Liệu pháp ánh sáng cho người bệnh vẩy nến

Liệu pháp ánh sáng là một trong những phương pháp điều trị bệnh vẩy nến hiện đang được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng áp dụng được và bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ trong quá trình thực hiện.

Liệu pháp ánh sáng là gì?

Liệu pháp ánh sáng, còn được gọi là liệu pháp quang học có liên quan đến việc sử dụng tia cực tím để làm chậm lại quá trình phát triển của các tế bào. Qua đó ngăn chặn sự bùng phát của bệnh vẩy nến.

Liệu pháp ánh sáng cho người bệnh vẩy nến
Liệu pháp ánh sáng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh vẩy nến

Việc triển khai ứng dụng liệu pháp ánh sáng vào trong điều trị bệnh đã được thực hiện từ lâu. Không chỉ được dùng để chữa bệnh vẩy nến, liệu pháp ánh sáng còn tỏ ra có hiệu quả trong các trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh bạch biến, lang ben hay bệnh lichen phẳng…

Liệu pháp ánh sáng chữa bệnh vảy nến có những dạng nào?

Có nhiều hình thức trị liệu bằng ánh sáng cho người bệnh vẩy nến. Tùy theo từng đối tượng bác sĩ có thể xem xét đề nghị một trong các giải pháp sau:

1. Quang trị liệu UVB

Được tìm thấy nhiều trong ánh nắng mặt trời tự nhiên, tia cực tím B (UVB) là sự lựa chọn hữu ích cho người bệnh vẩy nến. UVB có khả năng thâm nhập vào các lớp da và kìm hãm sự phát triển của các tế bào bị ảnh hưởng.

Quang trị liệu UVB được chỉ định cho bệnh nhân bị vẩy nến ở mức độ trung bình đến nặng. Với liệu pháp ánh sáng này, bệnh nhân được phơi da với nguồn sáng UVB nhân tạo. Việc điều trị sẽ được tiến hành thường xuyên tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế trong một khoảng thời gian định sẵn.

Phương pháp quang trị liệu UVB được chia thành hai loại là UVB băng rộng và UVB băng hẹp. So với UVB băng rộng thì UVB băng hẹp sẽ cung cấp luồng ánh sáng cực tím nhỏ hơn. Tuy nhiên UVB băng hẹp lại được đánh giá là giúp điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả hơn và cho kết quả lâu dài hơn.

Trong thời gian đầu được điều trị bằng tia cực tím B, bệnh vảy nến có thể tiến triển theo chiều hướng xấu hơn. Bệnh nhân không nên quá lo lắng vì hiện tượng này chỉ diễn ra tạm thời, sau khi cơ thể thích nghi được thì bệnh sẽ có sự cải thiện. Vùng da được điều trị cũng có thể bị kích ứng dẫn đến đỏ ửng và ngứa ngáy. Bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh liều lượng UVB chiếu vào da để khắc phục tình trạng trên.

Trong một số trường hợp, để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kết hợp UVB với một số loại thuốc bôi hay thuốc uống.

2. Chữa vẩy nến bằng ánh sáng mặt trời

Nếu như liệu pháp quang trị liệu sử dụng tia cực tím UVB nhân tạo thì ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được điều trị trực tiếp với nguồn UVB do ánh sáng mặt trời cung cấp. Về cơ bản, chúng có cơ chế hoạt động tương tự như nhau.

Bệnh nhân sẽ được bắt đầu điều trị bằng cách phơi nắng từ 5-10 phút. Sau một thời gian, nếu da vẫn có thể chịu đựng được thì thời gian phơi nắng sẽ được nhích dần thêm 30 giây. Đối với những khu vực da không bị bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da.

Chữa vẩy nến bằng liệu pháp ánh sáng mặt trời
Chữa vẩy nến bằng liệu pháp ánh sáng mặt trời giúp tận dụng được nguồn tia cực tím UVB tự nhiên

Thông thường, liệu pháp này sẽ không cho tác dụng ngay. Bệnh nhân phải thực hiện kiên trì khoảng vài tuần để thấy được kết quả. Trong quá trình điều trị nên có sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất.

** Lưu ý: Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như Tazarotene, Protopic hay nhựa than đá… nên thận trọng khi ra nắng bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ khiến da bị cháy nắng. Nếu đang sử dụng các loại thuốc này thì tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có cách xử lý.

Tham khảo thêm: Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến mới nhất – Điều cần biết

3. Liệu pháp ánh sáng PUVA (Psoralen + UVA )

UVA còn gọi là tia cực tím A cũng được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời. Nó chỉ cho hiệu quả tốt khi được kết hợp chung với thuốc Psoralen (một loại thuốc có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng). Loại thuốc này có thể được sử dụng theo đường uống hoặc bôi.

Liệu pháp PUVA có hiệu quả tốt với các trường hợp bị vẩy nến thể mảng hoặc bị bệnh ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nó có khả năng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các tế bào da bị bệnh, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Trong quá trình điều trị bằng PUVA bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như kích ứng da, đỏ da, buồn nôn, nôn ói, ngứa ngoài da. Một số người thì bị sưng chân do đứng nhiều trong thời gian điều trị với PUVA. Việc uống thuốc Psoralen sau khi ăn có thể giúp giảm thiểu tình trạng buồn nôn. Bệnh nhân cũng được kê thêm thuốc kháng histamin để giải quyết các cơn ngứa.

4. Liệu pháp Laser Excimer

Laser Excimer là một trong những liệu pháp ánh sáng cho bệnh nhân vẩy nến mới ra đời trong thời gian gần đây. Phương pháp này hoạt động bằng cách giải phóng một chùm tia cực tím UVB có cường độ cao tác động vào khu vực da bị ảnh hưởng.

Điều trị bệnh vẩy nến bằng liệu pháp ánh sáng laser excimer
Liệu pháp ánh sáng laser excimer cho hiệu quả cao đối với bệnh nhân bị vẩy nến

Liệu pháp Laser Excimer có hiệu quả tốt đối với những trường hợp bị bệnh vẩy nến da đầu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Mỗi tuần, bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp này 2 lần, khoảng cách giữa các lần thực hiện phải cách nhau tối thiểu 48 tiếng.

Trung bình, các bệnh nhân đều phải trải qua từ 4-10 buổi trị liệu mới thấy được kết quả. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của từng người.

5. Giường tắm nắng nhân tạo

Một số bệnh nhân sử dụng giường tắm nắng nhân tạo thay thế cho ánh sáng mặt trời tự nhiên. Các loại giường này phát ra luồng ánh sáng chủ yếu là UVA, không phải UVB. Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia không khuyến khích việc sử dụng giường tắm nắng trong nhà để thay thế cho liệu pháp quang trị liệu bởi tác dụng có lợi cho bệnh vẩy nến chủ yếu là do ánh sáng UVB.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới, việc điều trị bệnh vẩy nến bằng giường tắm nắng nhân tạo cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư lên đến 59%.

Như vậy, những liệu pháp ánh sáng cho người bệnh vẩy nến đều ít nhiều gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn và không phải ai cũng thực hiện được. Trước khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để xem liệu phương pháp này có hiệu quả với tình trạng bệnh của mình không.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhanh phục hồi

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt, đúng phương pháp giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người...

Thuốc sinh học Secukinumab và thông tin cần biết

Thuốc sinh học Secukinumab và thông tin cần biết

Thuốc sinh học Secukinumab được sử dụng với dạng tiêm, điều trị tình trạng vảy nến thể trung bình hoặc...

10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến – Hỗ trợ điều trị

Chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà các đối tượng...

10 lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến tái phát

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẩy nến lại khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng nghiêm...

Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Vảy nến trên mặt là hiện tượng tăng sinh và viêm tế bào tại khu vực: lông mày, trán trên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *