Lợi ích của vitamin D trong vai trò cải thiện bệnh vẩy nến

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thông thường, người bị bệnh vẩy nến cần kết hợp nhiều loại thuốc điều trị khác nhau cải thiện bệnh. Ở một số đối tượng, triệu chứng vẩy nến có thể cải thiện bằng cách tăng cường vitamin D.

Lợi ích của Vitamin trong điều trị bệnh vẩy nến

Vitamin D là chất được sản sinh khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tác dụng chính của Vitamin D là giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng loãng xương. Đây cũng là chất hỗ trợ miễn dịch, tốt cho tim, phổi não… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh vẩy nến với vitamin D.

vitamin D cải thiện bệnh vảy nến
Vitamin D có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến.

Một nghiên cứu được công bố tháng 8/ 2010 trên tạp chí JAMA Dermatology đã phát hiện được những người bị bệnh vẩy nến thường xuyên thiết hụt vitamin D.

“Thiếu hụt vitamin D không hoàn toàn gây bệnh vẩy nến nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da, tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Vì thế, bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện bệnh vẩy nến” – Bác sĩ Suzanne Olbricht, MD , trưởng khoa da liễu tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston cho biết:

Ông Richard Gallo, MD, chủ tịch Khoa da liễu trường Đại học California, San Diego cho biết: “Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là do sự tăng sinh tế bào da bất thường trong cơ thể . Vitamin D có thể làm chậm quá trình tái tạo da, cải thiện tình trạng bong tróc vảy.” –

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2011 trên Tạp chí Y học cho biết: Thiếu hụt vitamin D có thể khiến hệ miễn dịch tấn công ngược lại những tế bào khỏe mạnh, gây nên bệnh vẩy nến và một số bệnh lý về da khác.

Cách bổ sung vitamin D cho cơ thể

Vitamin D có thể được cơ thể tổng hợp khi da tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) có trong ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, theo trang Maryellen Maguire-Eisen, RN, giảng viên giảng dạy SunAWARE, hiện đang công tác tại Tổ chức Phòng chống U ác tính ở trẻ em (Hingham, Massachusetts) cảnh báo những người bị bệnh vẩy nến không nên bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng.

Tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều, đặc biệt là thời điểm chính ngọ hay đầu giờ chiều sẽ gây cháy da, sạm da, tăng nguy cơ ung thư da.  Thay vào đó, người bệnh vẩy nến nên bổ sung vitamin D bằng thực phẩm hoặc quang trị liệu để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không? Cách phòng ngừa

# Ăn các loại cá giàu vitamin D và Omega-3

Cá thu, cá hồi… chứa hàm lượng lớn vitamin D, Omega-3 tốt cho tim mạch, cải thiện tình trạng viêm da, bong tróc da ở người bị bệnh vẩy nến.

cách bổ sung vitamin D cho cơ thể
Cá béo như cá thu, cá hồi… chứa hàm lượng lớn vitamin D, tốt cho người bị vẩy nến.

# Cá đóng hộp

Bên cạnh cá tươi, người bệnh vẩy nến vẫn có thể chọn sản phẩm cá đóng hộp giàu vitamin D như: cá ngừ, cá mòi… Tuy nhiên, cần lưu ý ăn ở mức vừa phải vì thủy ngân trong cá hộp cao hơn so với cá tươi chưa qua chế biến.

# Sữa không béo hoặc ít béo

Một ly sữa 250 ml cung cấp 2.5 – 3.7 mcg vitamin D. Nên chọn những sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Nếu như bị dị ứng với sữa bò, bạn có thể dùng một số sản phẩm thay thế sữa như: sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo…

# Nước ép

Nước ép trái cây chứa hàm lượng vitamin C, D vô cùng dồi dào. Trong 100 ml nước ép có thể chứa 2.5 mcg vitamin D. Đây còn là thức uống cung cấp chất dinh dưỡng giá trị khác cho cơ thể.

# Trứng

Một nguồn vitamin dồi dào không nên bỏ qua đó là lòng đỏ trứng. Một lòng đỏ trứng cung cấp 1 mcg vitamin D. Tuy nhiên, lòng đỏ có chứa nhiều cholesterol. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vẫn khuyến nghị hạn chế cholesterol hàng ngày xuống 300 miligam nếu bạn khỏe mạnh và 200 mg nếu bạn mắc bệnh tim mạch. Một quả trứng chứa khoảng 210 mg cholesterol. Vì thế, cần cân nhắc ăn trứng ở mức độ vừa phải.

# Ngũ cốc

Ngũ cốc cũng là nguồn cung cấp vitamin D giúp cải thiện bệnh vẩy nến. Trước khi mua, bạn nên đọc kĩ hàm lượng chất dinh dưỡng có trên bao bì để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: Vẩy nến ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

# Viên uống vitamin D

Nếu lượng thực phẩm dung nạp hằng ngày không cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể, người bệnh vẩy nến có thể dùng viên uống vitamin. Đây là loại thuốc không cần kê đơn, có thể mua trực tiếp tại các quầy thuốc.

Viên uống có hai dạng chính: vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Trong đó, vitamin D3 được các chuyên gia khuyến khích hơn vì đây là loại có thể tổng hợp được dưới ánh sáng mặt trời nên tự nhiên, đồng thời thuốc có tác dụng mạnh hơn loại còn lại.

tác dụng của vitamin D
Viên uống vitamin D giúp bổ sung vitamin thiếu hụt nhanh chóng.

Hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá mức có thể gây một số vấn đề về hệ tiêu hóa, tăng huyết áp, yếu cơ… nên không được lạm dụng.

# Bôi kem có chứa vitamin D

Một cách khác để cung cấp vitamin cho cơ thể là bôi Dovonex (calcipotriene), sản phẩm có dạng thuốc mỡ, được dùng theo toa. Người bệnh vẩy nến có thể bôi kem trên 1 – 2 lần mỗi ngày giúp phòng và hỗ trợ điều trị. Dovonex khá nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, do đó, cần che chắn, bảo vệ da cẩn thận.

Trên đây là một số lợi ích của vitamin D dành cho người bị bệnh vẩy nến đã được các chuyên gia nghiên cứu và chứng minh. Người bệnh vảy nến có thể bổ sung vitamin thông qua chế độ ăn uống và viên uống để cải thiện tình trạng vẩy nến trên da.

Có thể bạn quan tâm

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Làm sao để phòng tránh

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh

Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền....

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhanh phục hồi

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt, đúng phương pháp giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Các thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất 2020 của thế giới

9+ Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất 2024 Của Thế Giới

Hiện nay trên thị trường có loại thuốc chữa bệnh vảy nến nào mới nhất? Câu hỏi nhận được nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *