Xơ Gan Là Gì? Có Lây Không? Chữa Được Không? [HỎI-ĐÁP]
Xơ gan từ lâu đã được nhắc đến như một trong “tứ chứng nan y”. Những năm trở lại đây, tỷ lệ người bị xơ gan ở Việt Nam đang có xu hướng tăng rất nhanh do thói quen sử dụng rượu bia, đồ ăn nhanh, thói quen sinh hoạt chưa khoa học,…
Xơ gan là gì?
Xơ gan có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, tăng tỷ lệ mắc ung thư gan, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Bởi vậy, việc có đầy đủ kiến thức về xơ gan sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc phòng và chữa bệnh.
Trên thế giới mỗi năm có hơn 20.000 người chết vì mắc bệnh gan mạn tính, xơ gan. Bệnh được đánh giá là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 10 đối với đàn ông và thứ 12 đối với phụ nữ. Vậy xơ gan là gì?
Là giai đoạn sau của viêm gan mạn tính, là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa gan. Bệnh có thể do nhiều tác nhân gây ra, có diễn biến rất nhanh nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Sau mỗi lần bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng, gan lại bắt đầu quá trình tự phục hồi. Tuy nhiên, quá trình phục hồi này sẽ dần dẫn đến các mô sẹo.

Tổn thương càng nhiều, mô sẹo càng phát triển và dày đặc hơn, cản trở dòng chảy của máu qua gan, từ đó gây rối loạn quá trình chuyển hóa, xử lý các chất dinh dưỡng, chất độc, hormone tại gan.
Các mô sẹo này cũng khiến cho quá trình sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra gặp khó khăn. Xơ gan giai đoạn cuối thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, khiến các tế bào bình thường có thể trở thành tế bào ung thư.
Tham khảo thêm: Bệnh gan lây qua đường nào? Cách phòng ngừa?
Nguyên nhân dẫn đến xơ gan
Những tổn thương ở gan thường đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, xơ gan cũng vậy. Cụ thể, bác sĩ Lê Hữu Tuấn – người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các vấn đề về gan có đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Do viêm gan virus: Đây là nhóm nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan, đặc biệt là virus viêm gan B, C (hai loại virus nguy hiểm, gây ra mối đe dọa y tế toàn cầu). Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc virus viêm gan B, C rất cao (hơn 20 triệu người, trên 30% người bị viêm gan B, C mãn tính). Bởi vậy, nguy cơ xơ gan, thậm chí ung thư gan cũng trở thành vấn đề đáng báo động.
- Sử dụng nhiều bia rượu, đồ uống có cồn: Bia rượu là nguyên nhân phổ biến nhất, đứng thứ hai trong số những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan. Thậm chí, theo đánh giá của các chuyên gia, cứ 10 người có thói quen uống nhiều rượu bia thì tới 9 người có nguy cơ bị xơ gan cao. Thông thường, người uống nhiều bia rượu sẽ mắc chứng gan nhiễm mỡ, sau đó chuyển sang viêm gan nhiễm mỡ và tiến triển đến bệnh xơ gan.
- Do gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể hay do giờ giấc sinh hoạt, lối sống chưa hợp lý, khoa học cũng là một trong số những nguyên nhân thường gặp dễ dẫn tới xơ gan. Gan nhiễm mỡ rất khó nhận biết từ đầu và có thể phát triển lên các giai đoạn nặng hơn một cách nhanh chóng. Có tới 25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ kèm tình trạng viêm gan tiến triển sang xơ gan, tỷ lệ tử vong là 10%.
- Do ứ mật: Viêm tắc đường mật trong và ngoài gan, mật bị viêm cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bài độc ở gan, các hoạt động chuyển hóa, thậm chí có thể lan rộng tạo thành viêm gan và dẫn tới xơ gan.
- Do nhiễm độc, lạm dụng thuốc: Sử dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm,… cũng rất dễ dẫn đến xơ gan. Các chất độc, hóa chất mà cơ thể hấp thu được chuyển hóa qua gan rồi mới tới đường mật và thận. Trong quá trình này, chúng làm ảnh hưởng tới chức năng gan, khiến cho gan bị nhiễm độc, dần hủy hoại tế bào gan, là tiền đề của bệnh.

