Bệnh động mạch cảnh

Bệnh động mạch cảnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, người bệnh cần được thăm khám sớm để xử lý các tổn thương, sai sót tại động mạch cảnh, phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm.

Tổng quan

Động mạch cảnh có vai trò quan trọng đối với hệ thống vận hành cơ thể. Nhiệm vụ của động mạch cảnh là đưa máu lên não bộ, vùng đầu và mặt. Ở người khỏe mạnh, hoạt động của động mạch cảnh trơn tru, không gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Bệnh động mạch cảnh là gì
Bệnh động mạch cảnh là tình trạng tắc nghẽn, tổn thương động mạch hai bên cổ gây thiếu máu não và nhiều biến chứng

Tuy nhiên, khi động mạch cảnh bị thu hẹp do vấn đề nào đó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh động mạch cảnh (Carotid Artery Disease) là tình trạng tắc nghẽn động mạch cảnh một bên hoặc cả hai bên khiến não không nhận đủ lượng máu nuôi dưỡng cần thiết.

Các mảng bám trên thành động mạch cảnh, làm thu hẹp lòng mạch dẫn đến máu huyết lưu thông kém. Những mảng bám tạo thành từ chất béo, cholesterol dư thừa, chúng bám vào thành mạch hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch.

Bệnh động mạch cảnh có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân không thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên do các triệu chứng cảnh báo ban đầu khá mờ nhạt, bất thường tại mạch máu chỉ đến khi trở nên nghiêm trọng mới bùng phát triệu chứng, bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

Phân loại

Động mạch cảnh nằm ở cổ, có nhiệm vụ đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não bộ. Mỗi người sẽ có 2 động mạch cảnh chung nằm ở 2 bên cổ. Tình trạng bệnh động mạch cảnh có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên:

  • Động mạch cảnh trong: Động mạch chạy từ cổ nối liền đến đáy hộp sọ, chúng đi từ phần phân nhánh vị trí hai bên cổ. Ống động mạch cảnh 2 nhánh sẽ đi qua lỗ hộp sọ, phân chia hộp sọ thành ngoại sọ và nội sọ của động mạch. Động mạch cảnh trong không đi thẳng hàng mà quanh co bên trong hộp sọ, tiếp tục phân nhánh, nhiệm vụ đưa máu đến não và mắt.
  • Động mạch cảnh ngoài: Động mạch cảnh ngoài có 8 nhánh. Chúng có nhiệm vụ bổ sung máu cho cấu trúc tại cổ và mặt. Động mạch cảnh ngoài bắt đầu ở hai bên cổ, đi đọc lên đến phía ngoài tai chia thành động mạch hàm trên, động mạch thái dương bề ngoài.

Sự bất thường xảy ra ở động mạch cảnh trong hay ngoài đều gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân không phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh động mạch cảnh có thể bắt nguồn từ tình trạng xơ vữa hoặc xơ cứng xảy ra bên trong lòng mạch. Chính vì điều này khiến máu huyết lưu thông qua động mạch cảnh kém hơn, não bộ nhận ít lượng máu cần thiết khiến cho hoạt động bị trì trệ kéo theo nhiều dấu hiệu bất thường.

Tình trạng này xuất hiện có liên quan đến quá trình tích tụ mô xơ, canxi, cholesterol,... dư thừa tại thành động mạch cảnh. Thời gian dài, mảng cơ vữa càng dầy khiến động mạch cảnh bị thu hẹp, xơ cứng kéo theo hiện tượng lưu thông máu kém. Não bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi vấn đề này.

Nguyên nhân gây bệnh động mạch cảnh
Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, có nhiều mảng bám thành mạch gây hẹp lòng động mạch cảnh

Các yếu tố góp phần làm tăng rủi ro tích tụ xơ vữa động mạch cảnh kể đến như:

  • Thừa cân béo phì do ăn uống không kiểm soát, ăn nhiều đồ ăn béo ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ,... lười vận động.
  • Người có người thân là bố, mẹ bị mắc phải chứng xơ xữa động mạch hoặc các bệnh động mạch cảnh nói chung.
  • Người có thói quen hút thuốc lá lâu năm, người mắc bệnh huyết áp cao, bị máu nhiễm mỡ trước đó, bệnh nhân bị tiểu đường,...
  • Đối tượng mắc chứng ngưng thở khi ngủ, tuổi tác cao có nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh cao hơn những đối tượng khác.

Thận trọng đối với chứng bệnh này, bởi các bất thường động mạch cảnh nếu kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là nguy cơ đe dọa an toàn tính mạng khi não bộ không được nạp đủ lượng máu cần thiết.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh động mạch cảnh xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn do mảng bám. Máu không lưu thông lên não gây ra nhiều triệu chứng. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu tình trạng đột quỵ não do thiếu máu và oxy trở nên nghiêm trọng.

Tuy nhiên ở giai đoạn khởi phát, bệnh diễn biến âm thầm, bệnh nhân gần như không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Một số triệu chứng thoáng qua thường dễ bị nhầm lẫn với trạng thái cơ thể bình thường. Khi tình trạng xơ vữa ngày càng nặng nề, các triệu chứng bùng phát cũng là giai đoạn nguy hiểm có thể đe dọa sự an toàn của bệnh nhân.

Những dấu hiệu người bệnh gặp phải khi mắc bệnh động mạch kể đến như:

  • Thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ thoáng qua. Các biểu hiện xuất hiện tạm thời, sau đó phục hồi khiến bệnh nhân thường bỏ qua.
  • Bệnh nhân có cảm giác tay và chân yếu đi, cử động không trơn tru, mất khả năng di chuyển.
  • Bệnh gây ra tình trạng lú lẫn, giảm khả năng tập trung kèm theo đau nhức đầu, choáng váng ngất xỉu,
  • Tê bì chân, tay, giảm thị lực, giảm khả năng giao tiếp một cách đột ngột.

Khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện kể trên, bệnh nhân cần được đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị. Tránh trường hợp tắc nghẽn mạch, thiếu oxy, thiếu máu não nghiêm trọng do mảng xơ vữa động mạch cảnh làm người bệnh gặp biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tử vong.

Chẩn đoán

Như đã đề cập, bệnh thường không gây triệu chứng bất thường nào khi mới xuất hiện. Cho đến khi tình trạng xơ vữa động mạch cảnh trở nên nặng nề khiến não bộ bị thiếu oxy trầm trọng phát sinh các dấu hiệu bất thường. Người bệnh cần được kiểm tra y tế để có biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán bệnh động mạch cảnh
Siêu âm, chụp MRI, MRA,... chẩn đoán bệnh động mạch cảnh

Bác sĩ chỉ định bệnh nhân các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bên cạnh các chẩn đoán lâm sàng khác. Bao gồm:

  • Siêu âm: Tiến hành siêu âm động mạch cảnh sàng lọc các vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Sóng cao tần sẽ thu hình ảnh bên trong động mạch, phát hiện có hoặc không có mảng bám, cục máu đông. Đồng thời, thông qua biện pháp này bác sĩ cũng phát hiện được vị trí bị tắc nghẽn chỉ định phác đồ tương ứng.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp chụp MRA được thực hiện đối với bệnh nhân nghi mắc bệnh về động mạch cảnh. Bác sĩ sẽ nắm được các thông tin về não bộ và động mạch của người bệnh, xác định dấu hiệu đột quỵ để kịp thời can thiệp điều trị.
  • Chụp CT: Chụp cắt lớp cũng là một trong những kỹ thuật được thực hiện trong chẩn đoán bệnh động mạch cảnh. Thông qua phương pháp này bác sĩ có thể xác định được vị trí tổn thương, mức độ tổn thương động mạch cảnh và não bộ.
  • Chụp động mạch não: Áp dụng biện pháp chụp động mạch não xác định điểm tổn thương, tắc nghẽn. Sau khi có kết quả chẩn đoán, kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác xác định bệnh lý và điều trị cho bệnh nhân.

Biến chứng và tiên lượng

Như đã biết, động mạch cảnh có vai trò quan trọng trong hệ thống vận hành cơ thể. Nếu động mạch cảnh bị tổn thương, thu hẹp lòng mạch dẫn đến việc máu lưu thông kém lên não. Ở người khỏe mạnh bình thường, dòng chảy của máu đi qua động mạch cảnh trơn tru. Khi có khối xơ vữa, dòng chảy bị cản trở phát sinh nhiều vấn đề.

Rủi ro tắc mạch còn gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có khả năng đe dọa an toàn tính mạng của bệnh nhân. Người bệnh có thể bị hẹp hoặc nghẽn mạch ở một bên hoặc cả hai bên động mạch cảnh. Trường hợp phát hiện muộn bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, không kịp thời xử lý dẫn đến tử vong.

Biến chứng bệnh động mạch cảnh
Phát hiện bệnh càng muộn tiên lượng sống của người bệnh càng thấp

Tuy nhiên đa số các bệnh về mạch máu khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi triệu chứng bùng phát, giai đoạn bệnh nặng nề hơn mới nhận biết. Càng chậm trễ điều trị, bệnh nhân càng có tiên lượng sống xấu.

Do đó, những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ, bệnh nhân mắc các vấn đề về máu,... nên chủ động phòng tránh cũng như điều trị các bệnh động mạch cảnh ngay từ sớm, nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng.

Điều trị

Tùy thuộc vào mức độ bệnh động mạch cảnh của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp can thiệp tương ứng nhằm kéo dài tiên lượng sống, bảo vệ tính mạng người bệnh. Phát hiện ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ chỉ định phương án phẫu thuật, kết hợp sử dụng thuốc,...

Mỗi cách can thiệp có hiệu quả cũng như nhược điểm nhất định. Bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể với người bệnh và người thân bệnh nhân để đưa ra lựa chọn phù hợp. Những đối tượng mắc bệnh lý kèm theo bên cạnh bệnh động mạch cảnh cần điều trị và theo dõi sát sao nhằm tránh các nguy cơ biến chứng khác.

Đặc biệt là trường hợp huyết áp cao, mắc bệnh đái tháo đường,... bệnh nhân cần điều trị kết hợp sử dụng thuốc đặc trị và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là các giải pháp can thiệp chuyên khoa giúp kéo dài tiên lượng sống tốt nhất cho người bệnh:

Sử dụng thuốc 

Kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc huyết áp, thuốc kiểm soát cholesterol giảm tình trạng xuất hiện máu đông. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê thêm thuốc statins với tác dụng chính là kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể.

Liều dùng thuốc được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình hình thực tế của bệnh nhân. Bệnh nhân dùng thuốc theo phác đồ, không tùy tiện thay đổi liều lượng dùng thuốc. Ngoài ra, trong thời gian điều trị nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để xử lý tác dụng phụ bảo vệ sức khỏe.

Phẫu thuật

Chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh động mạch cảnh với các trường hợp bệnh tiến triển nặng, có dấu hiệu biến chứng. Mỗi trường hợp sẽ có biện pháp can thiệp tương ứng. Bệnh nhân nên tìm đến bệnh viện lớn, có bác sĩ tay nghề giỏi để khám và phẫu thuật đảm bảo an toàn.

Điều trị bệnh động mạch cảnh
Chỉ định phẫu thuật chữa hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch cảnh

Những đối tượng xuất hiện tình trạng thiếu máu não thoáng qua, có dấu hiệu đột quỵ hoặc hẹp động mạch cảnh chỉ định phẫu thuật. Mục đích giúp khai thông dòng chảy của máu, bóc nội mạc động mạch cảnh. Các mảng xơ vữa sau khi được loại bỏ giúp máu lưu thông lên não ổn định, tránh rủi ro biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh động mạch cảnh thường mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh điều trị bệnh tránh tái phát. Bệnh nhân cần thăm khám, kiểm tra trước khi chỉ định nhằm đảm bảo người bệnh đáp ứng các tiêu chí phẫu thuật, giảm thiểu các sai sót xảy ra ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe của bệnh nhân.

Đặt Stent động mạch cảnh

Những trường hợp bệnh nhân chưa có dấu hiệu đột quỵ, nhồi máu não khi mắc bệnh động mạch cảnh có thể được xem xét đặt stent động mạch thay cho phẫu thuật. Tác dụng của phương pháp này nhằm giúp khắc phục hiện tượng hẹp động mạch do mảng xơ vữa.

Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng, đưa vào mạch đùi đi dần lên động mạch cảnh sau đó nông mạch, tác động lên các mảng xơ vữa giúp máu thông thông lên não tốt hơn. Biện pháp xâm lấn tối thiểu, người bệnh không cần nằm lại bệnh viện quá lâu như trường hợp phẫu thuật.

Chăm sóc, thay đổi lối sống

Bên cạnh điều trị bằng biện pháp y tế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân còn được nhắc nhở việc điều chỉnh thói quen sống để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Theo đó, những lưu ý sau giúp tình trạng xơ vữa động mạch cảnh chậm tiến triển, ngăn ngừa tái phát hoặc biến chứng:

  • Người có cân nặng quá khổ cần chủ động trong việc giảm cân, duy trì cân nặng cân đối.
  • Lựa chọn thức ăn tiêu thụ phù hợp, giảm lượng đường, chất béo xấu nạp vào cơ thể.
  • Loại bỏ khói thuốc lá, rượu bia, giảm ăn muối để có sức khỏe tốt hơn, sớm khắc phục chứng bệnh động mạch cảnh nói riêng và các bệnh lý nói chung khác.
  • Sử dụng thuốc đúng phác đồ, theo dõi biểu hiện của cơ thể để kịp thời thông báo với bác sĩ khi gặp phải phản ứng phụ.

Phòng ngừa

Bệnh động mạch cảnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng người bệnh nếu phát hiện muộn. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám định kỳ, kiểm tra cơ thể khi phát hiện biểu hiện bất thường.

Phòng ngừa bệnh động mạch cảnh
Lối sống khoa học lành mạnh bảo vệ sức khỏe phòng ngừa bệnh động mạch cảnh

Ngoài ra, việc chủ động phòng bệnh cũng đặc biệt quan trọng. Một vài vấn đề cần lưu ý:

  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ăn hoa quả, trái cây tươi, loại bỏ các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo xấu, đồ ăn quá mặn, cay nóng,... Dinh dưỡng cân bằng kết hợp tập luyện thể dục giúp bạn có vóc dáng cân đối, giảm nguy cơ thừa cân béo phì và các bệnh lý mạch máu.
  • Có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh để cơ thể ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không thức khuya quá thường xuyên để giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh lý có hại cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống chứa cồn. Tốt nhất bạn nên tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng chất kích thích.
  • Đối với người đang mắc bệnh mãn tính cần theo dõi sức khỏe và điều trị y tế theo phác đồ. Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc tân dược, sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.
  • Mỗi 6 tháng đến 1 năm nên đi khám sức khỏe tổng quát, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường để điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh động mạch cảnh là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh động mạch cảnh là gì?

3. Triệu chứng nào nhận biết bệnh động mạch cảnh?

4. Bệnh động mạch cảnh nguy hiểm như thế nào?

5. Nếu tôi không điều trị bệnh động mạch cảnh có được không?

6. Sử dụng thuốc nào điều trị bệnh động mạch cảnh?

7. Tôi có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc điều trị?

8. Khi nào tôi cần phẫu thuật điều trị bệnh động mạch cảnh?

9. Rủi ro khi thực hiện phẫu thuật động mạch cảnh là gì?

10. Bao lâu tôi cần quay lại bệnh viện tái khám?

Bệnh động mạch cảnh gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa an toàn tính mạng bệnh nhân nếu phát hiện muộn và không có biện pháp điều trị đúng đắn. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.