Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Cảnh Báo Bị Bệnh

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, có cảm giác khát nước liên tục là tình trạng khá phổ biến. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như tiểu đường, thiếu máu, tăng canxi máu, suy thận, suy gan, hội chứng Sjogren… Khi gặp phải tình trạng này tốt nhất nên chủ động thăm khám để được tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Khác với khô miệng sinh lý, uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý gây hại cho sức khỏe

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Khô miệng là tình trạng thiểu sản nước bọt do tuyến nước bọt hoạt động kém. Lượng nước bọt trong khoang miệng không đủ để duy trì độ ẩm, khô miệng kéo dài vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây các vấn đề về răng miệng. Khô miệng thông thường chủ yếu có liên quan đến việc thời tiết oi bức, nóng nực dẫn đến thiếu nước, khiến miệng khô rát, việc ăn nhiều các món cay, mặn cũng khiến bạn khát nước nhiều. Tuy nhiên, hiện tượng khô miệng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi bạn bổ sung nước kịp thời.

Bên cạnh đó, khô miệng còn được cho là có liên quan đến một số vấn đề khác như tuổi tác, chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc, nóng trong người gây mất nước, tổn thương thần kinh, hút thuốc lá, điều trị ung thư… Ngoài ra, tình trạng khô miệng kéo dài liên tục không rõ nguyên nhân, luôn cảm thấy khát và uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng thì rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

1. Bệnh tiểu đường

Thường xuyên bị khô miệng mặc dù uống nhiều nước là một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở người bị tiểu đường. Theo lý giải của chuyên gia, sự gia tăng quá mức về chỉ số đường huyết trong máu kéo theo tăng áp suất thẩm máu của tuyến tính và hình thành phản ứng khát, dẫn đến khô miệng, xảy ra nhiều nhất vào ban đêm.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Chỉ số đường huyết tăng ở người bệnh đái tháo đường là nguyên nhân của việc dù uống bao nhiêu nước vẫn bị khô miệng

Ngoài uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, người bệnh tiểu đường còn thường xuyên đói, nhu cầu đi tiểu nhiều… Điều này khiến cơ thể luôn trong trạng thái khó chịu, cần uống nhiều nước, tiểu đêm… gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và kéo theo suy giảm tinh thần. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn bị tiểu đường type 2. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần tập trung vào kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

2. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng thiếu hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, thiếu nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ thiếu máu. Bệnh lý này có yếu tố bẩm sinh di truyền hoặc hình thành ở độ tuổi trưởng thành do lối sống kém khoa học hoặc là hệ lụy của một số bệnh lý, chấn thương làm chảy máu nhiều.

Khi bị thiếu máu cũng đồng nghĩa với việc lượng chất lỏng trong cơ thể cũng giảm đi và gây ra khô miệng, dù bạn có uống nhiều nước vẫn không thuyên giảm. Ngoài uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, người bị thiếu máu còn có các biểu hiện rõ rệt như da dẻ xanh xao, dễ hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, niêm mạc mắt nhợt nhạt, tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi…

3. Bệnh suy gan, nóng gan

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể đóng vai trò chính trong việc thanh lọc độc tố. Nên khi gan bị tổn thương, suy giảm chức năng, chất độc trong cơ thể không được lọc, chúng tồn tại và tích tụ trong khắp cơ thể, trong đó có khoang miệng. Lúc này sẽ được biểu hiện thông qua triệu chứng khô miệng dù uống nhiều nước, đắng miệng, hôi miệng

Ngoài ra, những người mắc bệnh gan còn được biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng khác như đau miệng, rát lưỡi, nước tiểu màu vàng sẫm, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, nổi mẩn ngứa trên da, vàng da, vàng mắt, đau khớp… Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng khá mờ nhạt và khó phát hiện. Do đó hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh gan khi phát hiện đều đã ở giai đoạn nặng, xơ gan, ung thư gan rất khó chữa trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

4. Bệnh thận

Nhiều chuyên gia cảnh báo tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là dấu hiệu sớm của một số bệnh về thận như: suy thận, sỏi thận, thận ứ nước, viêm cầu thận, viêm bể thận… Những bệnh lý này cho thấy chức năng thận suy yếu, tổn thương, không còn khả năng giữ nước và khiến bạn thường xuyên bị khô miệng, khát nước liên tục mặc dù đã uống nước rất nhiều.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Uống nhiều nước nhưng miệng vẫn khô, phù nề bất thường, nước tiểu giảm… là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về thận

Ngoài ra, ở những người mắc các bệnh về thận thường đi kèm theo một vài triệu chứng khác như cơ thể phù nề, lượng nước tiểu giảm, da dẻ xanh xao… và khô miệng đắng miệng nặng do các chất độc hại không được đào thải ra khỏi cơ thể.

5. Rối loạn hệ thần kinh tự chủ

Theo một nghiên cứu, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm trong trạng thái bình thường sẽ kiềm hãm lẫn nhau, giúp lượng nước bọt được tiết ra ở mức vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít.

Tuy nhiên, khi hệ thần kinh giao cảm rơi vào trạng thái hưng phấn quá mức sẽ khiến lượng nước bọt được tiết ra ít đi. Còn khi hệ thần kinh phó giao cảm hưng phấn quá mức, lượng nước bọt sẽ tăng lên. Đây được gọi là tình trạng rối loạn hệ thần kinh tự chủ, mất cân bằng dẫn đến khô miệng, khô lưỡi và dù có uống nhiều nước cũng không thể thuyên giảm được.

6. Bệnh cường giáp

Cường giáp là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng chuyển hóa và tăng nồng độ các hormone giáp tự do. Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ tăng hoạt động của tuyến giáp nhiều hay ít. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, cơn bão giáp, lồi mắt ác tính… nếu không điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng ở người bệnh cường giáp chính là luôn có cảm giác khô miệng dù uống rất nhiều nước, không đổ mồ hôi. Nguyên nhân là do hormone tuyến giáp hoạt động mạnh, kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng nhanh, kết hợp yếu tố sinh nhiệt và tiêu thụ oxy nhanh chóng khiến cơ thể liên tục rơi vào tình trạng thiếu nước và khô miệng thường xuyên.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Khô miệng kéo dài, uống nhiều nước vẫn không cải thiện là dấu hiệu đặc trưng của bệnh cường giáp

Ngoài ra, bệnh còn đi kèm với một số triệu chứng khác như sụt cân nhanh chóng, dễ run tay, rối loạn kinh nguyệt, bướu cổ, tiêu chảy, kiệt sức, dễ hồi hộp, lo lắng… Để chẩn đoán bệnh cường giáp bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ các hormone trong trạng thái kích thích tuyến giáp. Hầu hết bệnh nhân bị cường giáp nhẹ có thể dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng, tuy nhiên phải kiên trì trong thời gian dài nếu không muốn phẫu thuật.

7. Hội chứng Sjogren

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng được xem là triệu chứng phổ biến nhất của những bệnh nhân mắc chứng Sjogren. Đây là bệnh lý tự miễn xảy ra do rối loạn chức năng các tuyến ngoại tiết trên cơ thể. Tỷ lệ người mắc bệnh lý này tại nước ta không nhiều, chỉ khoảng 0.7% và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bam giới.

Điểm đặc trưng nhận biết chứng bệnh này chính là những ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến nước bọt, tuyến lệ. Chính vì vậy, người bị Sjogren thường xuyên khô miệng do suy giảm chức năng tuyến nước bọt trong khoang miệng, kéo theo mất vị giác, gây khó khăn trong việc ăn nhai, khó nuốt thức ăn.

8. Tăng canxi huyết

Tăng canxi huyết là tình trạng chỉ số canxi trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây tăng canxi máu là do: chức năng tuyến cận giáp hoạt động quá mức, biểu hiện của bệnh sarcoidosis (bệnh u hạt), bệnh lao hoặc các loại ung thư như thận, phổi, vú, đa u tủy…

Tình trạng tăng canxi huyết được biểu hiện thông qua các triệu chứng như uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, có cảm giác khát nước liên tục, nhu cầu đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, đau xương, dễ bị yếu cơ, tim đập nhanh, dễ mệt, suy nhược, lú lẫn, thậm chí rơi vào trầm cảm….

9. Các bệnh về nha chu

Nha chu là cụm từ dùng để chỉ tổ chức nằm xung quanh răng gồm xương ổ răng, nướu răng và dây chằng, có nhiệm vụ nâng đỡ răng tại vị trí cố định trên cung hàm. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm sẽ dễ gây các bệnh nha chu, viêm nướu răng, sâu răng… Bên cạnh đó, những người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ cũng dễ bị khô miệng hơn khi thở bằng mũi.

Ngoài khô miệng, các bệnh về nha chu còn làm khô rát lưỡi, thậm chí khi đã tiến triển nặng có thể làm chảy máu nướu răng, gây hôi miệng… Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng, súc miệng nước muối và định kỳ cạo vôi răng.

10. Thiếu hụt vitamin

Cuối cùng, khi thường xuyên uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng được nhận định là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu hụt vitamin, cụ thể là vitamin A và B. Vì vậy, chỉ cần bạn điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, bổ sung lượng vitamin thiếu hụt trong các loại thực phẩm giàu vitamin A (cà rốt, nội tạng động vật, sữa, các chế phẩm từ sữa, xoài, nghệ tây, rau chân vịt…), vitamin B (các loại rau xanh, hạt, cá, trứng, gan động vật…) sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng này.

Cần làm gì khi uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?

Không phải cứ khô miệng uống nhiều nước sẽ cải thiện được, đặc biệt đối với các bệnh lý vừa kể trên, bạn cần phải thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Chẩn đoán chứng khô miệng chủ yếu dựa vào các bước sau:

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Những người uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do bệnh lý cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Điều tra bệnh sử, tiền sử dùng thuốc;
  • Khám lâm sàng kiểm tra viêm nhiễm, tình trạng niêm mạc miệng, răng, nướu, hạch dưới hàm…;
  • Thử nghiệm kiểm tra đánh giá khả năng tiết nước bọt;
  • Chụp nhấp nháy, chụp X – quang hoặc chụp CT scaner;
  • Sinh thiết tuyến nước bọt hoặc xét nghiệm vi sinh học chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh;

Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ với liệu trình điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Nguyên tắc điều trị dựa theo điều trị dứt điểm nguyên nhân gốc rễ, tùy theo từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc đặc thù, các thiết bị y tế chuyên dụng, nước bọt nhân tạo…

Bên cạnh đó, kết hợp các biện pháp cải thiện triệu chứng đơn giản tại nhà để hỗ trợ làm tăng kết quả điều trị và phòng ngừa khô miệng tái phát:

1. Uống đủ nước

Khi tình trạng khô miệng dần được kiểm soát bằng các biện pháp y tế, bạn cần kết hợp với việc uống nước khoa học, không nên uống vô tội vạ như trước để đánh bay cơn khô miệng. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống đủ từ  2 – 3 lít nước, uống từng ngụm nhỏ trong ngày ngay cả khi không khát, tránh uống liên tục một lượng nước lớn. Có như vậy, tình trạng khô miệng của bạn mới dần thuyên giảm và hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại tốt hơn.

2. Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su là mẹo hiệu quả giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ, thậm chí cao gấp 10 lần so với thông thường. Đủ lượng nước bọt cần thiết giúp dưỡng ẩm, chống khô miệng và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, nhai kẹo cao su cũng là một cách hay giúp khử mùi hôi miệng, lấy lại hơi thở thơm mát cho bạn.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Nhai kẹo cao su giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng lượng nước bọt giảm khô miệng

3. Hạn chế há miệng

Không nhất thiết phải hạn chế nói cười, chỉ cần bạn từ bỏ thói quen há miệng khi ngủ, thay vào đó là duy trì việc thở hoàn toàn bằng mũi. Điều này không phải dễ thực hiện, tuy nhiên hãy thực tập dần bằng nhiều cách khác nhau hoặc trao đổi với chuyên gia để sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khác để giúp khoang miệng luôn có độ ẩm nhất định, không bị khô.

4. Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cách cải thiện tình trạng khô miệng hiệu quả. Hãy chắc chắn tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp làm sạch bằng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ các yếu tố viêm nhiễm gây bệnh lý nha khoa.
  • Ưu tiên sử dụng các loại kem đánh răng chứa flouride để tăng cường sức khỏe răng nướu, hỗ trợ loại bỏ chứng khô miệng.

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng khô miệng của bạn. Để cải thiện, hãy chú ý một vài điều sau trong ăn uống:

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Bổ sung các loại nguyên liệu tự nhiên như gừng, chanh, bạc hà, nha đam… giúp tăng lượng nước bọt và giảm khô miệng hiệu quả
  • Tránh tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm có tính axit cao, chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, quá cay nóng… vì chúng có khả năng hút nhiều nước trong khoang miệng, làm tình trạng khô miệng ngày càng tệ hơn.
  • Nếu muốn thoát khỏi khô miệng hãy tập nói không với rượu, cà phê, thay vào đó là các loại nước ép trái cây giàu vitamin khoáng chất. Không chỉ cung cấp cho bạn nhiều nước hơn mà còn phục hồi sức khỏe tốt.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, A, canxi… trong rau xanh, củ quả như cần tây, mùi tây có khả năng cung cấp nước, kích thích tuyến nước bọt và làm ẩm khoang miệng nhanh chóng.
  • Các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như chanh, gừng, bạc hà, nha đam… Bởi chúng có khả năng tăng lượng nước bọt tự nhiên, giảm khô miệng hiệu quả.

Ngoài ra, tuyệt đối không được hút thuốc lá nếu bạn muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khô miệng. Kết hợp thăm khám định kỳ tại bệnh viện để được theo dõi và tư vấn phương hướng xử lý kịp thời nếu tình trạng khô miệng tái phát.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ của bạn. Việc điều trị chủ yếu dựa vào các biện pháp cải thiện triệu chứng là chính, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám, trao đổi với chuyên gia, bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô miệng ở người già

Bệnh Khô Miệng Ở Người Già và Biện Pháp Điều Trị

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị khô miệng nhất với tỷ lệ 20 - 25%. Lượng nước bọt...

Lưu ý khi dùng bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng

Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Khô Miệng Theo YHCT

Dùng các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng được nhiều người quan tâm. Trong Đông y, tình trạng...

Mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu bị gì?

Mệt Mỏi Khô Miệng Là Dấu Hiệu Cơ Thể Đang Bị Gì?

Có rất nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng mệt mỏi khô miệng mà bạn đang gặp phải. Không...

Các yếu tố ảnh hưởng gây mất ngủ khô miệng

Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề

Tình trạng khô miệng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân thường liên quan đến...

Khô miệng

Khô Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân và Giải Pháp Điều Trị

Khô miệng là tình trạng khá phổ biến bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.