Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhiều người cho rằng, cần kiêng cữ thịt gà khi mắc bệnh gút bởi gà có chứa nhiều chất đạm. Ở một số ít khác lại cho rằng thịt gà là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh gút. Vậy, đâu là quan niệm đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải mã thắc mắc này.

bị bệnh gút ăn thịt gà được không?
Giải đáp thắc mắc: “Người bị gút ăn thịt gà được không? Nếu được thì nên ăn như thế nào để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe?”

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt gà

Thịt gà là thực phẩm quá đỗi quen thuộc và là món ăn được nhiều người yêu thích như: gà kho, gà chiên, gà cà ri, lagu,… Mặc dù được chế biến thành nhiều món ăn khác ăn nhưng ít ai biết được những giá trị dinh dưỡng có trong thịt gà và những lợi ích đối với sức khỏe.

Một số báo cáo gần đây cho biết, trong thịt gà có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như: chất béo, canxi, photpho, sắt, chất đạm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin PP cùng với các axit amin khác.

Với những thành phần dinh dưỡng trên, thịt gà mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Điển hình như: tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng cơ bắp, tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện hệ miễn mạch, tốt cho tim mạch và nhiều lợi ích khác.

giá trị dinh dưỡng của thịt gà
Thịt là có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người

Bị bệnh gút có ăn thịt gà được không? – Giải đáp thắc mắc

Về bản chất, thịt gà là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích về mặt sức khỏe. Nhưng vấn đề đang được nhiều người quan tâm và đi tìm câu trả lời là người mắc bệnh gút có nên ăn thịt gà hay không.

Ở một số bài nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân gây nên bệnh gút là do sự tích tụ của các tinh thể axit uric có trong máu lắng đọng tại các khớp và gây ra tình trạng đau. Cơ chế nồng độ axit uric tăng là do chế độ ăn uống không hợp lý, người bệnh dung nạp cho cơ thể quá nhiều thực phẩm có chứa nhân purin.

Thịt gà vẫn có chứa hàm lượng purin nhưng ở mức thấp. Do đó, người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng nhưng chỉ được ăn với liều lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều thịt gà trong quá trình điều trị bệnh lý. Điều này vừa có tác dụng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng vừa giúp ngăn ngừa sự gia tăng nồng độ axit uric có trong máu.

Ngoài ra, thịt gà còn mang lại nhiều tác dụng khác đối với người mắc bệnh gút, như:

  • Cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết như các loại khoáng chất, vitamin, acid amin,…;
  • Hàm lượng protein có trong thịt gà có tác dụng chống lại tình trạng viêm khớp, loãng xương khi mắc bệnh gút;
  • Thành phần Selenium có trong thịt gà tương đối lớn. Hoạt chất này đóng vai trò khá quan trọng trong việc chuyển hóa của cơ quan hệ bài tiết ở thận và gan. Đồng thời, hoạt chất Selenium còn có tác dụng giảm nồng độ axit uric có trong máu;
  • Các thành phần khoáng chất và photpho có trong thịt gà giúp tăng sức khỏe của xương khớp và tăng khả năng hoạt động của hệ bài tiết;
  • Thịt gà có chứa nhiều axit amin giúp kiểm soát chất homocysteine – đây là một dẫn xuất gây nên bệnh tim mạch, từ đó giúp bảo vệ hệ tim mạch, chống đau tim, rối loạn nhịp tim và đột quỵ.
người bị gút ăn thịt gà được không?
Người bị gút hoàn toàn có thể ăn thịt gà nhưng chỉ được ăn với liều lượng vừa phải, tráng ăn quá nhiều

Bên cạnh đó, ở mỗi cách chế biến ở từng bộ phận thịt gà khác nhau sẽ có hàm lượng purin khác nhau. Cụ thể hơn:

  • Thịt gà da: 175 mg/ 100g;
  • Thịt gà kho, rang: 115mg/ 100g;
  • Thịt gà luộc: 159 mg/ 100g;
  • Chân gà: 110 mg/ 100g;
  • Ức gà: 175mg/ 100g.

Tham khảo thêmBệnh gút có ăn được thịt đỏ không? (bò, heo, dê, ngựa…)

Điều chỉnh chế độ ăn thịt gà cho người bị bệnh gút

Như đã nói trên, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn thịt gà nhưng cần phải biết nên ăn và không nên ăn bộ phận nào của thịt gà để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gút. Bên cạnh đó cũng cần nên biết ăn bao nhiêu thịt gà mỗi ngày là đủ.

# Người bị gút nên ăn bộ phận nào của thịt gà?

Mỗi bộ phận của thịt gà đều chứa thành phần purin khá lớn và không tốt cho người bị bệnh gút. Do đó, cần thận trọng khi lựa chọn và sử dụng thịt gà.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, các đối tượng bị gút nên loại bỏ phần da và nội tạng của gà. Chỉ nên sử dụng phần ức và chân gà, bởi bộ phận này có chứa thành phần purin tương đối thấp và không gây hại cho sức khỏe người bệnh.

người bị bệnh gút nên ăn thịt gà như thế nào?
Người bị gút nên ăn phần ức gà đã được cắt bỏ phần da

Xem thêm: Những cách làm giảm lượng Axit Uric trong máu cho người bị Gout

# Cách chế biến thịt gà phù hợp với sức khỏe người bị gút

Cách chế biến thịt gà tốt nhất cho người bị bệnh gút là luộc và hấp. Tốt hơn nếu kết hợp cùng với một số rau củ có chứa nhiều chất xơ. Điều này không chỉ tránh sự nhàm chán khi ăn mà còn giúp tăng khẩu vị.

Đồng thời, hạn chế sử dụng thịt gà chiên hoặc rán với nhiều dầu mỡ. Bởi lượng dầu mỡ quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến việc đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể hoặc làm suy giảm chức năng của thận.

# Người bị gút nên ăn bao nhiêu thịt gà là đủ?

Đối với người bệnh gút, liều lượng sử dụng thực phẩm đóng vai trò khác quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu. Thịt gà cũng không phải là thực phẩm ngoại lệ.

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyên các đối tượng bị bệnh gút nên sử dụng mỗi ngày 150gram và lên luân phiên thay đổi trong khâu chế biến để tránh sự nhàm chán. Bởi không phải thực phẩm nào sử dụng nhiều là tốt cho sức khỏe. Việc ăn quá nhiều thịt gà cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp của người bệnh gút.

Những lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bị gút

Ngoài việc lựa chọn phần thịt gà sử dụng phù hợp hay ăn đủ lượng, người bị bệnh gút cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Nước luộc gà và phần nội tạng của gà là những phần mà người bệnh gút không được sử dụng;
  • Hạn chế sử dụng gà rán, gà chiên hay nướng. Bởi cách chế biến này chứa nhiều dầu mỡ hoặc làm gia tăng hàm lượng purin, không tốt cho các đối tượng bị bệnh gút;
  • Nên sử dụng thịt gà kèm với rau xanh để tránh sự nhàm chán, tăng khẩu vị cũng như cung cấp cho cơ thể thêm nhiều dưỡng chất khác. Tốt nhất là nên bổ sung các loại rau chứa nhiều chất xơ, bởi dưỡng chất này có tác dụng trung hòa lượng purin khi sử dụng thịt gà;
  • Tuyệt đối không sử dụng thịt gà kèm với các thực phẩm chứa nhiều chất purin. Việc dung nạp một lúc quá nhiều các thực phẩm nhiều purin có thể gây ra nhiều sự đau đớn ở các xương khớp. Đặc biệt, còn làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gout.
những lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bị gút
Người bị gút cần hạn chế sử dụng thịt gà chiên hoặc rán

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị bệnh gút có ăn thịt gà được không cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Ngoài việc bổ sung gà vào thực đơn trong tuần, các đối tượng bị bệnh gút cũng nên chú trọng điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp bằng cách không sử dụng các thực phẩm có hàm lượng purin cao. Đồng thời, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, vận động cơ thể phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

bệnh gout tái phát

Cách phòng ngừa và hạn chế bệnh gout tái phát

Gout là bệnh lý không thể chữa trị hoàn toàn, mục đích của việc điều trị là giảm thiểu mức...

Bị bệnh gút có ăn được măng không, măng nhiều purin?

Mặc dù măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng....

xét nghiệm bệnh gout

Trước khi đi xét nghiệm bệnh Gout phải biết những điều này

Gout (gút) là bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp ở nam giới. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ...

Bệnh gút có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Những bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp đều khó chữa khỏi hoàn toàn, tỷ lệ thành công chỉ...

Người bị bệnh Gout không được ăn những loại cá này

Theo các bác sĩ xương khớp, người bị bệnh Gout nên tránh xa các loại cá có cơ thịt đỏ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *