Tê tay chân: Nguyên nhân, chẩn đoán và thuốc điều trị

Tê tay chân là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Triệu chứng này có thể là tình trạng cấp tính, tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn.

Tê tay chân là bệnh gì
Tê tay chân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Các nguyên nhân gây triệu chứng tê tay chân

1. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hình thành khi lượng đường trong máu vượt quá mức cho phép. Lượng đường quá cao có thể gây ảnh hưởng và làm hư hại những cơ quan bên trong cơ thể như dây thần kinh, mắt và thận.

bị tê tay chân là bệnh gì
Bệnh tiểu đường gây hư hại dây thần kinh và làm phát sinh triệu chứng tê bì tay chân

Khi dây thần kinh bị tổn thương và chèn ép, bạn sẽ cảm thấy tê tay, chân và các bộ phận khác như đùi, hông và bả vai.

2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị tràn hoặc rỉ ra ngoài. Lượng nhân nhầy này vô tình chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống và các cơ quan xung quanh đốt sống.

Do đó, bệnh lý này có thể gây đau nhức cổ, lưng và gây tê bì, ngứa ran ở tay và chân.

3. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh rối loạn tự miễn khá phổ biến. Bệnh lý này phát sinh khi hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô khỏe mạnh của cơ thể.

bị tê tay chân
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến xương khớp

Viêm khớp dạng thấp có xu hướng xuất hiện ở các khớp ngón tay và ngón chân. Ban đầu, bệnh chỉ gây ra các cơn đau nhức và mỏi khớp. Tuy nhiên khi tổn thương trở nên nghiêm trọng, bạn có thể nhận thấy tay và chân bị tê bì, đôi khi có cảm giác ngứa ran, châm chích.

4. Bệnh Amyloidosis (thoái hóa tinh bột)

Bệnh Amyloidosis là tình trạng các protein bất thường tích tụ trong cơ thể. Các protein này có thể di chuyển và gây tổn thương lên các cơ quan như: tim, thận, khớp, gan, dây thần kinh, mô mềm, da,…

Các triệu chứng của bệnh Amyloidosis bao gồm: khó thở, sụt cân, mệt mỏi, đau khớp, tê bì chân tay,…

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh Amyloidosis không thể chữa trị hoàn toàn. Việc điều trị nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh.

5. Bệnh phong

Bệnh phong là tình trạng nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tay, chân, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên.

Bệnh phong gây loét da, tổn thương thần kinh và khiến cơ bắp bị suy yếu. Tê tay chân được xem là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu đi kèm như cơ bắp yếu, da bị loét và nổi mẩn đỏ.

6. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh. Khi cơ thể thiếu loại vitamin này, dây thần kinh có thể trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương.

tê tay chân trái
Thiếu vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây tê chân tay thường gặp

Khi có tác động, cơ quan này có thể bị chèn ép và phát sinh triệu chứng tê tay chân, ngứa ran.

7. U nang hạch

U hạch là một khối tròn có chứa chất lỏng nằm dọc theo gân hoặc nằm bên trong khớp. Tình trạng này thường xuất hiện ở cổ tay/ bàn tay hoặc phát sinh ở mắt cá chân/ bàn chân.

Nếu nằm gần dây thần kinh, khối u có thể chèn ép và gây ra triệu chứng tê bì, ngứa ran và đau đớn.

8. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh lý tự miễn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương (não bộ và tủy sống).  Bệnh lý này làm gián đoạn tín hiệu của các dây thần kinh bên trong cơ thể.

Khi dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như mất cảm giác, chuột rút, tê chân tay, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột,…

9. Bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra.

Ở giai đoạn cuối của bệnh – giang mai cấp ba, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trong đó có tổn thương thần kinh.

Bên cạnh các triệu chứng thông thường như tê bì chân tay, mỏi cơ,… người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như viêm màng não, đột quỵ, rối loạn tâm thần,…

10. Đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu tuần hoàn lên não bị gián đoạn một cách bất thường. Không có máu, các tế bào não bắt đầu ngưng hoạt động và chết dần. Đột quỵ không được điều trị kịp thời có thể gây tàn tật vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.

tê tay chân thường xuyên
Đến ngay bệnh viện khi nhận thấy các dấu hiệu của đột quỵ

Gọi cấp cứu ngay bạn nhận thấy các dấu hiệu của đột quỵ:

  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đau đầu dữ dội
  • Nói lắp
  • Tê liệt chi

HỮU ÍCH: TOP 4 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Hàn Quốc Được Tin Dùng

11. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi có vật chất tích tụ trên thành mạch khiến không gian bị thu hẹp. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim hoặc người có chỉ số cholesterol cao.

Tê chân tay, ngứa ran, châm chích,… là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch ngoại biên. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau cơ, vắt cắt, vết loét không lành hoặc phục hồi rất chậm.

12. Tác dụng phụ của thuốc hóa trị

Hóa trị là các loại thuốc được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Vì có hoạt động mạnh nên những loại thuốc này có thể gây tổn thương lên các tế bào khỏe mạnh và gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Thuốc hóa trị ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ thần kinh và cơ bắp. Khi hai cơ quan này bị tổn thương, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng đau cơ, cơ suy yếu và tê bì tay chân.

