Khô miệng khi ngủ vào ban đêm: Dấu hiệu và cách khắc phục
Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan, không gây hại nghiêm trọng sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp khô miệng khi ngủ là biểu hiện cảnh báo bệnh lý, bạn đọc cần thận trọng.
Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là như thế nào?
Nhiều người nhận thấy miệng thường xuyên bị khô khi ngủ vào ban đêm gây khó chịu, ngủ không sâu giấc. Điều này cho thấy tuyến nước bọt của bạn hoạt động không ổn định, miệng không đủ nước bọt điều tiết gây ra hiện tượng khô khan, khó chịu.
Ngoài ra, khi miệng bị khô, tuyến nước bọt sản xuất không đủ khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng có điều kiện tấn công, phát triển gây ra các bệnh lý liên quan như sâu răng, viêm nha chu và các vấn đề khác. Đa số các trường hợp khô miệng khi ngủ không quá nghiêm trọng, có thể khắc phục đơn giản.
Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp khô miệng thường xuyên, kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt, nhất là gây ảnh hưởng giấc ngủ khiến ngủ không ngon, cơ thể suy nhược,… Các dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm như:
- Khoang miệng khô khốc, lưỡi khô, thậm chí nhiều trường hợp còn bị khô họng, đau họng kèm theo.
- Miệng bị dính dính khó chịu do lưỡi khô, ngoài ra bạn còn cảm thấy hình như nước bọt trở nên đặc hơn.
- Môi, lưỡi, niêm mạc họng có thể bị lở loét, nứt nẻ bất thường.
- Miệng khô phát ra mùi hôi khó chịu, bạn có thể nhận thấy dễ dàng sau khi vừa thức dậy.
- Do tuyến nước bọt hoạt động kém nên việc ăn uống cũng trở nên thay đổi, vị giác kém hoặc trở nên nhạy cảm hơn. Cảm giác khoang miệng, lưỡi bị nóng rát do nước bọt đặc, khô.
Nhận biết các bất thường và xác định nguyên nhân để điều chỉnh sớm, phòng tránh rủi ro ảnh hưởng sức khỏe. Mặc dù đa số trường hợp thường gặp đều không gây tác động trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề, ảnh hưởng đời sống, tâm lý và sức khỏe sau này.
Tham khảo thêm: Khô Miệng Khi Mang Thai Do Đâu? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?
Nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Đối tượng thường gặp tình trạng này là chủ yếu là người cao tuổi, tuyến nước bọt hoạt động kém hơn so với lúc còn trẻ. Do đó, vào ban đêm khi ngủ miệng thường xuyên bị khô, gây khó nuốt nước bọt, ngủ không ngon giấc.
Ngoài ra, khô miệng khi ngủ còn có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, trong đó có thể kể đến như:
Nguyên nhân không phải bệnh lý
Các nguyên nhân tác động gây khô miệng khi ngủ vào ban đêm, tuy nhiên không phải là bệnh lý nghiêm trọng có thể thay đổi để khắc phục. Đa số các yếu tố đều liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống, cụ thể như:
- Yếu tố tuổi tác: Như đã đề cập, người có tuổi tác càng cao có nguy cơ khô miệng về đêm khi ngủ nhiều hơn những người trẻ tuổi.
- Uống ít nước trong ngày: Nhiều người không có thói quen uống đủ nước, lười uống nước trong ngày làm cơ thể bị thiếu hụt nước. Điều này khiến cho tuyến nước bọt hoạt động kém gây ra tình trạng khô miệng, nhất là vào buổi đêm khi ngủ.
- Ăn uống trước khi đi ngủ: Đây là thói quen không tốt cho sức khỏe, không riêng tình trạng khô miệng mà còn có nguy cơ tác động xấu lên hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng khác. Đặc biệt là khi bạn ăn các món ăn vặt cay nóng, món mặn, khi đi ngủ thường xuyên thấy khát nước, khô miệng khá khó chịu. Ngoài ra tình trạng này còn xảy ra ở những đối tượng uống nhiều bia rượu, cà phê,…
- Thói quen thở bằng miệng: Thở bằng miệng khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây khô miệng. Ngoài ra một số trường hợp phải thở bằng miệng như mũi bị nghẹt, mắc chứng ngưng thở khi ngủ,… Điều này khiến bạn cảm thấy khô miệng khát nước về đêm khi ngủ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số đối tượng phải sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác gặp phải hiện tượng khô miệng, khát nước thường xuyên. Một số thuốc có liên quan như thuốc điều trị trầm cảm, lo âu, thuốc huyết áp, thuốc kháng histamine,… Ngoài ra tình trạng khô miệng còn xảy ra ở người trải qua hóa trị xạ trị điều trị ung thư.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn nhiều yếu tố tác động khác ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt của cơ thể khi ngủ như thói quen hút thuốc lá, bị chấn thương dây thần kinh, căng thẳng, áp lực,… Cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân do bệnh lý
Yếu tố bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân chính gây khô miệng khi ngủ vào ban đêm mà nhiều người gặp phải. Vậy, những bệnh lý nào có liên quan đến vấn đề này? Một vài vấn đề thường gặp chẳng hạn như:
- Bệnh tiểu đường
- Nhiễm trùng nấm men
- Bệnh Alzheimer
- Hội chứng Sjogren
- Bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…
Trường hợp khô miệng do bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn khác. Bởi nếu bệnh kéo dài không phát hiện sớm có thể gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.
Tham khảo thêm: Khô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Báo Hiệu Bị Bệnh Gì?
Khô miệng khi ngủ vào ban đêm nguy hiểm không?
Khô miệng khi ngủ vào ban đêm có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, tùy từng trường hợp khô miệng do nguyên nhân nào gây ra để đánh giá mức độ nguy hại sức khỏe. Trường hợp khô miệng do các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài có thể cải thiện dần theo thời gian.
Tuy nhiên đối với các đối tượng khô miệng do bệnh lý, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác nếu không chủ động khám chữa sớm. Ngoài ra, khô miệng khi ngủ vào ban đêm kéo dài còn khiến niêm mạc miệng dễ bị viêm loét, chảy máu, gây khó khăn cho bệnh nhân khi ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt hàng ngày.
Nếu không sớm kiểm soát khắc phục, khô miệng khát nước làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể ngày càng trở nên suy nhược hơn. Do đó, bạn không nên chủ quan, hãy tìm hiểu nguyên nhân và có cách cải thiện sớm để tránh gặp phải các rủi ro khác hại sức khỏe.
Cách khắc phục khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Khô miệng khi ngủ vào ban đêm có thể khắc phục bằng các biện pháp đơn giản từ điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt đến dùng thuốc,… Đặc biệt là đối với các bệnh nhân khô miệng do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, không liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trường hợp khô miệng là triệu chứng bệnh lý, bạn nên chủ động thăm khám và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục khô miệng khi ngủ vào ban đêm, bạn đọc tham khảo:
Điều trị khô miệng khi ngủ vào ban đêm tại nhà
Hướng điều trị dành cho nhóm đối tượng khô miệng khi ngủ do ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm thói quen ăn uống, sinh hoạt, chấn thương, ảnh hưởng từ thuốc điều trị bệnh,… Các biện pháp như:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý hơn, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, uống nhiều nước, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh. Tránh ăn vặt cay nóng, đồ ăn mặn, ngọt vào ban đêm, nhất là sát giờ đi ngủ để tránh tình trạng khát nước, khô miệng trong lúc ngủ. Ngoài ra bạn nên thay đổi thói quen không nên lạm dụng bia rượu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Điều chỉnh lại lượng thuốc điều trị bệnh phù hợp, nên thông báo với bác sĩ các dấu hiệu bất thường gặp phải để được cân chỉnh liều dùng cho hợp lý hơn, giảm thiểu thấp nhất các tác dụng phụ không mong muốn.
- Tập thở bằng mũi, loại bỏ thói quen thở bằng miệng khi ngủ, đồng thời bạn nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực quá mức.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chăm sóc và loại bỏ mảng bám trên răng, bảo vệ tránh các bệnh lý nha khoa gây khô miệng, khát nước, phát ra mùi hôi khó chịu. Trường hợp gặp phải các vấn đề như nhiều cao răng, viêm loét niêm mạc miệng,… hãy đến nha khoa để được kiểm tra và khắc phục sớm.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như nhai kẹo cao su, giữ ẩm cho khoang miệng bằng máy tạo độ ẩm, uống nước ấm,….
- Chủ động uống nhiều nước, tránh xa khói thuốc lá, kiểm soát lượng rượu bia nạp vào cơ thể, xây dựng một lối sống lành mạnh để giảm thiểu rủi ro gặp phải các vấn đề gây hại cho sức khỏe.
Tham khảo thêm: Khô Miệng Rát Lưỡi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng – Cách Chữa
Điều trị y tế khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Ngoài ra, trường hợp mắc bệnh lý gây khô miệng khi ngủ vào ban đêm, bệnh nhân nên chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt. Tùy tình trạng mà mỗi người gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp giúp loại bỏ triệu chứng khô miệng khó chịu vào ban đêm khi ngủ.
Dưới đây là một số cách được áp dụng:
- Trường hợp khô miệng do ảnh hưởng bởi thuốc tân dược điều trị bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp hơn.
- Đối với người bị khô miệng cho cơ thể bị nhiễm virus, vi trùng có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, trường hợp nhiễm nấm sẽ có thuốc đặc trị nấm.
- Người phải xạ trị, hóa trị điều trị ung thư bị khô miệng khi ngủ có thể được chỉ định bổ sung viên uống vitamin hoặc dùng nước bọt nhân tạo để hỗ trợ khắc phục tình trạng khô miệng khó chịu.
- Đối với tình trạng khô miệng do sỏi làm tắc nghẽn tuyến nước bọt của bệnh nhân, bác sĩ có thể cân nhắc giải phẫu để khắc phục.
Mỗi đối tượng bệnh nhân với các trường hợp bệnh lý cụ thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn và điều trị bằng biện pháp phù hợp. Bạn đọc nên chủ động thăm khám sớm và tuân thủ theo phác đồ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và an toàn.
Trên đây là một số thông tin về chứng khô miệng khi ngủ vào ban đêm, bạn đọc có thể tham khảo. Mặc dù không quá nguy hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bệnh, tuy nhiên vấn đề này khi kéo dài có thể tác động tiêu cực đến chất lượng đời sống. Ngoài ra trường hợp khô miệng do bệnh lý còn có khả năng biến chứng nếu không được điều trị. Do đó, bạn đọc nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân để có cách cải thiện phù hợp, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- 9 Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Ngay Tại Nhà Hay Mà Ít Ai Biết
- Bệnh Khô Miệng Ở Người Già và Biện Pháp Điều Trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!