Các loại kem bôi và thuốc bôi thường dùng để điều trị vảy nến
Sử dụng các loại kem bôi và thuốc bôi là một cách điều trị bệnh vảy nến tại chỗ. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu sử dụng đúng cách và phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những loại kem bôi chữa vảy nến phổ biến nhất và giới thiệu tới bạn đọc loại kem bôi từ thảo dược thiên nhiên, giúp điều trị hiệu quả và an toàn tuyệt đối căn bệnh này.
Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, xuất hiện khi tế bào da tăng sinh nhanh chóng và bất thường. Tổn thương đặc trưng thường gặp là trên bề mặt da (chủ yếu là da đầu và các chi) xuất hiện những mảng đỏ, bong tróc, giới hạn rõ rệt.
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị và các cách này phần lớn đều phụ thuộc vào các yếu tố:
- Mức độ ảnh hưởng lên da
- Loại bệnh vảy nến
- Các liệu pháp trước đây có phát huy tác dụng hay không?
- Độ nghiêm trọng của bệnh
Vì các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh nên các phương pháp chữa vảy nến hiện nay đều nhằm mục đích giảm thiểu tổn thương trên da đến mức tối đa và phòng bệnh tái phát. Kem bôi da, thuốc bôi da là sản phẩm đầu tiên và không thể thiếu trong mỗi đơn thuốc trị bệnh vảy nến. Sản phẩm giúp khắc phục nhanh tình trạng sưng da, viêm da, da bong tróc vảy, ngứa, đỏ…
I. Kem bôi và thuốc bôi thường dùng để điều trị vảy nến
Các sản phẩm được dùng để điều trị bệnh vảy nến phổ biến hiện nay gồm:
1. Kem dưỡng ẩm và kem làm mềm da
Nếu không cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, những vết thương nhỏ trên da có thể lây lan, bùng phát trên diện rộng. Để cải thiện tình trạng trên cũng như phòng bệnh vảy nến, kem dưỡng ẩm, các sản phẩm làm mềm da là sự chọn lựa không thể thiếu.
Mặc dù không thể trị được bệnh vảy nến nhưng kem bôi, kem làm mềm da có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, cải thiện tình trạng da khô, bong tróc vảy mỗi khi triệu chứng bệnh bùng phát.
2. Axit salicylic
Axit salicylic là thuốc tiêu sừng, hoạt động trên cơ chế tăng lượng ẩm trong da, từ đó làm phân rã các tế bào da kết dính với nhau, giúp cho việc loại bỏ tế bào da trở nên dễ dàng hơn. Axit salicylic có trong dầu gội, kem dưỡng da, xà phòng,gel…. Axit salicylic thường được dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.
3. Kem Cool tar (dẫn xuất của than đá)
Đây là phương pháp điều trị bệnh vảy nến có nguồn gốc khá lâu đời, được sản xuất trong quá trình chưng cất than đá.
Cool tar có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da, cải thiện tình trạng vảy nến trên da. Sản phẩm có ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả dạng dầu gội để đặc trị vảy nến da đầu.
Mặc dù không có mùi thơm nhưng Cool tar có thể gây kích ứng da, làm bẩn quần áo. Một số nghiên cứu cho thấy, dùng Cool tar liều lượng cao có thể dẫn đến ung thư. Do đó, cần dùng sản phẩm trên đúng như chỉ định của bác sĩ.
4. Steroid (corticosteroid)
Steroid có công dụng chống viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào da trong điều trị bệnh vảy nến. Những loại Steroid có dược tính mạnh sẽ được dùng điều trị vảy nến tại khu vực da dày như khuỷu tay đầu gối. Các loại Steroid yếu hơn sẽ được chỉ định tại khu vực da háng, nách, mặt, cổ….
Khi dùng Steroid trị vảy nến, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Mỏng da
- Thay đổi màu da
- Da bị bầm tím
- Rạn da
Nhiều nghiên cứu cho biết, dùng steroid thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một số loại steroid có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của vitamin D.
5. Sản phẩm tương tự vitamin D
Các chuyên gia có thể kê cho bạn sản phẩm tương tự như Vitamin D để trị bệnh vẩy nến hoặc phối hợp với các thuốc đặc trị khác. Các dạng kem, xà phòng, lotion… của sản phẩm có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Xét về lâu dài, phương pháp này an toàn hơn so với dùng Steroid.
Một số sản phẩm tương tự như vitamin D gồm:
- Calcipotriene (Calcitren, Dovonex, Sorilux)
- Tacalcitol (Bonalfa và Curatoderm)
- Calcitriol (Rocaltrol và Vectical)
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng kem trên kết hợp với steroid. Khi dùng, bôi một lượng nhỏ kem lên da. Lưu ý không bôi lên vùng da lành.
6. Retinoids
Retinoids như Tazarotene (Tazorac) có tác dụng bình thường hóa quá trình tăng trưởng của tế bào da, làm chậm quá trình viêm da. Thuốc có dưới dạng kem, gel, bọt. Người bệnh vảy nến nên bôi kem trước khi đi ngủ để cải thiện bệnh. Không dùng thuốc trên cho phụ nữ đang mang thai vì sản phẩm có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
7. Anthralin
Anthralin có ở nhiều dạng như: thuốc mỡ, thuốc bôi, dầu gội. Khi dùng, thuốc sẽ len lỏi vào tế bào da, cải thiện viêm da. Mặc dù Anthralin không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nào nhưng thuốc có thể gây kích ứng da, nên chỉ dùng trong thời gian ngắn. Thuốc thường được dùng kèm liệu pháp quang trị liệu.
8. Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic)
Đây cũng là thuốc bôi có công dụng giảm viêm, được chỉ định khi những loại thuốc đặc trị khác không phát huy tác dụng hoặc hiệu quả điều trị không cao. Tuy nhiên, FDA cũng đưa ra cảnh báo dược phẩm trên có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư hạch và ung thư da, vì thế cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng.
II. Một số lưu ý khi dùng kem bôi, thuốc bôi điều trị bệnh vảy nến
- Trước khi dùng kem bôi, thuốc bôi trị bệnh vảy nến, hãy tìm hiểu những tác dụng phụ mà sản phẩm có thể gây ra.
- Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian quy định, tránh bỏ trị liệu giữa chừng vì điều này có thể khiến cho tình trạng da bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Hạn chế căng thẳng, lo lắng.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh vảy nến.
Trên đây, bài viết vừa giới thiệu một số sản phẩm thuốc bôi da được áp dụng trong việc điều trị bệnh vảy nến hiện nay. Đối với trường hợp bị vảy nến nhẹ, các loại thuốc trên phát huy tác dụng khá tốt. Tuy nhiên, nếu mật độ vảy nến trên da dày đặc, mức độ tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để chỉ định thêm các giải pháp điều trị toàn thân để đẩy nhanh tiến độ khỏi bệnh.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!