13. Viêm mạch mẫn cảm

Viêm mạch mẫn cảm có thể do phản ứng dị ứng (thường là dị ứng thuốc) hoặc nhiễm trùng. Bệnh lý này gây tổn thương lên toàn bộ mạch máu trong cơ thể.

Vì tác động trực tiếp đến toàn bộ mạch máu trong cơ thể nên bệnh viêm mạch mẫn cảm có thể ra triệu chứng tê bì ở tay chân. Nếu không tiến hành điều trị, người bệnh có thể bị tổn thương mạch máu vĩnh viễn.

14. Bệnh zona

Bệnh zona thần kinh là tình trạng gây ra bởi virus varicella-zoster. Virus này trú ngụ dọc theo dây thần kinh và phát bệnh khi có điều kiện thuận lợi.

Khi phát bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, ngứa ran và bóng rát ở dọc các dây thần kinh.

Ngoài ra, tê chân tay có thể do bạn băng bó chân và tay quá chặt khiến máu không thể lưu thông. Hoặc có thể do bạn ngồi, đứng và ngủ sai tư thế. Nếu bắt nguồn từ nguyên nhân này, triệu chứng có thể biến mất sau khoảng vài phút hoặc vài tiếng.

Tê chân tay kéo dài và đi kèm với những triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, bạn cần chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng tình trạng mà mình gặp phải.

Chẩn đoán nguyên nhân gây tê chân tay

Trước tiên bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về tiền sử chấn thương, tình trạng bệnh lý của bạn và những người thân trong gia đình. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các một số kiểm tra thể chất để quan sát các dấu hiệu bất thường của khớp ngón tay, cổ tay, khớp bàn chân và cổ chân.

tê tay chân khi ngủ dậy
Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây tê bì chân tay

Sau khi có chẩn đoán nghi ngờ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm có thể được thực hiện, gồm có:

  • X-Quang
  • CT
  • MRI
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết

Điều trị triệu chứng tê chân tay

Việc điều trị triệu chứng này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân. Các biện pháp được đề cập trong bài viết chỉ áp dụng cho những trường hợp tê chân tay do các vấn đề phổ biến nhất.

Nếu bị tê chân tay do các bệnh lý hiếm gặp và có mức độ nguy hiểm, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

1. Dùng thuốc

Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc sau để cải thiện triệu chứng tê chân tay.

tê tay chân bị bệnh gì
Sử dụng thuốc có thể cải thiện tê chân tay và các triệu chứng đi kèm

Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm như Duloxetine và Milnacipran đã được phê duyệt để điều trị triệu chứng tê bì chân tay do bệnh đau cơ xơ hóa gây ra.

Corticosteroid

Corticosteroid được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Nếu lạm dụng thuốc, hệ miễn dịch có thể bị suy giảm và tạo điều kiện cho các vấn đề xấu phát sinh.

Do đó, Corticosteroid ­chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn và phải dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Gabapentin và Pregabalin

Các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoặc thay đổi tín hiệu của dây thần kinh.

Gabapentin và Pregabalin được sử dụng để làm giảm tê tay chân liên quan đến các tình trạng như đau cơ xơ hóa và bệnh tiểu đường.

Những loại thuốc này có thể làm phát sinh các tác dụng không mong muốn. Vì vậy trước khi dùng thuốc, bạn cần trình bày tiền sử dị ứng, tình trạng bệnh lý và các loại thuốc mình đang sử dụng để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

XEM THÊM: Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

2. Biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể khắc phục triệu chứng tê tay chân tại nhà với các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: Tê tay chân có thể là hệ quả của áp lực lên dây thần kinh. Do đó bạn có thể cải thiện triệu chứng này bằng cách nghỉ ngơi.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh có thể làm giảm sưng và giúp các dây thần kinh thư giãn. Thực hiện chườm lạnh 2 lần mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng tê bì tay chân.
  • Chườm nóng: Nhiệt độ ấm giúp nới lỏng các cơ và khớp, điều này sẽ làm giảm áp lực đè nén lên dây thần kinh.
  • Massage: Xoa bóp chân và tay giúp cải thiện lưu lượng máu và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như tê bì, đau nhức.
  • Chế độ ăn dinh dưỡng: Thiếu hụt Vitamin B12 và canxi có thể khiến tình trạng tê tay chân trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bạn cần bổ sung các thành phần này để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
  • Hạn chế uống rượu: Thành phần trong rượu có thể làm tổn thương mạch máu và các dây thần kinh. Vì vậy, bạn nên hạn chế rượu và các đồ uống có cồn để cải thiện tình trạng bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

ĐỌC NGAY

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?

Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể do chấn thương hoặc vận động quá mức. Trước...
Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Tay chân hay bị tê khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong công việc và cuộc sống. Tình trạng...

Chưa tê bì chân tay bằng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả?

Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Thuốc chữa tê bì chân tay được người bệnh sử dụng thường là thuốc Tây y, ngoài ra còn có...

Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh giữa cánh tay khiến...

tìm hiểu chứng tê tay khi mang thai

Tê tay khi mang thai: Mẹ đã biết gì về triệu chứng này?

Tê tay khi mang thai là một vấn đề xảy ra khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng có...

chụp X-quang đốt sống cổ là gì

Chụp X-quang cột sống cổ khi nào? Điều cần biết

Chụp X-quang cột sống cổ là một kỹ thuật hiện đang được áp dụng rất phổ biến tại các trung...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *