Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Ngăn Ngừa
Hôi miệng khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó một số trường hợp liên quan đến bệnh lý về răng miệng, tiêu hóa. Đừng chủ quan, đặc biệt là khi tình trạng hôi miệng kéo dài không khỏi và kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng thường gặp hiện nay, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhiều trường hợp là biểu hiện tạm thời, có thể cải thiện sau thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng có nhiều khả năng, miệng có mùi hôi bất thường là dấu hiệu cảnh báo các biện lý liên quan.
Mặc dù hôi miệng xảy ra và không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, thế nhưng nó lại gây ra các bất tiện trong sinh hoạt đời sống, giao tiếp công việc. Chính vì thế hãy chủ động tìm hiểu nguyên nhân và sớm kiểm soát cơn hôi miệng để đảm bảo chất lượng cuộc sống và phòng tránh các nguy cơ cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây hôi miệng do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân tạm thời và nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Theo các chuyên gia, mùi hôi xuất hiện thường liên quan đến quá trình giải phóng quá nhiều chất sulphur trong khoang miệng. Chất này bay hơi và phát ra mùi hôi bất thường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này có thể kể đến như:
Sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng
Vi khuẩn kỵ khí gram âm phát triển ồ ạt trong khoang miệng là nguyên nhân khiến cho hợp chất sulphur sinh ra nhiều hơn, nhờ khả năng phân giải protein. Chúng sống trong những khu vực dễ ứ đọng, khó vệ sinh như kẽ răng, nha chu, lỗ sâu răng, và bề mặt lưỡi. Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng thời gian dài không được loại bỏ sẽ khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Tham khảo thêm: Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?
Nguyên nhân tạm thời
Tình trạng này xảy ra một thời gian ngắn, miệng phát ra mùi hôi khó chịu do ảnh hưởng của một số thực phẩm gây mùi, đồ uống, hoặc thói quen vệ sinh không sạch sẽ,… Quá trình phân hủy các thực phẩm, thức uống gây mùi trong miệng sản sinh ra nhiều sulphur hơn, đây là nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp. Cụ thể:
- Ăn thực phẩm có mùi:
Ăn những thực phẩm có mùi là nguyên nhân khiến cho miệng của bạn có mùi hôi bất thường. Một số loại như hành tây, tỏi,… có mùi nặng, các hạt thức ăn gây mùi sẽ xâm nhập vào trong máu và đưa đến phổi. Sau khi ăn chúng một thời gian, hơi thở thở ra sẽ có mùi của thực phẩm hay thức uống đó.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách:
Tình trạng hôi miệng xảy ra ở trẻ em do trẻ thường không có thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Răng không được làm sạch đúng cách làm các mảng bám thức ăn tồn đọng trong răng. Vi khuẩn phân hủy các mảng thức ăn khiến cho miệng có mùi hôi bất thường. Nếu thói quen xấu này kéo dài có thể phát sinh các bệnh về răng miệng khác.
- Thói quen hút thuốc lá:
Một trong những lý do khiến miệng của bạn có mùi hôi khó chịu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên. Nguyên nhân này thường gặp ở nam giới. Các sản phẩm thuốc lá trên thị trường đều chứa các chất có khả năng gây hại cho sức khỏe răng miệng. Trong đó, chất độc trong khói thuốc còn có nguy cơ gây hư hỏng các mô nướu và kéo theo nhiều bệnh lý nha khoa khác.
- Thói quen uống cà phê:
Nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng là do đâu? Rất có thể là do bạn đang sử dụng quá nhiều cà phê trong ngày. Mặc dù đây là thức uống giúp cơ thể tỉnh táo, kích thích thần kinh để ngày mới bắt đầu năng động hơn. Thói quen uống cà phê buổi sáng được nhiều người duy trì.
Tuy nhiên, một số người lạm dụng thức uống này có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, huyết áp, uống nhiều cà phê còn gây ảnh hưởng men răng, tác động đến quá trình sản xuất nước bọt, dẫn đến tình trạng khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi trong khoang miệng.