Ngoài việc nắm rõ nguyên nhân, người bệnh cũng nên chú ý tới một số triệu chứng, biểu hiện điển hình để có thể kịp thời phát hiện bệnh sớm nhất.
Triệu chứng xơ gan
Cũng giống như nhiều vấn đề về gan khác, triệu chứng ban đầu khá mờ nhạt, người bệnh dễ chủ quan. Tuy nhiên, những triệu chứng lại phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh, diễn biến và biến chứng bệnh. Bác sĩ Lê Hữu Tuấn tham vấn y khoa, cho biết bạn có thể nhận biết triệu chứng xơ gan dễ dàng hơn qua những giai đoạn sau đây.
Xơ gan còn bù (xơ gan giai đoạn 1 và 2)
Đây được coi là giai đoạn đầu của xơ gan. Lúc này, gan vẫn thực hiện được các chức năng, hoạt động của nó, tuy nhiên đã bắt đầu có sự hình thành mô xơ sẹo. Các mô xơ sẹo xuất hiện ngày càng nhiều hơn, áp lực tĩnh mạch cửa tăng.
Giai đoạn này thường kéo dài trong nhiều năm với một số triệu chứng không rõ ràng như người mệt mỏi, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, phân lỏng hoặc táo bón, đau hạ sườn phải, nổi mề đay,…

Đây cũng chính là giai đoạn “vàng” để phát hiện và kịp thời có những biện pháp xử lý, cải thiện tình trạng xơ gan còn bù để bệnh không diễn biến nghiêm trọng hơn, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù)
Xơ gan cổ trướng (hay còn được gọi là xơ gan mất bù) được coi là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng cổ trướng tại giai đoạn 3, dịch tại ổ bụng ngày càng nhiều hơn, gan bị xơ hóa rất nhiều. Tiếp đó, bước vào giai đoạn 4, quá trình xơ hóa diễn ra trên toàn bộ gan.
Đối mặt với bệnh ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như: Người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân mất kiểm soát, suy giảm miễn dịch, thiếu máu dẫn đến cảm giác thường xuyên chóng mặt, đau vùng bụng nhiều, vòng bụng to ra, tích nước khoang bụng gây ra hiện tượng “cổ trướng”, vàng da,…
Đối với giai đoạn xơ gan cổ trướng, người bệnh cần điều trị tập trung chủ yếu vào ức chế các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng, bệnh trở nên nghiêm trọng.
Tham khảo thêm: Người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn và kiêng gì tốt?
Xơ gan có lây không?
“Xơ gan có lây không?”, “Xơ gan cổ trướng có lây không?” là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bác sĩ Lê Hữu Tuấn cho biết, xơ gan được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nếu xơ gan bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan như sử dụng nhiều rượu, bia, lạm dụng thuốc, hóa chất, có giờ giấc sinh hoạt chưa phù hợp,… thì người bệnh không cần lo ngại đến việc xơ gan có thể lây sang người khác. Tuy nhiên, nếu xơ gan bắt nguồn từ các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng thì nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây xơ gan, từ đó có biện pháp phòng tránh phù hợp, điều trị hiệu quả.
Bị xơ gan có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?
Xơ gan có thể diễn tiến theo từng cấp độ và tương ứng với mức độ nguy hiểm hiểm khác nhau. Bởi vậy, bạn cũng nên chú ý tới biến chứng của căn bệnh này. Cụ thể như:

- Tăng áp tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa là nơi vận chuyển máu từ các cơ quan nội tạng khác tới gan. Tình trạng nghiêm trọng khiến cho huyết áp tĩnh mạch cửa tăng lên, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và có thể gây tử vong đột ngột.
- Dẫn đến tình trạng cổ trướng, phù nề: Tăng áp tĩnh mạch cửa do xơ gan phát triển còn có thể làm chân lỏng bị tích tụ lại ở vùng chân, gây phù nề và ở vùng bụng, gây cổ trướng.
- Nhiễm trùng nghiêm trọng: Xơ gan, đặc biệt là xơ gan cổ trướng kéo dài có thể gây viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn. Biểu hiện điển hình của việc bị nhiễm trùng là sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn,…
- Hội chứng gan – thận (HRS): Xơ gan cổ trướng (xơ gan giai đoạn cuối) có thể tiến triển rất nhanh, dẫn đến suy thận. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với các biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lách to, teo cơ, giật cơ, thiểu niệu,… thậm chí là tử vong.
- Hội chứng gan – phổi (HPS): Biến chứng này cũng thường xảy ra ở những người xơ gan giai đoạn cuối. Lúc này, tình trạng gan khiến hoạt động của phổi xấu đi, gây giãn mạch máu trong phổi, trao đổi khí bất thường, tăng nguy cơ tử vong.
- Ung thư gan: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và hiện đang đứng ở vị trí đầu tiên cả về số ca mắc mới và tử vong tại Việt Nam.
Xơ gan một khi đã phát triển nghiêm trọng thì trở nên khá nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời rất quan trọng.
Một số câu hỏi khác thường gặp về bệnh xơ gan
Xơ gan là một căn bệnh khá nguy hiểm, mang lại nhiều nỗi lo cho người bệnh. Vì vậy, có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc về tình trạng này, cụ thể như sau.
Xơ gan có chữa được không?
Bác sĩ Lê Hữu Tuần cho biết, tình trạng xơ gan khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe Gan – Mật – Tụy thường xuyên, bạn có thể nhận thấy một số vấn đề của gan, từ đó có hướng khắc phục, phục hồi chức năng gan đúng cách. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển và đã bước vào xơ gan giai đoạn cuối thì rất khó phục hồi.
Xơ gan là một bệnh lý dễ tiến triển. Biểu hiện ban đầu của bệnh không quá rõ ràng. Vì vậy, để đảm bảo nắm rõ tình trạng sức khỏe, người bệnh nên đi khám, điều trị ngay khi xuất hiện một số biểu hiện đáng ngờ. Lúc này, bệnh có thể được kiểm soát, cải thiện tốt hơn, khả năng chữa khỏi cao hơn.
Xơ gan giai đoạn 4 sống được bao lâu?
Theo bác sĩ Tuấn, tuổi thọ của người bị xơ gan giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị, độ tuổi và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng mà hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, giải đáp tốt hơn.
Tham khảo thêm: 10 Dấu Hiệu Bệnh Gan Giai Đoạn Đầu Giúp Bạn Nhận Biết Sớm
Phương pháp chẩn đoán bệnh xơ gan chính xác
Để nắm rõ tình trạng, giai đoạn bệnh xơ gan của bạn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám về tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tiếp đó, theo yêu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán, xác định mức độ tổn thương gan.
- Khám thể chất: Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện bên ngoài để xác định và chẩn đoán lâm sàng về tình trạng của bệnh nhân. Ví dụ như vàng da, đau bụng, mạch máu mạng nhện trên da,…
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra các vấn đề ở gan. Có thể nhận biết qua một vài dấu hiệu như: Nồng độ albumin, yếu tố đông máu thấp, men gan tăng, bilirubin tăng, natri thấp, nồng độ sắt cao, lượng bạch cầu tăng cao, creatinin cao (đặc biệt thể hiện với xơ gan giai đoạn cuối), mức độ alpha-fetoprotein tăng (dấu hiệu của ung thư gan).
- Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm siêu âm tổng quát, siêu âm đàn hồi gan, chụp cắt lớp (CT), cộng hưởng từ gan (MRI). Ngoài ra, bạn có thể cần thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng hoặc nội soi đường tiêu hóa trên để xác định các vấn đề liên quan, có khả năng ảnh hưởng tới gan.
- Sinh thiết: Giúp chẩn đoán chính xác xơ gan, mức độ tổn thương gan hoặc ung thư gan.
Sau khi chẩn đoán mức độ xơ gan, người bệnh cần lựa chọn, nghe theo chỉ định của bác sĩ để có được giải pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị xơ gan được nhiều bệnh nhân tin dùng
Việc điều trị xơ gan sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh của từng người. Mục tiêu chính là làm chậm sự phát triển của mô sẹo trong gan, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Các phương pháp thường dùng gồm có.

Tuân thủ chế độ, lối sống khoa học
Đây là phương pháp đơn giản nhất mà người bệnh có thể tự chủ động để cải thiện tình trạng xơ gan của bản thân, đặc biệt là với những người bị xơ gan giai đoạn 1, 2. Bên cạnh đó, với những trường hợp xơ gan cổ trướng, xơ gan giai đoạn cuối cũng cần tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cùng lối sống khoa học để hỗ trợ phục hồi chức năng gan theo hướng tốt hơn.
- Cai rượu, bia, đồ uống có cồn và thay thế dần bằng các loại nước hoa quả, trái cây, uống nhiều nước lọc.
- Giảm cân khoa học, thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu.
- Tập luyện thể thao đều đặn và có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Ăn chín, uống sôi, nghỉ ngơi điều độ, có giờ giấc.
Lưu ý: Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không mang lại nhiều hiệu quả điều trị. Người bệnh không nên lệ thuộc vào phương pháp này, có thể dẫn đến bỏ lỡ “giai đoạn vàng” điều trị khiến bệnh trở nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị xơ gan bằng thuốc Tây
Trong giai đoạn đầu, giai đoạn xơ gan còn bù, việc điều trị bằng thuốc có thể giảm thiểu nhiều nguy cơ tiềm ẩn cũng như một số thiệt hại cho gan. Một số loại thuốc được chỉ định cho những này:
- Thuốc kiểm soát viêm gan siêu vi: Người bệnh thường được chỉ định thuốc điều trị viêm gan B hoặc C nhằm hạn chế tổn thương gan. Một số loại thuốc thường dùng có: Liver detox, Funadin, Hepalyse EX 240 viên, Carmanus,…
- Thuốc giúp kiểm soát một số nguyên nhân và triệu chứng khác của xơ gan như xơ gan do ứ mật, thuốc kiểm soát tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa và ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa,… Người dùng có thể sử dụng một số loại thuốc: Liver Tonic Capsule, Lecitin, Silymarin,…
Tuy có tác dụng cải thiện nhanh chóng một số triệu chứng, sử dụng tiện lợi, dễ dàng nhưng những loại thuốc này đều chưa thực sự giúp điều trị bệnh. Hầu hết thuốc chỉ mang tính hỗ trợ chức năng gan, giúp người bệnh dễ chịu hơn, sử dụng nhiều người bệnh dễ bị lệ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc.
Gan là bộ phận đảm nhận chức năng thải độc. Thuốc Tân dược đa phần là các chất hóa học tổng hợp, vô hình chung có thể gây áp lực lên gan, thận, nhược cơ, mệt mỏi. Do vậy, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Bị Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Độ 1 Có Cần Uống Thuốc Không?
Phẫu thuật
Trong những trường hợp xơ gan tiến triển nghiêm trọng, gan không thể thực hiện các chức năng vốn có (xơ gan giai đoạn cuối), người bệnh cần thực hiện ghép gan để thay thế cho lá gan bị hỏng. Lá gan được thay thế sẽ là một lá gan khỏe mạnh, phù hợp với cơ thể được hiến tặng.
Để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất, bạn vẫn nên hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như tham khảo thêm thông tin để có một hướng xử lý hiệu quả, an toàn.
Xơ gan nên ăn gì? Lưu ý những gì?
Khi mắc bệnh, người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống rau, củ, trái cây, thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo và cắt giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ các loại hải sản có vỏ ra khỏi thực đơn của mình để tránh gan bị ngộ độc, ảnh hưởng bởi các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, các chất độc hại,…
Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, tích cực hơn, bạn có thể thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan A, B (đặc biệt là viêm gan B), vaccine phòng cúm mỗi năm để bảo vệ gan tốt hơn.
Những thông tin trên đã cung cấp cho bạn đọc một số vấn đề cần biết về bệnh xơ gan cũng như cách điều trị, phòng ngừa. Hy vọng qua đây, bạn có thể hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh, ý thức bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Các Xét Nghiệm Gan Nhiễm Mỡ Cần Để Chẩn Đoán Bệnh
- Xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) ở đâu tốt, uy tín?