Teo tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Teo tinh hoàn là trường hợp xảy ra khi tinh hoàn có dấu hiệu co lại. Đây là hai tuyến sinh sản của nam nằm ở trong túi bìu ngay dưới dương vật có trách nhiệm tạo ra tinh trùng. Có một số lý do tiềm ẩn gây nên tình trạng teo tinh hoàn như lão hóa, các điều kiện y tế hoặc nhiễm trùng.

Teo tinh hoàn là gì?

Teo tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn co lại khiến cơ quan này trở nên nhỏ hơn so với kích thước thật của nó do mất một số tế bào mầm (sản xuất tinh trùng) và tế bào Leydig (sản xuất hormone testosterone).

teo tinh hoàn
Nam giới bị teo tinh hoàn là tình trạng cơ quan này bị co rút kích thước thật vốn có

Nếu tinh hoàn teo lại có thể khiến nam giới có số lượng tinh trùng và nồng độ testosterone thấp hơn bình thường. Teo tinh hoàn khác hoàn toàn với sự co lại do nhiệt độ lạnh, vì khi cơ thể duy trì sự ấm áp, tinh hoàn sẽ trở lại kích thước ban đầu.

Nguyên nhân gây teo tinh hoàn

Có một số nguyên nhân gây teo tinh hoàn điển hình do thể chất hoặc các bệnh lý như:

Tuổi tác

Theo thời gian, tinh hoàn có thể sẽ bắt đầu teo lại. Đây là một quá trình tự nhiên vì cơ thể sản xuất ít testosterone hoặc tinh trùng hơn sau những giai đoạn cao điểm của lứa tuổi sinh sản.

Mất cân bằng hormone

Mất cân bằng nội tiết tố đôi khi cũng có thể gây teo tinh hoàn. Nếu cơ thể không thể sản xuất testosterone, tinh hoàn có thể bắt đầu co lại. Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây mất cân bằng hormone làm ức chế sản xuất testosterone bao gồm:

  • Sử dụng liệu pháp thay thế testosterone
  • Dùng hormone estrogen
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là một căn bệnh nhiễm trùng gây đau ở tinh hoàn. Bệnh này thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra mà một số nguyên nhân phổ biến thường là:

  • Nhiễm vi khuẩn chlamydia
  • Bệnh lậu
  • Vi khuẩn đường ruột tấn công vào niệu đạo sau khi giao hợp qua đường hậu môn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Phẫu thuật đường tiết niệu
  • Sử dụng ống thông tiểu.

Bệnh lý

Một số bệnh nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ teo tinh hoàn, bao gồm cả chứng quai bị và HIV. Điều trị sớm có thể khắc phục mức độ nghiêm trọng của chứng co rút tinh hoàn.

Dùng quá nhiều rượu

Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone. Điều này có thể gây tổn thương mô tinh hoàn và gây teo tinh hoàn.

uống nhiều rượu bia
Nam giới uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tình trạng teo tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn xảy ra nếu một tinh hoàn quay xung quanh dây tinh trùng nối với phần còn lại của cơ quan sinh sản. Ngoài đau và sưng, xoắn tinh hoàn khiến cơ quan này mất máu, oxy và dẫn đến teo tinh hoàn vĩnh viễn.

Ung thư tinh hoàn

Trong một số ít trường hợp, ung thư tinh hoàn có thể gây teo tinh hoàn. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình để chẩn đoán ung thư tinh hoàn là 33 tuổi.

Độc thêm thông tin: Những điều nam giới cần biết về ung thư tinh hoàn

Triệu chứng teo tinh hoàn

Thông thường, triệu chứng rõ ràng nhất của teo tinh hoàn là sự co rút đáng chú ý của một hoặc cả hai tinh hoàn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân gây nên mà nam giới sẽ thấy một số triệu chứng đi kèm:

  • Kích thước dương vật lớn hơn
  • Thiếu lông mu hoặc lông mặt
  • Tinh hoàn mềm
  • Ham muốn tình dục thấp hơn
  • Giảm khối lượng cơ bắp
  • Đau tinh hoàn
  • Viêm và sốt
  • Buồn nôn và nôn.

Chẩn đoán và điều trị teo tinh hoàn

Bác sĩ thường sẽ bắt đầu chẩn đoán tình trạng teo tinh hoàn bằng cách đặt câu hỏi về lối sống và lịch sử y tế của bệnh nhân. Họ cũng sẽ hỏi về những loại thuốc mà bạn dùng gần đây để đưa ra chẩn đoán chính xác:

thăm khám bác sĩ khi teo tinh hoàn
Nam giới nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi gặp tình trạng teo tinh hoàn

1. Chẩn đoán chứng teo tinh hoàn

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất của tinh hoàn bằng cách thăm khám lâm sàng để xác định:

  • Kích thước
  • Hình dạng
  • Kết cấu

Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu nam giới làm một số xét nghiệm bổ sung để giúp xác định nguyên nhân gây teo tinh hoàn như:

  • Siêu âm tinh hoàn
  • Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng lây qua đường tình dục
  • Xét nghiệm mức độ hormone testosterone

2. Điều trị chứng teo tinh hoàn

Căn cứ vào nguyên nhân gây tình trạng teo tinh hoàn, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chữa phù hợp:

  • Kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng
  • Liệu pháp thay thế hormone
  • Phẫu thuật trong trường hợp xoắn tinh hoàn.

Nếu nam giới phát hiện sớm chứng teo tinh hoàn và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng co rút cơ quan này. Nhất là khi xoắn tinh hoàn, cần phải được điều trị ngay lập tức để tránh tổn thương vĩnh viễn ở tinh hoàn.

Nam giới nên theo dõi thường xuyên kích thước và hình dạng của tinh hoàn. Nếu một hoặc cả hai tinh hoàn trở nên nhỏ đáng kể, tốt nhất là bạn cần nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra phương pháp can thiệp hữu hiệu.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Nam giới có nên xuất tinh thường xuyên hay không?

Theo triết lý phương Đông, việc người đàn ông có sự điều tiết về việc xuất tinh sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tuổi thọ và sức mạnh cơ bắp....
Điều trị rối loạn cương dương bằng sóng xung kích và những điều cần lưu ý

[ Mới ] Phương pháp điều trị rối loạn cương dương bằng sóng xung kích

Chữa rối loạn cương dương bằng sóng xung kích là một phương pháp mới. Vì có nhiều ưu điểm, do...

4 Bí quyết chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ hay hơn uống thuốc

Chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ là một trong những phương pháp dân gian được rất nhiều người biết...

Thuốc bổ thận PV: Thành phần, công dụng, giá bán

Bổ thận PV là một trong những dòng sản phẩm nội địa, do công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh...

17 thuốc, sản phẩm giúp tăng chất lượng tinh trùng tốt nhất

Tinh trùng yếu nên uống thuốc hay sản phẩm gì để tăng số lượng và chất lượng tinh trùng là...

Điều gì có thể gây ra khối u tinh hoàn ở nam giới?

Hầu hết các khối u trong tinh hoàn là vô hại. Phần lớn các khối u được tìm thấy trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *