Hiếm muộn

Hiếm muộn là thuật ngữ chỉ tình trạng chậm con của các cặp vợ chồng, mặc dù họ vẫn quan hệ bình thường và không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh thai nào. Nguyên nhân có thể đến từ phía nữ giới hay nam giới. Các cặp vợ chồng cần thăm khám sớm để có biện pháp hỗ trợ sinh sản, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Tổng quan

Hiếm muộn chỉ tình trạng chậm con của các cặp vợ chồng. Nhiều năm sau khi về chung sống không mang thai tự nhiên, mặc dù họ vẫn sinh hoạt tình dục bình thường và không sử dụng biện pháp phòng tránh thai.

Tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng ngày càng có xu hướng gia tăng

Thời gian để xác định hiếm muộn là vợ chồng sau khi chung sống 1 năm, có quan hệ tình dục thường xuyên nhưng không mang thai. Ở phụ nữ trên 35 tuổi thời gian được xác định ngắn hơn 6 tháng.

Đối với các trường hợp bình thường, sau khi có quan hệ vợ chồng trong vòng 12 tháng đổ lại phụ nữ sẽ mang thai, tỷ lệ này đạt đến hơn 85%. Những trường hợp khác mang thai sớm, sau 3 tháng sinh hoạt vợ chồng không sử dụng biện pháp phòng tránh chiếm tỷ lệ khoảng 25%.

Do đó, với những trường hợp có quan hệ nhưng không có thai lâu hơn 1 năm có khả năng cặp vợ chồng này gặp phải tình trạng hiếm muộn. Hai vợ chồng cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm, tránh tình trạng chậm con kéo dài gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tình trạng hiếm muộn xuất hiện khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ người vợ hoặc người chồng. Dưới đây là những trường hợp có thể xảy ra:

Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới:

  • Bất thường về chất lượng và số lượng tinh trùng là nguyên nhân gây chậm con ở nam giới. Tinh trùng yếu, khó tiếp cận và xâm nhập vào trứng để thụ tinh. Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng bao gồm các bệnh lý về tình dục, bệnh quai bị,...
  • Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khiến nam giới bị hiếm muộn, không đảm bảo chức năng sinh sản.
  • Một số bệnh nam khoa có thể là nguyên nhân khiến phái mạnh khó có con, tinh trùng yếu như xuất tinh sớm, bệnh liệt dương, yếu sinh lý, hẹp bao quy đầu,..
  • Rối loạn cương dương, xuất tinh ngược,... cũng là nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới.
  • Một số nguyên nhân khác bao gồm giãn tĩnh mạch thừng tinh, bệnh về ống dẫn tinh, tinh hoàn,... hình thành do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.

Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nữ giới:

  • Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, thời gian rụng trứng bất thường khiến việc thụ thai gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ thường gặp nhất.
  • Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, bị viêm nhiễm nấm ngứa khiến tinh trùng khó tiếp cận với trứng.
  • Môi trường âm đạo mất cân bằng, ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, viêm nhiễm là nguyên nhân gây chậm con ở phụ nữ.
  • Tử cung không hoạt động bị thường, niêm mạc mỏng gây khó khăn cho việc trứng đã thụ tinh làm tổ.
  • Một số trường hợp khác bị hiếm muộn ở nữ do tác hại sau lần nạo phá thai không an toàn, thời gian quan hệ không khớp với thời gian rụng trứng, tuổi tác cao ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ảnh hưởng đến khả năng thụ thai,...

Các cặp vợ chồng bị hiếm muộn cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe và tìm ra nguyên nhân gây chậm con để có biện pháp khắc phục sớm. Không nên để tuổi tác càng cao, nhất là sau 35 khiến cho việc mang thai tự nhiên khó hơn, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Tình trạng hiếm muộn có diễn biến âm thầm, nhiều người không nhận biết cho đến khi thấy thời gian trôi qua lâu nhưng không mang thai. Các cặp vợ chồng khó có thai tự nhiên cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm.

Các cặp đôi gặp vấn đề sinh sản, chậm con mặc dù không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh nào

Một số vấn đề có liên quan đến sức khỏe sinh sản, dấu hiệu cảnh báo hiếm muộn bạn cần lưu ý:

Đối với nam giới:

  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương
  • Xảy ra hiện tượng dạ cương
  • Sưng đau tinh hoàn
  • Búi tinh hoàn, cục u bất thường ở tinh hoàn
  • Teo tinh hoàn
  • Khó đạt cực khoái
  • Không xuất tinh

Đối với nữ giới:

  • Kinh nguyệt rối loạn, ra kinh ít, đôi khi tắc kinh trong thời gian dài
  • Suy giảm ham muốn tinh dục
  • Cân nặng tăng nhanh
  • Nội tiết tố thay đổi gây rụng tóc, mụn trứng cá
  • Đau bụng dưới thường xuyên
  • Bị viêm nhiễm phụ khoa, ra khí bất thường về màu sắc, mùi

Những triệu chứng kể trên là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ hiếm muộn ở nam giới và nữ giới. Ngoài ra, chúng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nam khoa, phụ khoa cần được phát hiện và điều trị sớm. Phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm, bất thường tại cơ quan sinh dục, sinh sản gây vô sinh, hiếm muộn.

Chẩn đoán

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc xét nghiệm, chẩn đoán hiếm muộn cho các cặp vợ chồng trở nên dễ dàng hơn. Do đó, khi nhận thấy cả hai không có con sau một thời gian dài, các cặp đôi nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng nam giới và nữ giới đang gặp phải. Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh lý của cả hai, các vấn đề liên quan, kết hợp xét nghiệm cần thiết. Bao gồm:

Chẩn đoán hiếm muộn cho nam giới:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ đối với nam giới, phát hiện các vấn đề về sinh sản cho phái mạnh.
  • Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có liên quan đến khả năng thụ thai.
  • Xét nghiệm nội tiết tố đánh giá chức năng sinh sản của nam giới.
  • Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh cho nam giới nếu bác sĩ có nghi ngờ tình trạng hiếm muộn liên quan xuất tinh ngược dòng.

Chẩn đoán hiếm muộn cho nữ giới: 

  • Thực hiện xét nghiệm AMH đánh giá chức năng buồng trứng, chỉ số trứng có trong buồng trứng.
  • Xét nghiệm miễn dịch đánh giá chức năng  mang thai, phát hiện các bệnh lý liên quan như bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, cũng như các bệnh lý khác.
  • Xét nghiệm chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa, xét nghiệm tuyến giáp cho phụ nữ.
  • Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú, xét nghiệm nội tiết.
  • Ngoài ra, phụ nữ cần siêu âm tử cung, buồng trứng để phát hiện có hay không sự tắc nghẽn, tổn thương, viêm nhiễm sâu bên trong để xử lý sớm.
  • Siêu âm bơm nước tử cung, chụp X quang vòi trứng, nội soi buồng trứng,... cũng là các phương pháp chẩn đoán được thực hiện.

Sau khi có kết quả, đánh giá khả năng sinh sản ở nam giới và nữ giới, bác sĩ giúp các cặp đôi xác định nguyên nhân gây hiếm muộn xuất phát từ người chồng hay người vợ. Dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người để đưa ra phương án mang thai an toàn nhất, giúp cặp đôi có con tự nhiên hoặc can thiệp biện pháp hỗ trợ tương ứng.

Chẩn đoán tình trạng hiếm muộn do nguyên nhân nào gây ra và tìm cách khắc phục

Biến chứng và tiên lượng

Tình trạng vô sinh hiếm muộn ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây ra vấn đề này rất da dạng, có liên quan đến các bệnh lý về sinh dục, sinh sản ở nam giới và nữ giới. Các cặp vợ chồng bị chậm con trong thời gian dài cần chủ động đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị sớm.

Trường hợp hiếm muộn liên quan đến bệnh lý nam khoa, phụ khoa không can thiệp sớm có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, người bệnh còn gặp nhiều biến chứng gây hại nghiêm trọng sức khỏe tổng thể.

Các vấn đề về sinh sản còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nam giới và nữ giới. Do đó, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường, các cặp đôi nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bằng giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Điều trị

Với sự phát triển của y học hiện đại, tình trạng hiếm muộn ngày nay có nhiều cơ hội cải thiện hơn cho cả nam và nữ. Sau thăm khám, tùy vào nguyên nhân gây chậm con của các cặp vợ chồng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ can thiệp phù hợp. Một số biện pháp được thực hiện như:

Phương pháp thụ tinh nhân tạo:

Để vợ chồng có thai như mong muốn, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có thể được thực hiện. Các cặp đôi nên đến bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp này. Hiện nay có 2 kỹ thuật được thực hiện bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm và bơm tinh trùng vào buồng tử cung:

Phương pháp thụ tinh ống nghiệm hỗ trợ cặp vợ chồng hiếm muộn mong con

  • Phương pháp thụ tinh ống nghiệm: Hay còn gọi là phương pháp thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm IVF, đây là biện pháp khắc phục vô sinh hiếm muộn được thực hiện phổ biến. Tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được lựa chọn kỹ, lấy ra đưa vào phòng thí nghiệm thụ thai bên ngoài. Sau khi phôi đưa nuôi cấy thành công sẽ đưa trở lại buồng tử cung của người vợ. Phôi bắt đầu làm tổ và trải qua quá trình mang thai như những phụ nữ khác. Áp dụng thụ tinh ống nghiệm cho trường hợp tinh trùng và trứng của vợ chồng vẫn đảm bảo điều kiện để nuôi cấy phôi thai.
  • Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung: Hay còn gọi là phương pháp IUI, tinh trùng được chọn lọc những con khỏe mạnh nhất để bơm vào bên trong buồng tử cung. Khi đó, chúng sẽ tiếp cận với trứng và thụ thai theo quy trình bình thường. Áp dụng IUI cho nam giới bị rối loạn chức năng sinh dục, xuất tinh sớm,...

ĐỌC NGAY: Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không?

Can thiệp ngoại khoa:

Phương pháp ngoại khoa có thể được chỉ định nhằm khắc phục nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn cho nam và nữ. Dựa vào tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp:

  • Thực hiện ở nam giới nhằm giải phẫu điều chỉnh dương vật, hạ tinh hoàn, phục hồi chức năng ở ống dẫn tinh, tạo hình lỗ tiểu thấp, tiến hành ghép da bìu khi cần thiết,... và các thủ thuật khác.
  • Điều trị tắc kinh, bế kinh ở nữ giới, loại bỏ ổ viêm nhiễm, vị trí bị tổn thương không thể phục hồi bên trong hệ thống sinh sản,...

Can thiệp ngoại khoa có các rủi ro tiềm ẩn nhất định, nam giới lẫn nữ giới cần được thăm khám kỹ trước khi thực hiện. Tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện lớn, có bác sĩ chuyên khoa tay nghề giỏi để nhận tư vấn điều trị hiếm muộn, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Sử dụng thuốc hỗ trợ:

Ngoài các biện pháp kể trên, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc hỗ trợ sinh sản, bổ sung hormone tăng khả năng mang thai tự nhiên. Áp dụng cho những trường hợp nhẹ, có thể khắc phục bằng biện pháp nội khoa mà không cần can thiệp chuyên sâu.

Đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân nữ bị hiếm muộn do thiếu hormone, gặp các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chu kỳ rụng trứng,... Thuốc hỗ trợ sinh sản cũng có thể được chỉ định dùng trước 3-6 tháng để thụ thai hiệu quả hơn bằng các biện pháp điều trị khác.

Thuốc có giá thành phải chăng, dễ dàng sử dụng, tuy nhiên cũng gây ra các tác dụng phụ nhất định như tăng tỷ lệ sinh đôi, ảnh hưởng đến tâm trạng người dùng, gây đau vùng chậu, u nang buồng trứng, tăng nguy cơ tích tụ chất lỏng trong ổ bụng,...

Hỗ trợ sinh sản cho cặp vợ chồng hiếm muộn bằng thuốc bổ sung hormone

Hai nhóm thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc Clomiphene: Thuốc có tác dụng kích thích rụng trứng cho phụ nữ. Trong khoảng 3 tháng đầu chu kỳ kinh nguyệt nữ trở nên đều đặn hơn, nhiều trường hợp mang thai tự nhiên sau 3 liệu trình sử dụng.
  • Thuốc Gonadotropins: Thuốc hỗ trợ sinh sản cho nữ, tăng tỷ lệ thụ thai tự nhiên.

Ngoài ra còn nhiều nhóm thuốc khác được sử dụng cho cả nam lẫn nữ để tăng tỷ lệ mang thai tự nhiên. Mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng nhất định lên cơ thể bệnh nhân, bên cạnh lợi ích còn gây ra một vài tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản theo hướng dẫn của bác sĩ.

XEM THÊM: 10 cây thuốc nam chữa vô sinh, hiếm muộn cực hay

Sử dụng sản phẩm bổ sung:

Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm bổ sung hỗ trợ sinh sản cho cả nam giới và nữ giới. Bệnh nhân có thể tham khảo, sử dụng sản phẩm phù hợp với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đa số các loại bổ sung đều có tác dụng tăng sản sinh hormone sinh dục, sinh sản, hỗ trợ quá trình thụ thai và mang thai. Tùy tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây hiếm muộn của mỗi người để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Các sản phẩm bổ sung có tác dụng hỗ trợ điều trị, không phải là giải pháp can thiệp tối ưu cho tất cả các trường hợp hiếm muộn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ, tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra phương pháp điều trị nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, bảo vệ chức năng sinh sản.

Điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt:

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị hiếm muộn kể trên, các cặp vợ chồng mong con nên chú ý điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và ăn uống để cải thiện sức khỏe, góp phần tăng hy vọng mang thai tự nhiên.

Theo đó, người bệnh cần lưu ý:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể thông qua các thực phẩm lành mạnh.
  • Ăn hoa quả, trái cây, rau củ tươi, hạn chế ăn nhiều chất béo, đồ ăn chứa dầu mỡ, thức uống chứa cồn, chất kích thích,...
  • Tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng thuốc lá cũng như các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
  • Lựa chọn đồ lót phù hợp, không mặc đồ lót, quần áo bó sát ảnh hưởng đến tinh hoàn, tăng nguy cơ ẩm ướt vùng kín gây viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa.
  • Duy trì cân nặng cân đối, hạn chế tăng cân hoặc tụt cân quá nhanh chóng.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế căng thẳng, lo âu, điều chỉnh lịch làm việc, sinh hoạt, dành thời gian để cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi.

ĐỪNG BỎ LỠ: Hiếm muộn nên ăn gì, kiêng gì giúp vợ chồng sớm có con?

Phòng ngừa

Hiếm muộn là vấn đề đau đầu của nhiều cặp đôi. Tình trạng này gây ra những nỗi lo âu, buồn chán, ảnh hưởng đến đời sống đôi lứa, tinh thần và sức khỏe tổng thể. Người bị chậm con cần đến gặp chuyên gia để khám và khắc phục sớm bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phát hiện sớm các vấn đề sinh sản cho các cặp đôi

Ngoài ra, các cặp vợ chồng cần chủ động phòng tránh hiếm muộn bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, kết hợp thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân để sớm phát hiện bất thường và điều trị. Các lưu ý cần ghi nhớ:

  • Cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là nhóm chất có lợi cho sức khỏe sinh sản, tăng tiết hormone sinh dục. Tuy nhiên nên bổ sung cân đối, vừa phải, không ăn quá nhiều để tránh gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn.
  • Tập luyện thể dục, vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tốt cho sức khỏe sinh sản cho cả nam giới lẫn nữ giới.
  • Loại bỏ các thói quen không có lợi cho sức khỏe như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất lích thích, thức khuya,...
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, chủ động phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chung thủy đời sống một vợ một chồng.
  • Khám sức khỏe, điều trị các bệnh lý lây qua đường tình dục theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với nữ giới không nên nạo phá thai, trường hợp cần đình chỉ thai nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
  • Bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết trong thời gian trước mang thai theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Thăm khám định kỳ, tầm soát các bệnh lý nguy cơ sớm trước khi mang thai. Khám phụ khoa, nam khoa sớm khi phát hiện cơ thể có biểu hiện lạ để ngăn ngừa các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi có quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp phòng tránh nhưng hơn 1 năm không mang thai là do đâu?

2. Vì sao tôi bị hiếm muộn?

3. Tôi có thể nhận biết hiếm muộn sớm qua các triệu chứng nào?

4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nào?

5. Hiếm muộn có mang thai tự nhiên được không?

6. Tôi có thể sử dụng thuốc bổ sung hormone và có con tự nhiên không?

7. Trường hợp nào tôi cần phẫu thuật?

8. Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm bao nhiêu?

9. Tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công là bao nhiêu?

10. Tôi cần tái khám định kỳ không?

Hiếm muộn là vấn đề gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của nhiều cặp vợ chồng. Để ngăn chặn các rủi ro không mong muốn, các cặp đôi chậm con nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám sớm. Kịp thời phát hiện nguy cơ  hiếm muộn và có biện pháp can thiệp điều trị đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản cho nam giới và nữ giới.

THAM KHẢO THÊM