Ánh nắng mặt trời: Những lợi ích lẫn rủi ro với bệnh vẩy nến

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Những người bị vẩy nến thường nhận thấy triệu chứng bệnh thường có xu hướng trở nên tốt hơn vào mùa hè, đặc biệt là khi họ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì ánh sáng mặt trời có thể giúp cải thiện vẩy nến da nếu bạn biết cách thực hiện đúng.

Lợi ích của ánh nắng mặt trời trong điều trị vẩy nến
Ánh nắng mặt trời “con dao hai lưỡi” giúp cải thiện bệnh vẩy nến nếu người bệnh biết cách áp dụng đúng. Ngược lại, hình thức chữa bệnh tự nhiên này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Vẩy nến là một căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào biểu bì thay vì phản ứng chống lại tác nhân gây hại bên ngoài. Những tế bào này tích tụ trên bề mặt da tạo thành các mảng gây bong tróc, đau và ngứa.

Nhiều bệnh nhân dùng kem bôi tại chỗ hay steroid, thuốc ức chế miễn dịch để giảm đau và ngứa. Bên cạnh đó, cũng có số người sử dụng ánh nắng mặt trời để chữa lành bệnh. Tuy nhiên, không phải ai áp dụng cách này cũng đều mang lại kết quả tốt. Bởi nếu không biết cách dùng ánh nắng, bệnh của bạn có thể sẽ trở nặng và ngày càng tồi tệ hơn.

Tìm hiểu thêmBị vảy nến nhẹ có cần trị? Giải pháp và điều cần biết

Lợi ích tuyệt vời của ánh nắng mặt trời đối với vẩy nến

Khi bị vẩy nến, triệu chứng của bệnh có thể tốt hơn ở một thời điểm nhất định nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn. Hiện nay chưa có cách để điều trị dứt điểm vẩy nến da nhưng một số biện pháp giúp làm chậm quá trình đào thải của da. Và một trong những cách hữu ích vừa không gây tốn kém mà lại khá thân thiện với tự nhiên đó là dùng ánh nắng mặt trời.

Việc tắm nắng trong khoảng thời gian ngắn có thể giúp cải thiện bệnh. Bởi theo nghiên cứu, ánh nắng mặt trời phát ra hai tia cực tím bao gồm UVA và UVB. Trong đó tia cực tím UVA hay còn gọi là tia UV có tác dụng ức chế miễn dịch, làm giảm triệu chứng bệnh. Tia UVB từ mặt trời có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào da, làm giảm viêm nhiễm.

Về cơ bản, có thể thấy sự khác biệt giữa UVA và UVB là do kích thước của bước sóng. Cụ thể, tia UVA có bước sóng từ 320 – 400nm và có thể chiếu sâu vào da. Còn đối với tia UVB, bước sóng nằm trong khoảng 280- 320nm chỉ chạm tới các lớp trên cùng của da. Do đó, để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân nên lựa chọn khung giờ tắm nắng thích hợp.

Ngoài việc cung cấp tia cực tím và tia hồng ngoại, ánh nắng mặt trời còn có lợi ích tuyệt vời đó là giúp cơ thể tái tạo vitamin D. Hoạt chất này giúp hấp thụ và chuyển hóa canxi rất tốt. Không những thế, vitamin D còn giúp bảo vệ da, điều hòa miễn dịch tự nhiên, rất cần thiết cho người bị bệnh vẩy nến.

Cách hưởng lợi từ ánh nắng mặt trời như thế nào?

Ánh nắng mặt trời được xem là công cụ hữu ích để điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, điều quan trọng để làm giảm nguy cơ tổn thương da là người bệnh nên bắt đầu từ từ. Các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân nên tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày trong khoảng thời gian nhất định.

Chỉ cần dành 10 phút phơi nắng mỗi ngày, triệu chứng bệnh vẩy nến sẽ dần thuyên giảm. Nhưng để tránh tác hại từ ánh nắng mặt trời đến da và khiến bệnh thêm nặng thì bạn cần thực hiện đúng lúc. Tốt nhất người bệnh nên lựa chọn khung giờ tia cực tím và tia hồng ngoại từ mặt trời đều hoạt động ở mức yếu.

Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia UV cũng được ứng dụng vào y học để điều trị bệnh vẩy nến như:

Quang trị liệu và liệu pháp PUVA

Quang trị liệu là quá trình cơ thể hấp thụ tia UVA nhân tạo từ đèn tự nhiên hoặc tổng hợp để làm giảm các triệu chứng vẩy nến. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả sự tiếp xúc của vùng bị bệnh với tia UV trong môi trường có kiểm soát. Điều trị vẩy nến da bằng UVB nhân tạo cũng mang lại thành công nhất định nếu biện pháp được thực hiện theo một đúng lịch trình trong khoảng thời gian hợp lý

Thông thường, bác sĩ thường chọn tia UVA để chữa vẩy nến thay vì UVB. Bởi tia UVA ngắn hơn có thể xâm nhập vào sâu, hỗ trợ điều trị từ bên trong. Bên cạnh đó, nếu bệnh chuyển nặng, tia UVA không hiệu quả trong việc làm sạch các triệu chứng vẩy nến. Vì vậy, một loại thuốc mang tên psoralen sẽ được thêm vào liệu pháp ánh sáng giúp làm tăng hiệu quả. Điều trị kết hợp này thường được gọi tắt là PUVA.

Tìm hiểu thêm: Liệu pháp ánh sáng cho người bệnh vẩy nến có những dạng nào?

Tác hại khôn lường của ánh nắng mặt trời đối với bệnh vẩy nến

Ánh nắng mặt trời mặc dù có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng chúng chứa lượng lớn tia cực tím độc hại. Nếu không biết cách ứng dụng ánh nắng từ mặt trời vào việc điều trị vẩy nến, chúng sẽ tác động tiêu cực khiến bệnh chuyển biến tồi tệ. Bên cạnh đó, việc hấp thụ quá nhiều tia cực tím không những làm da bị cháy nắng, nổi ban đỏ mà còn làm tăng nguy cơ ung thư da.

Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với vẩy nến
Nếu không có biện pháp chăm sóc, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến vùng da bị bệnh vẩy nến bị bong tróc nhiều hơn.

Làm thế nào để bảo vệ làn da bị bệnh vẩy nến dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời?

Thông thường, vào thời điểm 10h sáng đến 4h chiều là khoảng thời gian tia cực tím và hồng ngoại hoạt động mạnh nhất. Do đó, để điều trị và ngăn ngừa bùng phát vẩy nến, bạn không nên lựa chọn thời gian này. Bên cạnh đó, nên xem xét các tùy chọn sau đây để làm tăng khả năng chống nắng, bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng:

  • Dùng kem chống nắng: Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da thoát  khỏi tác hại của tia cực tím. Không có dòng kem chống nắng chuyên biệt nào dành riêng cho người bệnh vẩy nến. Nhưng Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên dùng các loại kem chống nắng có phổ rộng để ngăn chặn da tiếp xúc với tia UVB và UVA. Tốt nhất, nên lựa chọn loại có chỉ số SPF 15.
  • Mặc quần áo bảo hộ: Để giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, người bệnh nên sử dụng những chiếc quần, áo dài tay và mũ rộng vành.

Ánh nắng mặt trời có thể giúp cải thiện bệnh nhưng đây không phải là cách duy nhất để điều trị. Mặt khác, cách chữa trị này luôn chứa nhiều rủi ro. Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa - Mẹo hay dân gian

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp...

Các loại kem bôi và thuốc bôi thường dùng để điều trị vảy nến

Sử dụng các loại kem bôi và thuốc bôi là một cách điều trị bệnh vảy nến tại chỗ. Các...

Bệnh chàm

Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến, chàm và viêm da cơ địa đều có điểm chung là xuất hiện trên bề mặt da,...

bệnh vảy nến có tự khỏi không

Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?

Vảy nến là bệnh lý da liễu tự miễn mãn tính thường gây ra các triệu chứng da khô ráp,...

Bị vảy nến nhẹ có cần trị? Giải pháp và điều cần biết

Bị vảy nến nhẹ có cần trị không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Dựa trên mức độ tổn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *