7 nguyên nhân gây ngứa lông mi và cách điều trị phù hợp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngứa lông mi là hiện tượng thường gặp, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý do dị ứng hoặc nhiễm trùng như viêm kết mạc, viêm bờ mi,…

ngứa lông mi
Viêm kết mạc, viêm mờ bi,…là những nguyên nhân thường gây ngứa lông mi

Nguyên nhân gây ngứa lông mi

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lông mi, cụ thể gồm:

+ Dị ứng

Một phản ứng dị ứng có thể gây nên viêm da mí mắt. Tình trạng này xảy ra ở một hoặc cả hai mắt với các triệu chứng thường gặp như:

  • Ngứa mí mắt và lông mi
  • Đỏ
  • Da có vẩy
  • Sưng

Nguyên nhân gây dị ứng thông thường là do các thành phần trong sản phẩm trang điểm, dầu gội mà bạn sử dụng. Hoặc do các loại thuốc, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bạn cũng có thể bị ngứa lông mi do chạm tay chứa chất gây dị ứng lên mắt.

Dị ứng gây ra nhiều khó chịu, không chỉ bởi các triệu chứng mà còn trong chẩn đoán và điều trị. Vì khá khó nhận biết bạn đang dị ứng với sản phẩm nào.

+ Viêm kết mạc dị ứng

Ngứa lông mi, mí mắt và mắt có thể là do các chất gây dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, chẳng hạn như phấn hoa, khói bụi, mạt bụi và nấm mốc. Cơ thể bạn phản ứng với các chất gây dị ứng bằng cách sản xuât histamin trong các mô mắt, điều này gây nên triệu chứng ngứa, sưng và đỏ mắt.

+ Viêm bờ mi

Đây là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến khu vực lông mi ở cả hai mắt. Có hai loại viêm bờ mi là:

  • Viêm bờ mi trước: nó ảnh hưởng đến rìa ngoài của mí mắt nơi lông mi mọc
  • Viêm bờ mi sau: ảnh hưởng đến mép trong của mí mắt nơi nhãn cầu tiếp xúc với mí mắt

Có nhiều nguyên nhân gây viêm bờ mi như:

  • Nhiễm khuẩn
  • Chấy hoặc rận lông mi
  • Dị ứng
  • Viêm da tiết bã
  • Tuyến dầu bị tắc

Bệnh lý này gây ngứa, rát và sưng vùng mí mắt nơi lông mi mọc. Đôi khi còn khiến lông mi của bạn bị rụng hoặc mọc theo hướng xiên.

+ Bệnh chắp

Bệnh chắp là một vết sưng cứng xuất hiện đột ngột ở hàng mi. Chúng thường giống như mụn nhọt và có kích thước từ nhỏ đến lớn. Nguyên nhân gây ra chắp là do nhiễm trùng trong nang lông mi, nó thường gây ngứa và đau.

+ Hội chứng khô mắt

Đây là tình trạng mắt bạn không tiết đủ nước mắt để bôi trơn, dẫn đến ngứa ở mắt. Việc sản xuất không đủ nước cũng gây tích tụ chất lạ trong mắt, dẫn đến kích ứng, nhiễm trùng nên gây ngứa ngáy hơn.

+ Phthriasis palpebrarum

Bệnh lý nhiễm trùng do chấy rận này khá hiếm gặp, thường chỉ xuất hiện ở vùng lông mi hoặc các khu vực khác trên cơ thể. Khi gây bệnh ở vùng lông mi, nó dẫn đến ngứa dữ dội nhưng thường bị nhầm lẫn với viêm bờ mi.

+ Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc, đây là một bệnh nhiễm trùng mắt và dễ lây lan. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, gây ngứa, khó chịu, sưng, đỏ dưới mí mắt.

Triệu chứng ngứa lông mi

Bên cạnh những triệu chứng điển hình với từng nguyên nhân gây bệnh, thì có một số triệu chứng khác cũng có thể liên quan đến ngứa lông mi. Bao gồm:

  • Thị lực giảm hoặc mất đột ngột
  • Chảy nước mắt
  • Đau mắt
  • Da nhờn trên mí mắt
  • Cảm giác đau hoặc nóng rát trong hay xung quanh mắt
  • Da đỏ xung quanh mắt
  • Bong vẩy hoặc bong tróc da
  • Sưng mí mắt và dưới vùng mắt

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu cơn ngứa lông mi của bạn không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn thì bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Đau vùng mắt
  • Mờ hoặc mất thị lực
  • Da nhờn, có vẩy trên mí mắt
  • Sưng, đỏ

Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ngứa bằng cách tìm chất gây dị ứng hoặc nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ ngứa lông mi do chất gây dị ứng, các bác sĩ sẽ kiểm tra dị ứng thông qua miếng dán để xem bạn dị ứng với chất nào. Nếu nghi ngờ viêm bờ mi do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ lấy mẫu từ mí mắt để phân tích vi khuẩn, nấm hay chất gây dị ứng.

điều trị ngứa lông mi
Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ khi tình trạng ngứa lông mi nghiêm trọng

Điều trị ngứa lông mi

Có một số phương pháp để điều trị ngứa lông mi, bao gồm:

  • Thuốc nhỏ mắt: giúp giảm ngứa do viêm kết mạc hoặc hội chứng khô mắt
  • Kem Corticosteroid từ 0.5-1% có thể sử dụng cho mí mắt. Loại thuốc này giúp giảm ngứa do viêm da mí mắt. Nhưng không nên sử dụng quá lâu hoặc sản phẩm có hiệu lực mạnh vì nó sẽ làm mỏng da mí mắt.
  • Thuốc kháng histamin: một số loại thuốc kháng histamin có thể được dùng kèm với thuốc nhỏ mắt để làm giảm lượng histamin có trong mắt.
  • Làm sạch: giữ cho mí mắt luôn sạch là cách tốt nhất để giảm ngứa lông mi. Không nên sử dụng xà phòng, đặc biệt là khi bạn bị viêm da. Nếu bạn bị viêm bờ mi, hãy nhẹ nhàng massage mí mắt bằng một miếng vải sạch để ngăn dầu tụ lại trong tuyến mí mắt. Bạn cũng có thể thử rửa mí mắt bằng dầu gội cho trẻ em pha loãng.
  • Giữ ẩm: một số loại kem dưỡng ẩm không mùi có thể hữu ích để làm dịu và dưỡng da mí mắt, nhất là khi bạn bị viêm da mí mắt.
  • Chườm ấm hoặc mát: biện pháp này được khuyến khích cho trường hợp bị viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn.

Phòng ngừa ngứa lông mi

Để ngăn ngừa ngứa lông mi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên vệ sinh chăn, gối, khăn tắm,…
  • Vứt bỏ đồ trang điểm mắt cũ
  • Không chia sẻ đồ trang điểm cho bạn bè
  • Nếu bạn đeo kính áp tròng thì hãy để mắt nghỉ ngơi trong một vài ngày bằng cách đeo kính bình thường. Nhưng nếu không thể, thì bạn hãy đảm bảo vệ sinh kính áp tròng thường xuyên.
  • Giữ khu vực mí mắt và xung quanh sạch sẽ
  • Không chà xát hoặc dùng tay dơ chạm vào vùng mắt
  • Cố gắng xác định các sản phẩm gây dị ứng cho mí mắt và loại bỏ sản phẩm này.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng ngứa mí mắt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh hãy trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

Dị ứng với trứng: Nguy hiểm nhưng ít người biết

Trứng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Đây là hiện tượng quá mẫn cảm với protein...

Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

Dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có...

Bà bầu bị dị ứng thời tiết phải làm sao khắc phục?

Dị ứng thời tiết khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến hơi thở. May mắn là hiện tại...

Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *