Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm IVF : Quy trình và giá cả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm là một phương pháp giúp tăng tỷ lệ mang thai cao hơn. Chi phí thực hiện thụ tinh nhân tạo thường dao động trong khoảng 70 – 100 triệu. Hãy đọc tiếp bài viết để biết thêm quy trình thực hiện thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm.

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp thụ tinh nhân tạo giúp tăng cơ hội có thai, có con.
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp thụ tinh nhân tạo giúp tăng cơ hội có thai, có con.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm (Tiếng Anh: In vitro fertilization, viết tắt là IVF) là một phương pháp mang lại cơ hội về con cái cho bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn. Phương pháp này kế thừa và áp dụng những thành tựu khoa học ở nhiều lĩnh vực như y học, sinh học, hóa học.

Phương pháp này thực hiện bằng cách trích lấy tinh trùng của người chồng và noãn trứng của người vợ để kết hợp lại. Sau đó, bác sĩ nuôi cấy tế bào phôi ở ống nghiệm rồi cấy vào tử cung của người vợ. Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là 40 – 50%.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có uy điểm là có thể sàng lọc, phát hiện và loại bỏ những tế bào tinh trùng dị tật, có chất lượng kém, trứng kém chất lượng. Kỹ thuật sàng lọc sẽ giữ lại lượng tinh trùng, trứng và phôi có chất lượng, giúp cho tỷ lệ thụ thai thành công sẽ cao hơn.

Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm là một phương pháp mới, tác lấy tinh trùng và trứng để tạo phôi bên ngoài, sau đó cấy vào tử cung.
Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm là một phương pháp mới, tác lấy tinh trùng và trứng để tạo phôi bên ngoài, sau đó cấy vào tử cung.

Quy trình và giá cả kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, cả người vợ và người chồng cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm và được bác sĩ dặn dò một số lưu ý trước khi thực hiện thụ tinh.

Khi sức khỏe của người vợ và người chồng đều đã đạt chuẩn, có thể bắt đầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm được, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tiến hành.

Sau đây là quy trình thực hiện thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm; trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Người vợ được bơm thuốc kích thích rụng trứng mỗi ngày, trong vòng 10 – 12 ngày;
  • Bước 2: Khi trứng của người vợ đã rụng, bác sĩ tiến hành chọc hút trứng qua đường âm đạo. Quá trình chọc hút trứng diễn ra trong vòng 10 – 15 phút. Cùng lúc ấy, người chồng cũng được yêu cầu thực hiện lấy tinh trùng.
  • Bước 3: Trứng và tinh trùng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để được thụ tinh và tạo phôi. Tại đây, bác sĩ sẽ cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau, tạo ra phôi.
  • Bước 4: Phôi sẽ được nuôi cấy trong ống nghiệm từ 2 đến 5 ngày để bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của phôi.
  • Bước 5: Khi phôi đã phát triển tốt, bác sĩ sẽ chuyển phôi nuôi cấy vào trong tử cung của người vợ. Tuy nhiên, trước khi chuyển phôi vào tử cung, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng niêm mạc của tử cung đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Niêm mạc tử cung cần phải có độ dày nhất định, có chất lượng tốt là niêm mạc đã đạt tiêu chuẩn để cấy phôi. Sự kỹ lưỡng này giúp cho phôi phát triển thuận lợi trong tử cung.
  • Bước 6: Sau khi được cấy phôi vào tử cung, người vợ cần nghỉ ngơi, dùng một số thuốc nội tiết và được theo dõi tình hình phôi thai trong vòng 2 tuần.
  • Bước 7: Sau 2 tuần, người vợ đến gặp bác sĩ để xét nghiệm máu, thử thai. Nếu độ beta HCG trong máu đạt đến mức IU/l, người vợ đã thụ thai. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi thêm một thời gian để kiểm tra sức khỏe của tim thai khi phát triển.
  • Bước 8: Trong trường hợp sau 2 tuần, phôi thai không phát triển được (nồng độ beta HCG dưới 5 IU/l), bác sĩ sẽ chỉ định người vợ tiếp tục thực hiện chọc hút trứng và cấy phôi thai vào tử cung.

Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm là phương pháp thụ tinh có sự can thiệp của khoa học và y học; khác hẳn với thụ tinh tự nhiên qua việc quan hệ tình dục.

Bác sĩ sẽ hút lấy noãn trứng trong tử cung ra ngoài để thực hiện tạo phôi.
Bác sĩ sẽ hút lấy noãn trứng trong tử cung ra ngoài để thực hiện tạo phôi.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm này thường có chi phí dịch vụ rất cao. Tại Việt Nam, chi phí thực hiện thụ tinh ống nghiệm sẽ dao động trong khoảng từ 70 đến 100 triệu đồng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người vợ, chất lượng tinh trùng của người chồng,… chi phí luôn có sự khác biệt ở mỗi trường hợp điều trị.

Một số lưu ý khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

1. Đối tượng phù hợp

Thụ tinh trong ống nghiệm là giải pháp tốt nhất hiện nay, giúp mang lại cơ hội có con cho những người bị vô sinh, hiếm muộn.

Tuy nhiên, không phải ai bị vô sinh hiếm muộn cũng có thể áp dụng phương pháp này để mang thai. Một số đối tượng phù hợp là:

  • Trường hợp người chồng có tinh trùng yếu/quá yếu, tinh trùng bị dị tật;
  • Trường hợp người vợ bị tắc vòi trứng;
  • Trường hợp người vợ có tuổi tác cao (từ 40 tuổi trở lên);
  • Trường hợp đã thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung nhiều lần nhưng thất bại.

Những trường hợp này có thể áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để tăng cơ hội có con. Tuy nhiên, phụ nữ ở tuổi càng cao thì tỷ lệ thành công càng giảm.

Bạn nên biết: Bị Tinh Trùng Yếu Có Thụ Tinh Ống Nghiệm Được Không?

Thụ tinh trong ống nghiệm phù hợp đối với những người có tinh trùng yếu, nữ giới bị tắc vòi trứng,...
Thụ tinh trong ống nghiệm phù hợp đối với những người có tinh trùng yếu, nữ giới bị tắc vòi trứng,…

2. Chuẩn bị trước khi thực hiện thụ tinh

Trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm IVF, bạn cần biết một số thông tin quan trọng sau:

  • Nữ giới/người vợ ở độ tuổi trên 35 cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý, sức khỏe. Xác xuất thành công ở độ tuổi 35 , 40 thấp hơn so với nữ giới trong độ tuổi 30. Ở độ tuổi 35 – 40, số lượng trứng, chất lượng trứng sẽ giảm đi nhiều, số phôi cho ra có thể ít hơn.
  • Người vợ và người chồng cần chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe. Một sức khỏe tốt sẽ khiến tinh trùng khỏe mạnh hơn, trứng có chất lượng tốt hơn.
  • Một số biện pháp giúp cải thiện sức khỏe trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm là: ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể dục thường xuyên, tránh xa chất kích thích, giữ tinh thần lạc quan,…;
  • Người có nhu cầu thụ tinh trong ống nghiệm cần lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín, có chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm;
  • Chuẩn bị tâm lý nếu phải đối diện với thất bại. Bạn không nên lo âu, bi quan, suy sụp tinh thần trong quá trình thực hiện;
  • Vững chắc về tài chính là một điều không kém phần quan trọng.
Trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, bạn cần chuẩn bị sức khỏe, tài chính và tâm lý thật tốt.
Trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, bạn cần chuẩn bị sức khỏe, tài chính và tâm lý thật tốt.

3. Chăm sóc sức khỏe sau cấy phôi

Sau khi được cấy phôi thụ tinh trong ống nghiệm vào tử cung, người vợ cần chú ý quan tâm đến sức khỏe và cần chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Về dinh dưỡng sau khi thụ tinh, lúc này người vợ nên ăn các loại thức ăn tốt cho thai nhi như rau củ tươi, các loại đậu, thức ăn mềm, dễ tiêu, thức ăn giàu protein, trái cây tươi,… Bạn cần tránh các loại thực phẩm dễ gây ra sảy thai, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh,…

Về sinh hoạt hàng ngày, người vợ cần tránh lao động nặng. Nên thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, đi bộ, tập các động tác đơn giản trong yoga,… Bạn cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, tránh lo âu, căng thẳng. Bạn nên vệ sinh vùng kín hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ để không để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, gây hại cho phôi thai.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể âu yếm trong sinh hoạt vợ chồng để có tinh thần lạc quan, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, tránh quan hệ tình dục, xuất tinh vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Chăm sóc súc khỏe đúng cách và chăm sóc thật tốt sẽ giúp cho kết quả thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra thành công, tránh nguy cơ bị sảy thai.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Tinh trùng yếu có chữa được không, bằng cách nào?

Bệnh tinh trùng yếu là nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nam giới. Chính vì vậy, khá nhiều cặp vợ chồng quan tâm đến vấn đề tinh trùng...

Tinh trùng loãng có phải yếu không, hay mắc bệnh gì?

Tinh trùng loãng có phải yếu không, hay mắc bệnh gì là vấn đề được nhiều nam giới quan tâm....

Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung, không khí, BCS…

Tinh trùng sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều nam giới. Thông thường, tinh trùng có khả năng...

Tinh trùng là gì? Đặc điểm, cấu tạo và thông tin cần biết

Tinh trùng là gì? Đặc điểm, cấu tạo và thông tin cần biết

Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới, khi kết hợp với trứng sẽ tạo thành hợp tử,...

Acrosome là gì? Tinh trùng ít acrosome có thụ thai được?

Chất lượng và số lượng tinh trùng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản...

Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không?

Tinh trùng yếu xảy ra phổ biến ở nam giới có chế độ ăn uống không khoa học, chế độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *