Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là một trong những tổn thương da phổ biến. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ địa đối xứng, Rosacea (chứng đỏ mặt) hay bệnh vẩy nến.

mẩn ngứa đối xứng
Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là triệu chứng của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là tình trạng xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy có đặc điểm đối xứng với nhau. Triệu chứng này khá phổ biến và có thể gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau. Để có hướng xử lý phù hợp, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng mẩn ngứa đối xứng.

Dưới đây là những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng này trên da.

1. Hăm tã

Hăm tã là tình trạng phát ban da do ma sát với tã lót. Khi dùng tã lót, vùng da có thể ma sát với bề mặt tã, hình thành tổn thương, nổi mẩn ngứa có xu hướng đối xứng.

mẩn ngứa đối xứng
Hăm tã gây tổn thương da và nổi mẩn ngứa có xu hướng đối xứng

Ngoài ra, hăm tã cũng có thể phát sinh nếu bạn không thay tã thường xuyên cho trẻ. Độ ẩm tại vùng da tăng cao khiến lỗ chân lông bít tắc, ứ đọng dầu thừa trong cấu trúc và phát sinh các mẩn ngứa.

Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Mặc dù tổn thương da này ít khi gây hại và để lại biến chứng, tuy nhiên nếu không can thiệp, da có thể ngứa ngáy dữ dội và bị nhiễm trùng.

2. Viêm da cơ địa đối xứng

Viêm da cơ địa đối xứng là một dạng tổn thương da đặc trưng bởi sự đối xứng của các biểu hiện lâm sàng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và thuyên giảm dần khi trẻ lớn lên.

Mặc dù bệnh chỉ gây tổn thương trên bề mặt da nhưng nếu không tiến hành điều trị, triệu chứng có thể bùng phát, gây ngứa cả ngày lẫn đêm. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và đời sống sinh hoạt của trẻ.

3. Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)

Rosacea (chứng đỏ mặt) là một dạng tổn thương da khu trú ở mặt. Bệnh gây ra tình trạng da đỏ, nổi mẩn ngứa, mụn mủ đối xứng ở hai bên cánh mũi và má. Triệu chứng của bệnh cũng có thể phát sinh ở cằm và trán.

Nếu không tiến hành điều trị, bệnh Rosacea có thể lan rộng xuống cổ và ngực. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, người mắc hội chứng đỏ mặt có thể cảm nhận được triệu chứng nóng rát, châm chích và kích ứng ở mắt.

4. Bệnh chàm sữa

Chàm sữa là một dạng chàm xuất hiện chủ yếu ở trẻ trong độ tuổi bú mẹ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm phát ban, đỏ da, nổi mẩn ngứa, sần sùi,… có xu hướng mọc đối xứng ở hai bên má và tứ chi.

mẩn ngứa đối xứng
Bệnh chàm sữa gây đỏ, ngứa, sần sùi và nổi mẩn,… ở hai bên má

Bệnh lý này có xu hướng biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên nếu qua 4 tuổi, triệu chứng vẫn tiếp diễn, bệnh có thể phát triển thành chàm thể tạng.

5. Vẩy nến

Vẩy nến là bệnh da liễu mãn tính do sự tăng sản tế bào biểu bì. Bệnh lý này được cho là có liên quan đến nhiễm sắc thể số 6.

Người mắc bệnh vẩy nến thường có hệ miễn dịch hoạt động bất thường. Tín hiệu từ hệ miễn dịch khiến các tế bào biểu bì sản sinh liên tục gây ra đốm da đỏ, bong tróc và khô. Các triệu chứng của vẩy nến mọc chủ yếu ở bàn tay, khuỷu tay và có xu hướng đối xứng.

Đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định. Vì vậy hiện tại chưa có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Các biện pháp khắc phục mẩn ngứa đối xứng

Mẩn ngứa đối xứng có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này có thể gây ngứa, bứt rứt và khó chịu cho người bệnh. Vì vậy bạn cần chủ động điều trị để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa nhiễm trùng, áp xe và tổn thương ở da.

mẩn ngứa đối xứng
Giữ vệ sinh da nhằm giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế tổn thương da

Các biện pháp khắc phục mẩn ngứa đối xứng, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc bôi da có chứa salicylic acid, corticoid,… để làm giảm ngứa, chống viêm và giảm dày sừng da. Những loại thuốc bôi này có thể khiến da mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp chống nắng trong thời gian dùng thuốc.
  • Thực hiện liệu pháp ức chế miễn dịch (sử dụng thuốc bôi ức chế calcineurin, thuốc uống chứa corticoid,…) và liệu pháp ánh sáng đối với bệnh nhân điều trị vẩy nến.
  • Dùng kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống trong điều trị bệnh Rosacea. Nếu có triệu chứng sốt và mệt mỏi, có thể dùng Acetaminophen hoặc NSAID không kê toa để cải thiện.
  • Giữ vùng da sạch sẽ, khô thoáng bằng cách vệ sinh cơ thể 2 lần/ ngày và mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút.
  • Hạn chế bổ sung những thực phẩm khó dung nạp và có khả năng gây dị ứng như đậu phộng, sữa bò, sữa đậu nành, hải sản,…
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, tránh tình trạng vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
  • Thường xuyên vệ sinh mền, gối, đồ chơi của trẻ. Vi khuẩn có thể trú ngụ trong các vật dụng thường ngày và gây nhiễm trùng da.

Nếu tình trạng mẩn ngứa đối xứng đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng (chảy dịch, nóng sốt, mệt mỏi, đau khớp,…), bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu cách trị mẩn ngứa cho bà bầu

Bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng cần phải làm gì?

Sự thay đổi nội tiết tố, da bụng co giãn nhiều do sự lớn lên của thai nhi, ăn uống không hợp lý... là những nguyên nhân khiến bà bầu...

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa – tất tần tật những điều cần biết

Thuốc kháng histamine tại chỗ, kem bôi chứa corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…. là những loại thuốc bôi dị ứng mẩn...

Viêm da cơ địa ở tay: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm da cơ địa ở tay là tình trạng viêm nhiễm gây ra tình trạng ngứa, khô rát da, nổi...

Bài thuốc từ lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa

Lá đơn đỏ (đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn tía...) là thảo dược được dùng để trị nhiều bệnh....

lác đồng tiền ở mông

Lác đồng tiền ở mông: Dấu hiệu và cách trị nhanh

Bệnh lác đồng tiền có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Điển hình như...

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *