Cách kiểm soát bệnh vẩy nến trong mùa đông hoặc thời tiết lạnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mùa đông là thời điểm thuận lợi để bệnh vẩy nến bùng phát. Tuy không có biện pháp nào điều trị triệt để, nhưng người bệnh có thể kiểm soát các tác động của thời tiết đối với cơ thể bằng những cách sau đây.

Tại sao bệnh vẩy nến lại trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông?

Mùa đông có thể là quãng thời gian khủng khiếp đối với những người bị bệnh vẩy nến. Không khí lạnh, khô ở bên ngoài thường gây mất cân bằng độ ẩm trên da. Điều này đồng nghĩa với việc lớp bề mặt da bị khô dẫn đến tình trạng tế bào bị sừng hóa, bong tróc và gây ngứa nhiều hơn.

Cách kiểm soát bệnh vẩy nến trong mùa đông
Vào mùa đông, không khí khô hanh tạo điều kiện cho bệnh vẩy nến bùng phát.

Ngoài ra, một trong những yếu tố khiến bệnh vẩy nến trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông là do giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chưa kể đến, stress, căng thẳng hay mắc các bệnh cảm lạnh và cảm cúm cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: 6 cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam có sẵn quanh nhà

Chiến lược điều trị bệnh vẩy nến trong mùa đông

Mùa đông có thể là thách thức đối với những người bệnh vẩy nến. Và để đối phó với các triệu chứng, người bệnh thường lựa chọn di chuyển đến nơi ở mới có khí hậu dễ chịu hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để chống lại tác nhân gây vẩy nến trong mùa đông. Điển hình là những cách đơn giản đơn dưới đây:

#1. Sử dụng kem dưỡng ẩm góp phần trị vẩy nến mùa đông

Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp hàm lượng ẩm nhất định cho làn da. Không những thế, các hoạt chất chứa trong kem giúp thấm sâu, tái tạo và làm mềm da. Nếu sử dụng thường xuyên kem dưỡng ẩm có thể giúp giảm tình trạng da bị khô, ngăn ngừa ngứa.

Người bệnh có thể thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm cho da vào ban ngày. Hoặc cũng có thể dùng một loại kem, thuốc mỡ bôi lên vùng da bị bệnh vào ban đêm để giữ nước, giảm đỏ và ngứa. Để có kết quả điều trị tốt nhất, hãy nhớ thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong. Bên cạnh đó, để tránh phản ứng dị ứng do kem dưỡng ẩm gây ra, nên chọn những sản phẩm không có mùi thơm, chất độc hại.

#2. Tắm đúng cách giúp cải thiện bệnh vẩy nến

Người bệnh nên tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen. Hơi nóng sẽ giúp da thư giãn và mềm mịn, đồng thời giúp loại bỏ tế bào da chết, khắc phục triệu chứng ngứa do vẩy nến gây ra. Trong quá trình tắm, người bệnh có thể dùng muối Epsom hay bột yến mạch cho vào bồn tắm. Ngâm mình khoảng 15 phút để làm bong vảy và dịu cơn ngứa. Sau khi tắm xong dùng kem dưỡng ẩm tránh mất nước.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tắm quá lâu hoặc tắm với nước quá nóng. Bởi có thể làm da khô hơn bình thường, gây kích ứng làm tăng khả năng bùng phát vẩy nến.

Mách bạn: Các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng

#3. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Khi vào mùa đông, không khí thường khô và lạnh khiến làn da bị mất nước. Và đây chính là nguyên nhân khiến bệnh vẩy nến thêm nặng. Vì vậy, để thức dậy với làn da mềm mịn, không bị chứng ngứa ngáy của bệnh hành hạ, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà.

 Bạn nên bật máy trong phòng ngủ vào ban đêm để chống lại các tác nhân làm cho không khí khô như máy điều hòa hay hệ thống sưởi. Tuy nhiên, đừng quên vệ sinh máy thường xuyên, tránh sự tích tụ của vi khuẩn gây bệnh.

#4. Uống nhiều nước

Kiểm soát vẩy nến trong mùa đông bằng cách uống nhiều nước
Nước giúp cân bằng độ ẩm trên da đồng thời giúp cải thiện vẩy nến

Chúng ta thường có xu hướng uống ít nước hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, để cân bằng độ ẩm cho làn da, bạn nên uống nhiều nước, nhất là những ai đang mắc phải bệnh vẩy nến. Một trong những dấu hiệu giúp nhận biết bạn có uống đủ nước hay không là dựa vào màu sắc của nước tiểu. Nếu cơ thể đủ nước, nước tiểu thường có màu vàng nhạt. Còn đối với trường hợp thiếu nước, nước tiểu sẽ bị sẫm màu hoặc có màu vàng tươi.

Gợi ý: 10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến – Hỗ trợ điều trị

#5. Giữ tâm lý thoải mái, giảm stress

Như đã đề cập ở trên, căng thẳng, stress đều là tác nhân khiến bệnh vẩy nến thêm nặng. Vì vậy, người bệnh nên có kế hoạch thư giãn để giúp tinh thần thoải mái. Tập thể dục có thể được xem là cách hay giúp bệnh nhân nhanh chóng đánh bại căng thẳng, lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Không những thế, chúng còn giúp làm giảm vẩy bong tróc, giúp da khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, vẩy nến có thể là căn nguyên dẫn đến chứng trầm cảm. Do đó, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ nếu thường xuyên gặp phải tình trạng buồn bã, lo âu. Đôi khi, việc dùng thuốc chống trầm cảm đúng cách sẽ giúp phát huy tác dụng kiểm soát vẩy nến tốt.

#6. Sử dụng một vài chiếc khăn mềm thay cho lớp áo quần dày

Thời tiết lạnh có thể gây kích ứng da và kích hoạt bệnh vẩy nến bùng phát trên diện rộng. Với tình trạng phát triển mạnh mẽ bệnh có thể làm tăng cảm giác đau nhức, nhất là vẩy nến ở khớp. Vì vậy, người bệnh nên quấn một chiếc khăn mềm hay bao tay, mũ lên vùng da bị vẩy nến khi đi ra ngoài, tránh cho da tiếp xúc với không khí.

Đối với trường hợp giữ ấm bằng cách mặc nhiều lớp quần áo, bệnh nhân nên cởi bớt ra. Bởi đổ mồ hôi có thể làm tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh, khiến bệnh vẩy nến nặng hơn. Tốt nhất, nên chọn những bộ quần áo rộng rãi,vải có tính thấm hút, thoáng mát.

#7. Nói chuyện với bác sĩ để cải thiện kế hoạch điều trị vẩy nến

Mặc dù bạn đã áp dụng nhiều cách giải quyết khác nhau nhưng các triệu chứng của bệnh vẩy nến vẫn ngày càng tồi tệ. Việc cần làm của bạn ngay lúc này là thiết lập một cuộc hẹn với bác sĩ chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ giúp bạn chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.

Mùa đông có thể gây ra nhiều bất lợi trong việc điều trị bệnh vẩy nến nhưng đừng để yếu tố thời tiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Thực hiện tốt các biện pháp nêu trên cũng như có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý, bạn sẽ kiểm soát tốt căn bệnh kinh niên này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh vẩy nến trong mùa hè: Những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

Theo các chuyên gia da liễu thì bệnh vẩy nến thường được cải thiện nhiều hơn vào mùa hè. Lúc...

Mẹo chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà chỉ 30p mỗi ngày

Tình trạng các mảng da dày, sần sùi, phủ lớp vảy bạc, khô, nứt nẻ, ngứa... do bệnh vẩy nến...

Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính gây nên một số triệu chứng thường bị nhầm lẫn với một...

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Làm sao để phòng tránh

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh

Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền....

Các thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất 2020 của thế giới

9+ Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất 2024 Của Thế Giới

Hiện nay trên thị trường có loại thuốc chữa bệnh vảy nến nào mới nhất? Câu hỏi nhận được nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *