Ăn thịt bò bị dị ứng phải làm sao ?
Ăn thịt bò bị dị ứng thường kèm theo biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát ở vùng da bị tổn thương, khó thở, buồn nôn, khó chịu ở khoang miệng… Ngoài ra ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ. Từ đó dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, hôn mê sâu, mất ý thức, thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế khi bị dị ứng thịt bò, bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn thịt bò bị dị ứng
Tương tự như các loại hải sản, cá, trứng, thịt gà, quá óc chó… thịt bò cũng nằm trong danh sách thực phẩm dễ gây dị ứng. Trong thịt bò chứa protein, chất sắt và nhiều dưỡng chất quan trọng khác nên được đánh giá là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi người.
Tuy nhiên ở những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt có tiền sử dị ứng thịt, việc ăn thịt bò sẽ tạo ra phản ứng viêm và gây kích ứng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân ăn thịt bò bị dị ứng là do trong thịt bò chứa một hàm lượng lớn protein. Trong đó có các protein lạ.
Khi protein lạ được đưa vào cơ thể và ở trong đường ruột, chúng sẽ không được hấp thụ. Thay vào đó hệ miễn dịch sẽ tạo ra rất nhiều kháng thể nhằm mục đích đáp trả và tiêu diệt chất lạ xâm nhập.
Chính quá trình sản xuất kháng nguyên của hệ miễn dịch đã kích thích cơ thể sản sinh ra một lượng lớn chất trung gian là histamine. Histamine được xác định là thủ phạm của các trường hợp dị ứng. Khi dị ứng xuất hiện, người bệnh sẽ có biểu hiện nổi mẩn ngứa, tụt huyết áp, khó thở, tiêu chảy, suy hô hấp và nhiều vấn đề khác làm tăng nguy cơ tử vong.
Trong trường hợp bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như dị ứng sau 2 – 3 tiếng kể từ khi ăn thịt bò xong, thì có khả năng cao bạn bị dị ứng với thịt bò. Đồng thời có khả năng gặp nguy hiểm. Chính vì thế, sau khi ăn thịt bò bạn cần quan sát kỹ những biểu hiện để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm: Dị ứng bia rượu kéo dài bao lâu? Làm gì nhanh khỏi?
Những đối tượng có nguy cơ dị ứng với thịt bò
Hiện tượng ăn thịt bò bị dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả nam giới và phụ nữ, người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên những đối tượng được liệt kê dưới đây sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với người bình thường.
- Người có tiền sử gia đình bị dị ứng: Dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng thịt bò nói riêng đều có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Theo kết quả nghiên cứu, người có tiền sử gia đình (cha mẹ, ông bà, anh chị) mắc các bệnh dị ứng sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng thịt bò.
- Trẻ em: Trẻ em được đánh giá là đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng với thịt bò. Điều này xuất hiện là do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện và ổn định. Vì thế việc đưa vào cơ thể một lượng lớn chất đạm có trong thịt bò sẽ không được hấp thụ hết. Từ đó kích thích quá trình sản sinh histamine.
- Những người có bệnh lý: Hiện tượng ăn thịt bò bị dị ứng xảy ra phổ biến hơn ở những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ địa. Cụ thể như bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, bệnh mề đay mẩn ngứa…
Dấu hiệu nhận biết ăn thịt bò bị dị ứng
Tùy thuộc vào hàm lượng protein được đưa vào cơ thể và yếu tố cơ địa của mỗi người mà biểu hiện khi bị dị ứng thịt bò trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ khác nhau.
Dị ứng thịt bò mức độ nhẹ
Đối với mức độ nhẹ, tình trạng ăn thịt bò bị dị ứng sẽ kèm theo các biểu hiện sau:
- Khoang miệng khó chịu
- Da nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa.
Trong đó ngứa da và khoang miệng khó chịu là hai dấu hiệu điển hình cho thấy lượng histamine trong cơ thể đã được giải phóng. Đối với triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da, chúng sẽ biến mất sau vài ngày kể từ khi bùng phát.
Dị ứng thịt bò mức độ trung bình
Dị ứng thịt bò mức độ trung bình thường xuất hiện kèm theo các biểu hiện sau:
- Viêm da dị ứng và nổi mề đay khiến vùng da bệnh phồng lên kèm theo biểu hiện đỏ da và ngứa ngáy. Triệu chứng này thường tập trung ở vùng môi và mắt. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng đỏ da và ngứa da có thể lan rộng ra hai tay, hai chân, vùng cổ và khiến những vị trí này bị sưng.
- Cơn ngứa xuất hiện ở mũi, mắt dẫn đến hắt xì hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt. Ngoài ra những biểu hiện của bệnh hen suyễn như ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực… cũng có thể xuất hiện ở trường hợp này.
- Nếu cơ thể phản ứng quá mạnh từ việc ăn thịt bò hoặc sử dụng quá nhiều thịt, người bệnh có thể sẽ mắc phải chứng buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…
Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý
Dị ứng thịt bò mức độ nặng
Sốc phản vệ được xác định là triệu chứng nghiêm trọng nhất từ việc ăn thịt bò bị dị ứng. Đối với trường hợp này nếu không được áp dụng các phương pháp xử lý và điều trị thích hợp, bệnh nhân có thể bị hôn mê sâu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Những biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng thịt bò mức độ nặng gồm:
- Sốc phản vệ kèm theo nhiều biểu hiện nguy hiểm như ngứa ngáy vùng hầu họng, phù mạch, khó thở, khó phát âm, chóng mặt, hoa mắt, mất ý thức…
- Sốc phản vệ xảy ra phổ biến ở những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh hen suyễn. Sốc phản vệ sẽ nặng nề hơn và đe dọa đến tính mạng người bệnh khi bệnh xuất hiện ở những người đang mắc bệnh hen suyễn nhưng không kiểm soát hoặc không được kiểm soát tốt.
- Nguy hiểm hơn, các đối tượng có tiền sử bị sốc phản vệ do ăn thịt bò bị dị ứng nếu tiếp tục sử dụng thịt bò và gặp phải tình trạng này thì sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Cách xử lý khi ăn thịt bò bị dị ứng
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, phản ứng của cơ thể đối với thịt và lượng thịt được dung nạp, biện pháp xử lý tình trạng ăn thịt bò bị dị ứng ở mỗi người sẽ khác nhau.
Biện pháp xử lý dị ứng thịt bò mức độ nhẹ
Đối với những trường hợp ăn thịt bò bị dị ứng kèm theo biểu hiện nhẹ như nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa nhẹ… người bệnh có thể xử lý tình trạng này bằng các biện pháp sau:
Chườm nóng
Để cải thiện tình trạng dị ứng thịt bò mức độ nhẹ, người bệnh có thể sao nóng một số loại thảo dược như cúc tần, kinh giới, hương nhu, lá khế, ngải cứu. Sau đó dùng một chiếc khăn bông mềm và sạch bọc lấy phần nguyên liệu đã sao và chườm vào những khu vực có da đang bị tổn thương.
Việc áp dụng biện pháp chườm nóng sẽ giúp bạn kích thích quá trình lưu thông máu, cải thiện cơn ngứa. Đồng thời làm giảm tình trạng đỏ da, da sưng và kiểm soát cảm giác khó chịu của bệnh.
Uống mật ong pha nước ấm
Trong mật ong là một hàm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa, chất kháng viêm tự nhiên, khoáng chất và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Đây đều là những dưỡng chất không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho sức khỏe của làn da.
Nếu uống một ly mật ong pha nước ấm mỗi ngày, người bệnh có thể nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, kháng viêm, chống khuẩn. Đồng thời giúp xoa dịu cảm giác ngứa da, giảm sưng và khắc phục những nốt mẩn đỏ.
Ngoài ra nhà khoa học Australia đã thực hiện một cuộc nghiên cứu xoay quanh tác dụng của mật ong nguyên chất đối với cơ thể. Kết quả cho thấy các hoạt chất bên trong mật ong có khả năng chữa trị mầm bệnh đa kháng và hiệu quả hơn rất nhiều so với thuốc kháng sinh Mupirocin.
Vì thế để cải thiện tình trạng ăn thịt bò bị dị ứng giai đoạn nhẹ người bệnh có thể uống từ 1 – 2 ly trà mật ong pha nước ấm mỗi ngày. Sử dụng liên tục từ 2 – 3 ngày.
Tham khảo thêm: Dị ứng yến mạch: Những điều bạn cần biết để điều trị
Uống trà gừng ấm
Gừng mang tính nóng, vị cay, có tác dụng làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng, giúp cải thiện nhanh cơn ngứa do tình trạng dị ứng thịt bò gây ra. Ngoài ra các hoạt chất trong gừng còn nổi tiếng với khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Đồng thời chống sưng và giảm đau. Vì thế việc đưa gừng vào quá trình điều trị dị ứng thực phẩm sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các biểu hiện của bệnh.
Để pha một tách trà gừng bạn cần cho vào ấm một củ gừng nhỏ đã loại bỏ hết phần vỏ và thái lát. Thêm vào ấm 500ml nước lọc và tiến hành đun sôi trong 10 phút. Hoặc bạn có thể cho gừng vào ly, thêm 300ml nước sôi và tiến hành hãm gừng trong 20 phút. Uống trà gừng ngay khi còn ấm nóng.
Biện pháp xử lý dị ứng thịt bò mức độ trung bình và nặng
Đối với những trường hợp bị dị ứng thịt bò mức độ trung bình/nặng, người bệnh cần dựa vào các biểu hiện và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Đối với trường hợp dị ứng chỉ gây nôn mửa và tiêu chảy
Ở các trường hợp ăn thịt bò bị dị ứng kèm theo biểu hiện tiêu chảy và nôn mửa, người bệnh nên bù nước và điện giải bằng cách sử dụng dung dịch oresol.
Trong trường hợp bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc dạ dày hoặc thuốc cầm tiêu chảy để làm giảm triệu chứng. Bởi việc dùng thuốc tiêu chảy hay thuốc dạ dày đều có khả năng ức chế hoạt động đào thải độc tố của cơ thể. Từ đó khiến dị ứng và những biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với trường hợp dị ứng gây khó thở, cơ thể mệt mỏi, ngất xỉu
Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ngất xỉu, khó thở sau khi ăn thịt bò hoặc có nghi ngờ sốc phản vệ, cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời.
Để điều trị dị ứng gây khó thở, cơ thể mệt mỏi ngất xỉu, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh sau:
- Epinephrin: Epinephrin được sử dụng nhằm ngăn chặn hiện tượng sốc phản vệ, ổn định huyết áp.
- Thuốc kháng histamine: Để kiểm soát dị ứng và những biểu hiện của bệnh (ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…) bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc kháng histamine. Ngoài ra loại thuốc này còn được sử dụng với mục đích ngăn ngừa hiện tượng sốc phản vệ xảy ra.
- Thuốc Corticoid: Thuốc Corticoid được sử dụng cho những bệnh nhân bị dị ứng kèm theo chứng co thắt phế quản gây khó thở.
Đối với trường hợp dị ứng gây sốc phản vệ
Đối với những trường hợp dị ứng gây sốc phản vệ, người bệnh cần gọi cấp cứu để được hỗ trợ và xử lý kịp thời. Trong thời gian chờ xe cấp cứu, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách nằm ở tư thế chân cao hơn đầu, người nhà tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo.
Tham khảo thêm: Dị ứng đậu phộng: Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh
Biện pháp phòng ngừa ăn thịt bò bị dị ứng
Việc áp dụng biện pháp phòng ngừa ăn thịt bò bị dị ứng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi khi xảy ra, triệu chứng của bệnh không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu mà còn gây nguy hiểm do bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Để phòng ngừa dị ứng thịt bò, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Loại bỏ thịt bò và những thực phẩm, món ăn có thành phần là thịt bò ra khỏi chế độ ăn uống mỗi ngày. Ngoài ra để đảm bảo an toàn bạn cần tránh hít mùi thịt hoặc tiếp xúc trực tiếp xúc thịt bò.
- Bạn cần hiểu và nắm rõ thông tin về dị ứng thịt bò và những biểu hiện lâm sàng của bệnh. Từ đó lựa chọn và có những biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp biểu hiện dị ứng có xu hướng gia tăng về số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.
- Khi đi ăn ngoài hoặc tham dự một buổi tiệc bạn nên kiểm tra thành phần của món ăn trước khi sử dụng. Tốt nhất bạn nên chọn những món ăn không có thịt bò, được chế biến đơn giản và không nhiều dầu mỡ.
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng ăn thịt bò bị dị ứng còn phụ thuộc vào số lượng thịt được dung nạp vào cơ thể, khả năng hấp thu và mức độ phản ứng của cơ thể đối với thịt bò. Từ đó những biểu hiện của bệnh và các phương pháp xử lý cũng khác nhau. Vì thế khi mắc bệnh, bạn cần quan sát các biểu hiện để đánh giá mức độ nghiêm trọng và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa
- Dị ứng hải sản và động vật có vỏ cần lưu ý những điều này
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!