Hút thuốc lá và những ảnh hưởng tồi tệ đến bệnh vẩy nến

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Khói thuốc lá cũng khiến triệu chứng vẩy nến trở nên tồi tệ nếu bệnh nhân hút thuốc trong thời gian mắc bệnh.

Mối liên hệ giữa hút thuốc là và bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một căn bệnh tự miễn có ảnh hưởng đến da và các khớp như đầu gối, khuỷu tay. Thống kê cho thấy có khoảng 125 triệu dân trên toàn thế giới đang phải sống chung với căn bệnh này. Riêng tại Mỹ, bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số nước này.

Gia đình ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đến 3 người đủ 3 thế hệ cùng điều trị vảy nến tại đây và đã thoát khỏi căn bệnh ám ảnh này nhờ vào bài thuốc thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến. Bệnh có khuynh hướng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Ngoài ra, các yếu tố như béo phì, uống nhiều bia rượu, căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Đặc biệt, nhiều cuộc nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy hút thuốc lá cũng là tác nhân khiến bệnh vẩy nến bùng phát.

Hút thuốc lá và những ảnh hưởng tồi tệ đến bệnh vẩy nến
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến

Đề cập đến mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và hút thuốc lá, bà Natasha Mesinkovska, tiến sĩ, bác sĩ y khoa, trợ lý giáo sư của trường đại học y tại California cho biết:”Hút thuốc lá có thể khiến bệnh vẩy nến khởi phát, và khi bệnh nhân càng hút thuốc nhiều thì các triệu chứng bệnh vẩy nến càng tồi tệ hơn.”

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2012, nguy cơ mắc bệnh vẩy nến sẽ tăng gấp đôi ở những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên so với những đối tượng chưa bao giờ hút thuốc.

“Một cuộc nghiên cứu tại Ý cũng cho thấy, những người nghiện thuốc lá nặng, tiêu thụ nhiều hơn 20 điếu thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến nặng gấp đôi”- Ông Ronald Prussick, bác sĩ y khoa, giáo sư trợ lý lâm sàng tại Đại học George Washington cho hay.

Thực tế, những ảnh hưởng của việc hút thuốc lá thể hiện rõ rệt hơn trên những bệnh nhân mắc viêm khớp vẩy nến. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đan Mạch được đăng tải trên tạp chí Annals of the Rheumatic Disaches vào tháng 12 năm 2015 cho thấy, những bệnh nhân đang bị viêm khớp vẩy nến có thói quen hút thuốc lá thường không đáp ứng tốt được với các phương pháp điều trị căn bệnh này, chẳng hạn như thuốc sinh học.

Tại sao hút thuốc lá lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến?

Liên quan đến vấn đề này, tiến sĩ Mesinkovska cho hay:”Hút thuốc lá có thể kích hoạt các gen bệnh hoạt động nếu như bản thân những người hút thuốc có gen di truyền, tức trong gia đình họ có người đã và đang mắc căn bệnh này.”

Hút thuốc lá khiến bệnh vẩy nến thêm trầm trọng hơn

Hút thuốc lá cũng khiến cho đầu óc căng thẳng nhiều hơn. Trong khi đó căng thẳng chính là một trong những tác nhân phổ biến dẫn đến bệnh vẩy nến.

Ngoài ra, chất nicotine có trong khói thuốc lá còn làm rối loạn hệ thống miễn dịch. Thay vì đi tiêu diệt các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống phòng thủ của chúng ta lại đi tấn công vào chính các mô lành. Chất này cũng đẩy nhanh tốc độ oxy hóa dẫn đến các tổn thương ở các tế bào. Đây chính là lý do khiến cho bệnh vẩy nến bùng phát và trở nên tồi tệ hơn.

Bỏ hút thuốc lá giúp cải thiện tình trạng bệnh

Trong dự án Nghiên Cứu Sức Khỏe Của Y Tá, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi hơn 78.000 y tá trong suốt 14 năm và nhận thấy những người từng hút thuốc lá trong quá khứ sẽ có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao hơn. Các y tá từng tiếp xúc với khói thuốc lá khi còn nhỏ cũng có nguy cơ tương tự.

Tuy nhiên việc từ bỏ hút thuốc lá sẽ giúp giảm dần tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến. Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng, khi một bệnh nhân bị vẩy nến bỏ hút thuốc thì cơ thể họ trở nên nhạy bén và đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị bệnh.

Bỏ hút thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh vẩy nến
Bỏ hút thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và cải thiện các triệu chứng của bệnh

Trường hợp của Christine Jones-Wollerton, 43 tuổi, một chuyên gia tư vấn về sức khỏe và cho con bú từ Jersey Shore, New Jersey là một minh chứng điển hình. Ngay từ nhỏ cuộc sống của cô đã bị bao phủ bởi khói thuốc khi mẹ cô thì hút thuốc lá, còn người cha thì lại sử dụng thuốc lào. Do vậy mà cô đã bắt đầu tập tành thói quen này từ năm 13 tuổi.

Jones-Wollerton bắt đầu phát hiện ra bệnh vẩy nến ở tuổi 30, chỉ sau khi cô sinh con đầu lòng được khoảng 6 tháng. Việc từ bỏ hút thuốc lá đã giúp cô nhận ra được nhiều sự thay đổi tích cực về sức khỏe. Đặc biệt căn bệnh vẩy nến của Jones-Wollerton cũng có đáp ứng rất tốt với thuốc sinh học và các phương pháp điều trị kết hợp như thuốc bôi, PUVA .

Cân nhắc bỏ hút thuốc lá ngay từ hôm nay

Yếu tố gen di truyền là không thể thay đổi. Tuy nhiên việc từ bỏ hút thuốc lá là hoàn toàn có thể được ngay cả khi bạn nghĩ mình không thể. Nếu bạn từ bỏ được thói quen xấu này thì nguy cơ mắc bệnh vẩy nến sẽ giảm xuống và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng sẽ giảm theo tần suất hút thuốc của bạn.

Do vậy nếu bạn còn đang hút thuốc lá, bỏ thói quen này ngay từ hôm nay. Hãy bắt đầu bằng cách giảm dần số lượng thuốc lá cho đến khi bạn cai được hoàn toàn. Bạn có thể thử nghiệm các phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá như:

  • Cố gắng uống thật nhiều nước: Chất lỏng sẽ giúp đào thải chất nicotin còn tồn đọng trong cơ thể nhanh hơn. Chúng ta có thể uống nước ép trái cây, nước trà xanh pha loãng hay nước khoáng đều được.
  • Đi đánh răng mỗi khi thấy thèm thuốc
  • Thủ sẵn kẹo cao su hay đồ ăn vặt ưa thích trong túi và sử dụng mỗi khi cơn thèm thuốc nổi lên.
  • Hướng tâm trí vào những việc làm khác như chơi thể thao, xem tivi hay tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Hít thở sâu liên tiếp vài lần cũng sẽ khiến cơn thèm thuốc qua đi

Ngoài ra, hãy cảnh báo con bạn và tất cả những người thân đừng bao giờ hút thuốc lá, đặc biệt là khi trong gia đình có tiền sử mắc bệnh. Nên nhớ rằng, chất nicotine trong khói thuốc lá có thể kích hoạt các gen bệnh hoạt động mạnh và khiến bệnh vẩy nến bùng phát.

HỮU ÍCH:

Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa thường gặp ở người bệnh vẩy nến

Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến chiếm khoảng 38.57%. Các chuyên gia cho rằng...

Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ về bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc) là một chuyên gia đã...

Bị vảy nến nhẹ có cần trị? Giải pháp và điều cần biết

Bị vảy nến nhẹ có cần trị không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Dựa trên mức độ tổn...

Vảy nến ở nách làm sao điều trị, ngừa tái phát?

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da, đồng thời là một đặc trưng cơ bản của bệnh...

Hướng dẫn chữa vảy nến bằng lá khế tại nhà

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, các đối tượng bị vảy nến có thể áp dụng một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.