uric trên 12 mg/l

Nếu chỉ số acid uric trên 12 mg/l, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hạ acid uric vì lúc này chế độ dinh dưỡng không thể đưa thành phần này về mức cân bằng.

Tùy vào triệu chứng cụ thể, tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị, viên uống bổ sung, thảo dược,… hãy trình bày với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế loại thuốc khác.

xét nghiệm axit uric máu
Nếu chỉ số acid uric quá cao, bạn sẽ được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp

Các loại thuốc thường được sử dụng để hạ acid uric trong máu như:

  • Allopurinol: là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Allopurinol ức chế men xanthin oxydase để giảm sự tổng hợp acid uric. Thuốc không có tác dụng giảm đau nên thường được dùng kèm theo những loại thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị.
  • Colchicine: có tác dụng giảm sưng viêm và giảm sự lắng đọng của muối urat tại khớp. Thuốc được sử dụng để điều trị cơn đau gút cấp tính.

Ngoài việc sử dụng thuốc hạ acid uric, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid hoặc aspirin trong trường hợp xuất hiện cơn đau ở khớp. Các loại thuốc này đều gây ra những tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách. Bạn cần thận trọng khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả của thuốc và giảm thiểu những trường hợp không mong muốn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như bệnh nhân ung thư tăng acid uric do hóa trị hay xạ trị, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dù chỉ số acid uric chưa quá cao. Để được chỉ định phương pháp phù hợp nhất, bạn nên thăm khám đều đặn và luôn chủ động trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi quyết định trong quá trình điều trị đều phải thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

hạt tophi là gì

Hạt tophi là gì? Tìm hiểu về hạt tophi trong bệnh gout

Khi gút chuyển sang giai đoạn cuối, khớp sẽ xuất hiện hạt tophi ở khớp. Các hạt này có kích...

Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình...

Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Nhiều người cho rằng, cần kiêng cữ thịt gà khi mắc bệnh gút bởi gà có chứa nhiều chất đạm....

yoga trị bệnh gout

5 bài tập Yoga hỗ trợ và điều trị bệnh Gout

Yoga là bộ môn đòi hỏi người thực hiện phải kết hợp những động tác vật lý cùng với việc...

gút có nên đi bộ

Người bị bệnh Gút có nên đi bộ không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thể thao có thể làm giảm bớt các triệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *