Mệt Mỏi Khô Miệng Là Dấu Hiệu Cơ Thể Đang Bị Gì?

Có rất nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng mệt mỏi khô miệng mà bạn đang gặp phải. Không loại trừ một số khả năng đó là triệu chứng cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý. Lúc này, bạn cần được kiểm tra, thăm khám và chữa trị sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe. 

Mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu bị gì?

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một vấn đề nào đó. Nhất là khi hiện tượng khô miệng kéo dài không thuyên giảm dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống, hiệu suất làm việc suy giảm.

Mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu bị gì?
Mệt mỏi khô miệng xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe

Việc tìm hiểu nguyên nhân và chủ động khắc phục sớm giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Vậy, tình trạng mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu cơ thể bị gì? Dưới đây là các vấn đề mà bạn có thể đang gặp phải:

Mệt mỏi khô miệng do mất nước

Cơ thể thiếu nước, mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây mệt mỏi khô miệng khát nước. Tình trạng này có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, khi cơ thể không được nạp đủ chất lỏng cần thiết cho các sinh hoạt bình thường. Trong đó, mỗi trường hợp sẽ có các dấu hiệu riêng, chẳng hạn:

  • Ở trẻ em: 

Khi cơ thể của bé không được nạp đủ lượng chất lỏng cần thiết có thể gây ra các biến chứng nặng nề hơn so với người trưởng thành. Đồng thời, tình trạng mất nước ở trẻ em cũng có tốc độ diễn ra nhanh chóng hơn. Một số trường hợp khiến bé bị mất nước điển hình như khi sốt, tiêu chảy, nôn ói, ra mồ hôi,…

Những trường hợp này khiến cơ thể bị mất nước nhẹ. Tuy nhiên phụ huynh thường chủ quan không kiểm tra và phát hiện vấn đề ở trẻ sớm khiến cho hiện tượng mất nước diễn ra nghiêm trọng hơn. Lúc này thậm chí trẻ em còn có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

Do đó những khi thời tiết nắng nóng, khi trẻ bị buồn nôn và nôn liên tục, bị tiêu chảy,… nên cho trẻ uống thêm nước để tránh cơ thể bé bị mất nhiều chất lỏng. Ngoài khô miệng mệt mỏi, nếu thấy trẻ có biểu hiện như khóc không có nước mắt, thóp trũng, tiểu ít, nước tiểu có màu vàng sậm, tim đập nhanh, khó thở,… nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

  • Ở người trưởng thành:

Trường hợp người lớn bị mất nước có thể chủ động bổ sung, không bị động như ở trẻ em. Cơ thể lúc này sẽ tăng bài tiết khiến chất lỏng bên trong thoát ra ngoài nhiều hơn so với nhu cầu nạp vào. Đối tượng gặp phải tình trạng này phổ biến nhất là ở người trên 60 tuổi.

Mất nước ở người lớn xảy ra đột ngột và mất đi một lượng nước lớn trong thời gian ngắn khiến cho cơ thể gặp nhiều triệu chứng bất ổn. Chẳng hạn như tụt huyết áp, chóng mặt, khô miệng mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể suy nhược,… Một số trường hợp nặng có nguy cơ gây suy thận, hôn mê, sốc phản vệ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Ảnh hưởng từ thuốc tân dược

Một số đối tượng mắc bệnh trước đó cần dùng thuốc tân dược điều trị có thể gặp phải phản ứng phụ là miệng khô, mệt mỏi cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, khó chịu dạ dày, choáng váng, buồn ngủ, dị ứng, phát ban,… khi dùng thuốc điều trị bệnh.

Mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu bị gì?
Thuốc tân dược gây ra nhiều tác dụng phụ điển hình như hiện tượng khô miệng, khô môi

Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân, dạng thuốc điều trị mà triệu chứng phụ có thể nặng hay nhẹ. Trường hợp nhận thấy các bất thường xảy ra thường xuyên, có dấu hiệu trở nặng hơn nên thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp hơn.

Khô miệng mệt mỏi do ngộ độc sắt

Hiện tượng mệt mỏi cơ thể kèm theo khô miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã nạp dư sắt vào cơ thể. Hoặc người ta còn gọi là tình trạng ngộ độc sắt do cơ thể dung nạp quá nhiều. Trong đó đối tượng thường gặp phải vấn đề này là trẻ nhỏ.

Nhất là khi chúng uống nhầm một lượng lớn vitamin làm cơ thể bị dư thừa quá mức dưỡng chất này. Khi đó, bé sẽ có các triệu chứng bất thường, ngoài khô miệng mệt mỏi cơ thể còn gây tiêu chảy, nôn ói, bụng đau,… Trường hợp nghiêm trọng thậm chí trẻ còn bị đe dọa đến tính mạng.

Điều trị bệnh ung thư

Trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, xạ trị, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng kèm theo, điển hình là chứng khô miệng, cơ thể mỏi mệt thường xuyên. Nhất là đối với các bệnh nhân điều trị bệnh ở vùng đầu, cổ, tuyến nước bọt bị tổn thương,…

Mệt mỏi khô miệng do bệnh đa xơ cứng

Một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khô miệng có thể là do bạn mắc phải chứng đa xơ cứng. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh gồm não, tủy và thần kinh thị giác. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng khác nhau.

Người mắc chứng bệnh này sẽ nhận thấy việc giữ thăng bằng cơ thể khá khó khăn, ngoài ra cơ thể còn thường xuyên mệt mỏi, cảm giác tê và châm chích, cơ yếu, khó nói, choáng, đau yếu ruột, bàng quang, gặp khó khăn trong sinh hoạt tình dục, mất thính giác,…

Tình trạng cơ thể thiếu máu

Ngoài tình trạng mất nước, thiếu máu cũng là nguyên nhân gây khô miệng mệt mỏi cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó thường gặp ở phụ nữ hơn so với nam giới. Thiếu máu ngoài gây khô miệng còn khiến cơ thể suy nhược, đau nhức người, khó thở, ăn uống kém, choáng váng thường xuyên,…

Mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu bị gì?
Mệt mỏi cơ thể thiếu máu có thể là do cơ địa, thiếu máu,…

Khô miệng, mệt mỏi cơ thể do tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm, kéo dài mãn tính, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách. Người bệnh thường gặp phải các biểu hiện bất thường như khô miệng, mệt mỏi, thấy đói liên tục,… Ngoài ra còn nhiều triệu chứng khác.

Phát hiện sớm và điều trị kiểm soát là cách giúp bạn bảo vệ cơ thể trước các tác hại khác. Chính vì thế nếu nhận thấy hiện tượng khô miệng kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được khám và hướng dẫn điều trị bằng biện pháp phù hợp.

Mệt mỏi khô miệng do hội chứng Sjogren

Sjogren hiếm gặp hơn các vấn đề kể trên, đây là bệnh lý gây sưng và nổi cục u bất thường ở hạch bạch huyết và một số cơ quan khác. Trong đó, phổi là cơ quan thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, bên cạnh đó là các bộ phận như mắt, da, tim mạch và não bộ.

Qua nhiều nguyên cứu tuy nhiên cho đến hiện nay các chuyên gia vẫn chưa kết luận chính xác nguyên nhân gây Sjogren. Nhận biết bất thường qua các dấu hiệu đặc trưng của người bệnh như ho, thở khò khè, thân nhiệt tăng cao, đổ mồ hôi vào ban đêm, mệt mỏi khô miệng, cân nặng sụt giảm nhanh chóng,…

Cơ thể thiếu hụt vitamin B12

Không thể chủ quan khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi khô miệng, nhất là khi tình trạng này xảy ra thường xuyên. Rất có khả năng là do cơ thể bạn đang bị thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B12, gây thiếu máu và nhiều hệ lụy khác.

Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện một vài biểu hiện bất thường để cảnh báo. Trường hợp nghiêm trọng hơn bạn sẽ nhận thấy mệt mỏi thường xuyên, cơ thể suy nhược, thiếu sức sống, thường xuyên buồn ngủ, tê chân tay, trầm cảm, rối loạn tâm thần,…

Mệt mỏi khô miệng do vấn đề tâm lý

Một trong những bệnh lý tâm thần có liên quan đến hiện tượng mệt mỏi khô miệng được xác định là bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở người trưởng thành. Tâm lý rối loạn, bất ổn khiến cơ thể suy nhược, tâm trạng chán nản kéo dài.

Mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu bị gì?
Tâm lý căng thẳng, lo âu, stress kéo dài gây ra các biểu hiện bất thường, chẳng hạn tình trạng ít nói, khô miệng,…

Ngoài hiện tượng khô miệng mệt mỏi, người bệnh còn gặp phải tình trạng rối loạn trương lực cơ, nói rõ hơn là người bệnh sẽ không nhận thấy hứng thú với các hoạt động trước đó cảm thấy hứng thú, thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng, ngủ không ngon, khó ngủ, cáu kỉnh, thèm ăn hoặc chán ăn đột ngột,…

Trầm cảm và các vấn đề tâm lý cần được phát hiện và hỗ trợ điều chỉnh sớm. Bởi, không chỉ gây ra các triệu chứng về mặt vật lý, các yếu tố tinh thần khi trở nặng còn có khả năng điều khiến hành vi khiến người bệnh có xu hướng tự hoại hoặc gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Các vấn đề khác

Ngoài các vấn đề kể trên, mệt mỏi khô miệng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề khác chẳng hạn như:

  • Triệu chứng bệnh quai bị
  • Tăng bạch cầu đơn nhân
  • Hôi chứng khô miệng mãn tính
  • Hội chứng virus
  • Kiệt sức do nhiệt độ cao
  • Các bệnh lý về hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục quá sức,…

Cùng với nhiều vấn đề khác mà bạn cần chủ động thăm khám mới xác định được. Việc nhận định vấn đề đang gặp phải và có hướng điều trị sớm giúp bạn phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Trường hợp mắc bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng mệt mỏi khô miệng?

Vậy làm thế nào để giảm mệt mỏi khô miệng? Mỗi trường hợp sẽ có cách giải quyết riêng. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Theo đó, bệnh nhân có thể áp dụng một vài biện pháp tạm thời để kiểm soát hiện tượng khô miệng kèm theo mệt mỏi cơ thể.

Trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị sao cho kiểm soát triệu chứng, chữa dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các cách chữa mệt mỏi khô miệng được áp dụng phổ biến:

Bổ sung chất lỏng

Uống nước, bổ sung vitamin thông qua nước ép hoa quả tươi là cách giúp bạn giảm khô miệng tạm thời. Áp dụng cho đối tượng khô miệng mệt mỏi do cơ thể bị mất nước. Bạn có thể uống nước lọc và xen kẽ bổ sung nước ép tươi.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng mệt mỏi khô miệng?
Uống nước lọc kết hợp một số loại nước ép, sinh tố cung cấp chất lỏng, vitamin cho cơ thể

Theo đó, mỗi ngày cơ thể nên nạp khoảng 1,5 lít nước đến 2 lít nước. Trường hợp người hoạt động thể chất thường xuyên, hay đổ nhiều mồ hôi có thể uống nhiều hơn. Đối với việc uống nước trái cây nên điều chỉnh sao cho phù hợp, kết hợp đa dạng thực phẩm vào nước ép để tăng dinh dưỡng cho món nước, tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Chăm sóc sức khỏe răng miệng, phòng ngừa các bệnh lý nha khoa ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt, gây hiện tượng khô miệng. Theo đó, bạn nên giữ ẩm cho môi, giữ ẩm cho khoang miệng giảm nguy cơ niêm mạc khô gây tổn thương, nứt nẻ.

Đánh răng mỗi ngày, lựa chọn sản phẩm chăm sóc, làm sạch răng phù hợp. Tránh sản phẩm gây kích ứng, khô miệng chứa nhiều chất tẩy,…

Thay đổi thói quen không lành mạnh

Điều chỉnh một số thói quen gây ảnh hưởng sức khỏe, làm xuất hiện tình trạng khô miệng mệt mỏi như hút thuốc lá, uống rượu bia, thở bằng miệng khi ngủ,… Việc điều chỉnh dần các thói quen này giúp cải thiện sức khỏe tổng thể tốt hơn, tránh gặp phải các biến chứng gây hại.

Hỗ trợ giảm khô miệng mệt mỏi từ thảo dược

Một số loại thảo dược thiên nhiên được tận dụng làm thuốc chữa bệnh về răng miệng. Trường hợp khô miệng kèm theo hiện tượng mỏi mệt cơ thể có thể sử dụng phương pháp này khắc phục tạm thời. Thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện triệu chứng, tham khảo:

  • Bài thuốc với nha đam: Nha đam có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Dùng nha đam giúp giảm khô miệng an toàn, bạn có thể thêm nha đam vào món nước, ăn sống trực tiếp hoặc ép lấy gel thoa lên niêm mạc lưới, họng,…
  • Bài thuốc với củ gừng: Gừng có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Sử dụng củ gừng chữa khô miệng giúp kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Uống trà gừng ấm mỗi ngày còn hỗ trợ tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Bài thuốc với quả chanh tươi: Chanh chứa nhiều vitamin C và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chanh còn giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi, kích thích tuyến nước bọt, giảm khô miệng và mệt mỏi cơ thể. Để bảo vệ dạ dày bạn có thể thêm vào nước uống một ít mật ong.

Tăng tiết nước bọt bằng kẹo cao su

Nhai kẹo cao su cũng là giải pháp tạm thời giúp bạn giảm khô miệng. Ngoài ra việc nhai kẹo còn giúp bạn tập trung hơn, bớt căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên nên chọn loại kẹo không đường sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Điều trị y tế theo hướng dẫn

Chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy mệt mỏi khô miệng kéo dài không khỏi khiến bạn gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhằm chấm dứt tình trạng này, người bệnh phải điều trị nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng mệt mỏi khô miệng?
Thăm khám bác sĩ sau đó điều trị theo hướng dẫn

Mỗi trường hợp khác nhau sẽ có cách chữa trị tương ứng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ, bạn nên kết hợp chăm sóc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, điều chỉnh các thói quen khác để bảo vệ sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị khô miệng mệt mỏi.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thể hình dung ra được tình trạng mệt mỏi khô miệng là dấu hiệu của bệnh lý nào. Có rất nhiều nguyên nhân gây khô miệng, ngoài nguyên nhân khách quan thì có khả năng là do bệnh lý trong cơ thể tác động gây suy yếu hoạt động của tuyến nước bọt. Do đó bạn không nên chủ quan, cần phát hiện và điều trị căn nguyên gây bệnh càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng

Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Cảnh Báo Bị Bệnh

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, có cảm giác khát nước liên tục là tình trạng khá phổ biến. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng này là dấu...
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy

Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là tình trạng cực kỳ phổ biến hầu như ai cũng vài lần...

Các yếu tố ảnh hưởng gây mất ngủ khô miệng

Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề

Tình trạng khô miệng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân thường liên quan đến...

Bệnh khô miệng ở người già

Bệnh Khô Miệng Ở Người Già và Biện Pháp Điều Trị

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị khô miệng nhất với tỷ lệ 20 - 25%. Lượng nước bọt...

Khô miệng rát lưỡi là gì? Triệu chứng thường gặp

Khô Miệng Rát Lưỡi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng – Cách Chữa

Khô miệng rát lưỡi mặc dù không phải là vấn đề nguy hại tính mạng nhưng triệu chứng khó chịu...

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là như thế nào?

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm: Dấu hiệu và cách khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân có thể do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.