- Chế độ ăn uống nhiều đường:
Ngoài việc ăn nhiều thực phẩm cay nóng, có mùi nồng gây hôi miệng, thói quen ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Các món nhiều đường, quá ngọt tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại hoạt động mạng mẽ trong khoang miệng tạo ra nhiều axit bào mòn men răng, gây sâu răng và mùi hôi khó chịu.
- Lạm dụng nhiều rượu bia:
Đồ uống chứa cồn như rượu bia là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến răng miệng. Lạm dụng đồ uống chứa cồn trong thời gian dài dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng miệng phát ra mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là do tuyến nước bọt sản xuất ít đi, vi khuẩn tấn công gây hại trong khoang miệng.
Tham khảo thêm: 4 Cách Kiểm Tra Mình Có Bị Hôi Miệng Hay Không Dễ Dàng
- Ăn ít carbohydrate:
Carbohydrate là chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người. Nếu bạn nạp quá ít carbs mỗi ngày có thể dẫn đến hiện tượng hôi miệng. Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thu đủ carbs làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất gây nên tình trạng hôi miệng.
Không những thế, trong lúc này gan sẽ hoạt động phá vỡ các chất béo nhằm mục đích lấy năng lượng cho cơ thể khiến cho miệng phát ra mùi kim loại bất thường.
- Tác dụng phụ của thuốc:
Một số bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị bệnh. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như hiện tượng miệng phát ra mùi hôi khó chịu. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tác dụng của thuốc khiến miệng tiết nước bọt ít đi, bị khô.
Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng có điều kiện phát triển, tấn công và gây mùi mạnh. Bên cạnh đó, một số loại thuốc khi sử dụng phân hủy trong cơ thể, giải phóng hoạt chất hóa học vào máu khiến cho hơi thở cũng có mùi lạ.
Các vấn đề răng miệng
Bên cạnh các nguyên nhân bên ngoài, ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt và ăn uống, miệng có mùi hôi bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề răng miệng. Các bất ổn hoặc bệnh răng miệng cần được phát hiện và điều trị, nếu kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Bệnh nha chu:
Hôi miệng có thể là triệu chứng của bệnh nha chu, nướu (viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng,…). Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Các mảng bám trên răng tồn tại trong thời gian dài là nơi lưu trú lý tưởng của các loại vi khuẩn. Ngoài ra, thời gian lâu dần chúng sẽ trở nên cứng hơn, tạo thành vôi răng khó loại bỏ bằng cách chải răng hàng ngày.
Lúc này nướu răng có thể bị kích thích hình thành các lỗ nhỏ bên trên. Khi tiếp tục ăn uống mà không vệ sinh đúng cách, các mảnh thức ăn, vi khuẩn sẽ bám vào những lổ hỏng này gây hôi miệng. Để chấm dứt tình trạng mùi hôi khó chịu triệt để, người bệnh cần đến nha khoa thăm khám và điều trị.
- Chứng khô miệng:
Có nhiều yếu tố bệnh lý răng miệng liên quan đến triệu chứng hôi miệng. Trong đó, nguyên nhân thường gặp không thể không nhắc đến chứng khô miệng. Tuyến nước bọt hoạt động kém, không tiết đủ dịch nước bọt khiến miệng khô hơn, làm hơi thở ra kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Các vấn đề khác:
Bên cạnh các vấn đề răng miệng kể trên, mùi hôi cũng có có thể là do trong khoang miệng có vết lở loét, bị nhiễm nấm Candida vùng miệng hoặc bị viêm ổ răng, hoại tử xương,…
Các bệnh lý khác
Trường hợp tình trạng hôi miệng kéo dài một thời gian không khỏi có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan khác. Bạn không nên chủ quan, bởi khi bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Lưu ý các trước hợp như:
- Hôi miệng do bệnh toàn thân: Bệnh về đường hô hấp như rối loạn hô hấp, nhiễm trùng mũi họng, viêm amidan,…
- Bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng miệng phát ra mùi hôi khó chịu.
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra là một trong những bệnh lý gây ra triệu chứng hôi miệng.
- Bệnh về gan, thận, tiểu đường: Người bệnh thường gặp phải nhiều biểu hiện bất thường, trong đó có hiện tượng hôi miệng do ảnh hưởng bởi quá trình phân hủy mỡ của cơ thể.
Tình trạng hôi miệng có thể cải thiện sau một thời gian chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhất là khi nguyên nhân gây hôi miệng là do các yếu tố tạm thời. Tuy nhiên đối với các bệnh lý răng miệng, bệnh tiêu hóa,… nếu không chủ động khám chữa sớm có thể làm phát sinh nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó bạn đọc nên tìm hiểu nguyên nhân và thăm khám sớm, điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm
Kiểm tra hơi thở có mùi hôi bằng cách nào?
Để kiểm tra xem bạn có đang bị hôi miệng không rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để xác định mùi hơi thở bất thường như:
- Kiểm tra hơi thở: Thở mạnh ra, dùng tay che bên ngoài cho không khí phản xạ lại, hít mùi xem hơi thở có bất thường không. Bên cạnh cách này, bạn có thể dùng lưỡi liếm vào cổ tay của mình, sau khoảng 5 giây ngửi xem nước bọt khi khô lại có mùi lạ không. Nếu có, khả năng cao là bạn đang bị hôi miệng.
- Sử dụng cốc hoặc túi nilon: Kiểm tra mùi hôi của miệng bằng cách thở vào trong cốc hoặc túi nilon và tự hút vào bằng mũi và cảm nhận có hoặc không có sự bất thường trong hơi thở.
- Dùng thìa cạo lưỡi: Đây cũng là cách giúp bạn nhận biết mùi hôi của khoang miệng và các vấn đề khác. Sử dụng dụng cụ vệ sinh mặt lưỡi, cuống lưỡi. Sau đó quan sát phần chất lỏng bên trên thìa cạo lưỡi, nếu chúng có máu trắng đục, màu nâu thường là dấu hiệu cảnh báo bạn bị chứng hôi miệng.
Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở hơi thở, khoang miệng, bề mặt lưỡi, chân răng, răng,… bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ nha khoa để tìm hướng giải quyết sớm. Trường hợp hôi miệng do ảnh hưởng từ bệnh tiêu hóa hoặc các bệnh lý liên quan khác cần được kiểm soát khắc phục sớm để phòng ngừa rủi ro biến chứng.
Cách điều trị hôi miệng hiệu quả
Hôi miệng thực tế không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng, các vấn đề liên quan nếu được khắc phục đúng cách có thể nhanh chóng làm chứng hôi miệng thuyên giảm. Hiện nay có nhiều cách điều trị được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Điều trị tại nhà
Sử dụng các mẹo chữa dân gian khắc phục hiện tượng miệng có mùi hôi khó chịu là cách được nhiều người áp dụng. Các nguyên liệu tự nhiên được dùng giúp đẩy lùi mùi hôi khó chịu, giúp bạn thư giãn, tạo cảm giác thoải mái. Tham khảo ngay:
- Dùng lá trà xanh: Chất chống oxy hóa trong lá trà xanh dồi dào giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, giúp khoang miệng sạch sẽ, giảm mùi hôi. Bạn có thể hãm nước lá trà xanh uống mỗi ngày, súc miệng vào buổi sáng để giảm mùi hôi miệng.
- Dùng baking soda: Sử dụng baking soda đánh răng mỗi tuần 1 – 2 lần giúp loại bỏ mảng bám tốt, diệt vi khuẩn, giúp giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần dùng một ít baking soda cho vào nước khuấy sền sệt rồi đánh răng.
Hai phương pháp tại nhà trên đây là mẹo đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm mùi hôi miệng. Ngoài ra, còn nhiều cách làm khác được áp dụng, trong đó nguyên liệu chủ yến là thảo dược thiên nhiên nên khá lành tính. Sử dụng một thời gian kiên trì để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị tại nha khoa
Bên cạnh áp dụng biện pháp tại nhà khắc phục hôi miệng do các nguyên nhân tạm thời, trường hợp mùi hôi xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý cần được khám chữa nha khoa sớm. Dưới đây là các cách điều trị thường được áp dụng:
Lấy vôi răng: Làm sạch răng bằng cách loại bỏ các mảng bám lâu ngày trên răng. Lấy cao răng hay vôi răng là cách giúp làm sạch, giảm mùi hôi miệng thường được tiến hành. Cách này sẽ giúp lấy đi các mảng bám, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi khoang miệng, giúp răng sạch sẽ hơn.
Trị bệnh nha khoa: Tùy tình trạng sức khỏe răng miệng mà bạn đang gặp phải, nha sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường đối với các bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ áp dụng các thủ thuật nha khoa điều trị như:
- Sâu răng: Trám răng, bọc răng sứ, nhổ bỏ răng sâu, răng tổn thương,…
- Viêm nha chu: Làm sạch ổ viêm bằng dụng cụ chuyên dụng, sát trùng bằng dung dịch nha khoa, ngăn vi khuẩn tấn công tái phát viêm nhiễm.
Ngoài các biện pháp điều trị kể trên, đối với trường hợp hôi miệng do ảnh hưởng bởi bệnh hô hấp, bệnh dạ dày,… bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tân dược điều trị phù hợp. Tuy nhiên đối với trường hợp bệnh nặng, triệu chứng diễn biến nghiêm trọng và có nguy cơ phát sinh biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa loại bỏ rủi ro cho bệnh nhân.
Tham khảo thêm: Ký Sinh Trùng Gây Hôi Miệng Là Đúng Hay Sai? [Lý giải]
Ngăn ngừa tình trạng hôi miệng trở lại
Các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, bác sĩ nha khoa khuyến cáo người bệnh nên chủ động khám chữa càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó việc phòng ngừa bệnh tái phát cũng rất quan trọng. Một số lưu ý tránh tình trạng hôi miệng quay trở lại như:
Chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp, không chà mạnh gây tổn thương nướu răng.
- Đối với trẻ em nên tập cho bé có thói quen đánh răng hàng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Sử dụng kem đánh răng phù hợp, chọn loại chứa thành phần lành tính, hạn chế sử dụng loại chứa chất tẩy mạnh có khả năng gây hại cho răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa thay cho tăm xỉa răng bình thường.
- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch súc miệng để loại bỏ vi khuẩn lưu trú trong kẽ răng, vị trí khó tiếp cận bằng bàn chải đánh răng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống:
- Hạn chế ăn những món có mùi nặng như hành lá, tỏi, mắm,….
- Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế những món có khả năng gây mùi hôi cho khoang miệng như trái cây quá chua, đồ ăn nhanh,… chúng có thể khiến quá trình sản sinh chất sulphur tăng cao.
- Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có tính kháng khuẩn tốt như sữa chua, cần tây, ớt chuông, gừng,…
- Không nên sử dụng thuốc lá, không uống nhiều bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích, nước ngọt có gas,…
- Bổ sung cho cơ thể nhiều nước mỗi ngày, dùng nước lọc và các loại nước ép từ trái cây tươi.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm các thông tin về tình trạng hôi miệng. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hại trực tiếp tính mạng, tuy nhiên hôi miệng gây ra không ít trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt đời sống. Trường hợp mùi hôi bắt nguồn từ các bệnh lý nha khoa, bệnh tiêu hóa,… cần được khám chữa sớm để phòng nguy cơ bệnh biến chứng gây hại sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]
- Áp Xe Quanh Chóp Răng: Điều Trị và Phòng Ngừa Thế Nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!