Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là tình trạng cực kỳ phổ biến hầu như ai cũng vài lần gặp phải. Tình trạng này khiến khoang miệng khó chịu, rối loạn vị giác và ảnh hưởng đến ăn uống hàng ngày. Vậy khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy có nguy hiểm không? Là dấu hiệu của bệnh gì và cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là tình trạng không đủ nước bọt làm ẩm khoang miệng và có vị đắng khó chịu trên lưỡi

Lý giải tình trạng khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy

Khô miệng (Xerostomia) và đắng miệng (Dysgeusia) sau khi ngủ dậy là 2 tình trạng sức khỏe phổ biến. Thực chất đây chỉ là một dạng triệu chứng thường gặp do khoang miệng ít nước bọt, khô khốc tạo ra vị đắng khó chịu. Nguyên nhân chính thường là do người bệnh ngủ há miệng hoặc ngủ ngáy. Cảm giác khô miệng và vị đắng đọng lại trên lưỡi thường kéo dài không tan, khiến bạn thực sự khó chịu.

Ngoài thói quen ngủ há miệng thì tình trạng này cũng có thể xuất phát từ việc mất ngủ, nghiện hút thuốc lá hoặc stress, áp lực quá lớn công việc… Đi kèm với khô miệng đắng miệng, bạn thường sẽ gặp thêm nhiều tình trạng đi kèm khác như khô môi, rát lưỡi, cảm giác châm chích, ngứa lưỡi, đau họng, luôn có cảm giác khát nước, hôi miệng…

Khô miệng đắng miệng thực chất không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, giao tiếp với mọi người xung quanh cũng như khả năng ăn uống, thưởng thức các loại mỹ vị.

Xem thêmKhô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Báo Hiệu Bị Bệnh Gì?

Nguyên nhân gây khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy

Sau một giấc ngủ dài, tuy là ngủ sâu và ngon giấc nhưng ngay sau đó bạn phải đối mặt với tình trạng khô miệng đắng miệng kéo dài khiến bạn khó chịu. Các chuyên gia cho biết, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, một là do các yếu tố sinh lý thông thường và hai là do bệnh lý.

1. Nguyên nhân sinh lý

Phần lớn các trường hợp bị khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy đều xuất phát từ nhóm các nguyên nhân sinh lý như:

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Uống ít nước, mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy
  • Mất nước, thiếu nước: Cơ thể con người cần một lượng nước đủ để duy trì hoạt động trao đổi chất và bài tiết chất thải. Vì vậy khi bạn uống quá ít nước, không đủ mức trung bình từ 1.5 – 2 lít/ ngày sẽ làm mọi hoạt động trong cơ thể ngưng trệ lại. Trong đó có tuyến nước bọt trong khoang miệng, ít nước bọt sẽ gây khô miệng. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước còn xảy ra từ việc sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, mất máu, tiêu chảy… Nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dẫn đến khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy.
  • Lão hóa: Tuổi tác càng cao tốc độ lão hóa càng nhanh khiến mọi cơ quan trong cơ thể đều bị suy giảm ít nhiều, trong đó có chức năng tuyến nước bọt,. Bên cạnh đó, hệ bài tiết suy yếu kết hợp với việc người lớn tuổi phải thường xuyên dùng các loại thuốc điều trị bệnh nên rất dễ bị khô miệng, đắng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc Tây luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất là khô miệng đắng miệng. Các loại thuốc thường gây ra tình trạng này là thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc chống dị ứng, thuốc tiêu chảy, thuốc chống béo phì, thuốc trị mất ngủ, thuốc chống trầm cảm, loạn thần, thuốc giãn cơ, thuốc kháng sinh, các loại vitamin có chứa khoáng chất sắt, đồng, kẽm…
  • Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa các chất độc hại không tốt cho sức khỏe nói chung và khoang miệng nói riêng. Hầu hết những người hút thuốc lá đều phải đối mặt với tình trạng khô miệng kéo dài và đắng miệng, mất vị giác, đặc biệt nghiêm trọng vào mỗi buổi sáng thức dậy.
  • Giai đoạn mang thai và mãn kinh: Đối với phụ nữ, 2 giai đoạn mang thai và mãn kinh là lúc cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố một cách rõ rệt. Lúc này, lượng hormone estrogen thấp hơn rất nhiều so với bình thường và chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng đắng miệng dai dẳng sau khi ngủ dậy. Kèm theo đó có thể là cảm giác buồn nôn, dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó.
  • Căng thẳng quá mức: Theo một số nghiên cứu, áp lực càng cao càng kích thích sự phản ứng ngược trong cơ thể. Đây là một trong những yếu tố góp phần tăng nặng tình trạng khô miệng, đắng miệng và thay đổi vị giác.
  • Thiếu vitamin B12: Sự thiếu hụt một số nguyên tố vi lượng, đặc biệt là vitamin B12 chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khoang miệng. Vì vậy, nếu ăn uống quá kén chọn, không bổ sung đủ vitamin B12 thường dễ bị khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Mặc dù khô miệng và đắng miệng không phải chứng bệnh gì quá nguy hiểm, nhưng sự xuất hiện dai dẳng của chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể. Vậy khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là dấu hiệu của bệnh gì?

Các bệnh lý về răng miệng

Các yếu tố như thói quen vệ sinh răng miệng kém, ăn uống không lành mạnh, tổn thương răng, nướu… là những nguyên nhân làm phát sinh viêm nhiễm do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Từ đó hình thành các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng, viêm quanh răng, áp xe răng… Khi mắc các bệnh này, bạn sẽ thường xuyên chịu đựng cảm giác khô miệng đắng miệng khó chịu sau khi ngủ dậy.

Ngoài ra, chỉ cần bạn không đánh răng trước khi đi ngủ dù chỉ một đêm cũng sẽ dễ dàng gây ra tình trạng khô miệng, đắng miệng sau khi thức giấc. Bởi lượng thức ăn thừa bám trong các kẽ răng, thân răng sẽ được chuyển hóa thành các chất hữu cơ, ức chế sản sinh nước bọt làm khô khoang miệng và gây ra vị đắng khó chịu vào buổi sáng hôm sau.

Tổn thương dây thần kinh

Các chuyên gia cho biết, cảm giác khô miệng, khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thần kinh của bạn có vấn đề. Bởi vị giác của con người được liên kết trực tiếp với hệ thống các dây thần kinh trong não bộ. Nên khi có bất kỳ dây thần kinh nào tổn thương cũng đều gây ra sự thay đổi vị giác cùng hàng loạt các vấn đề trong khoang miệng, mà thường gặp nhất là khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy.

Một số các chấn thương vùng đầu hoặc bệnh lý thường gặp như: u não, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, chứng sa sút trí tuệ, đau nửa đầu Migraine, tai biến mạch máu não, đa xơ cứng…

Các bệnh về đường ruột

Dạ dày và túi mật là 2 bộ phận phản ánh rõ rệt nhất về các vấn đề trong khoang miệng, cụ thể ở đây là tình trạng khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy:

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về dạ dày, túi mật, suy giảm chức năng gan thận…
  • Dạ dày

Khi bị khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy hoàn toàn có thể nghi ngờ là dấu hiệu của các bệnh về dạ dày. Điển hình như chứng khó tiêu, viêm loét niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, Barret thực quản… Vì theo các chuyên gia, dạ dày là bộ phận có kết nối trực tiếp với khoang miệng nên bất kỳ vấn đề nào của dạ dày cũng sẽ được phản ánh tại đây.

  • Túi mật

Túi mật là bộ phận có nhiệm vụ dự trữ mật, tham gia vào quá trình phân hủy chất béo trong cơ thể khi đi ngang qua tá tràng. Vì vậy, khi chức năng túi mật bị suy giảm do các bệnh như sỏi mật, viêm túi mật… vô tình đào thải một lượng mật nhỏ ra khỏi túi và chảy vào trong dạ dày (chứng trào ngược dịch mật). Trong giấc ngủ ban đêm, dịch vị trào ngược lên thực quản khiến khoang miệng của bạn trở nên đắng ngắt vào sáng hôm sau. Ngoài ra, còn kèm theo cảm giác khô miệng do thiểu sản nước bọt.

Suy giảm chức năng gan

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng điều hòa các phản ứng hóa sinh cũng như chuyển hóa các chất độc hại, thanh lọc đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Theo các tài liệu y học cổ truyền, khi chức năng gan suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng ứ trệ nhiệt ẩm làm ảnh hưởng đến chức năng túi mật, làm tràn dịch và gây đắng miệng, khô miệng.

Ngoài ra, một người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, cáu kỉnh đến mức bốc hỏa… cũng sẽ làm chức năng gan hoạt động kém đi và tự sinh ra vị đắng trong khoang miệng, kéo theo khô miệng, rát lưỡi.

Xem thêm: Các bệnh về gan thường gặp– Mức độ nguy hiểm và xử lý

Bệnh thận

Khi bị khô miệng đắng miệng kèm theo các triệu chứng như phù nề toàn thân, sưng eo, đau nhức thắt lưng… rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận như suy thận, sỏi thận, phù thận cấp, viêm bể thận…

Bệnh đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi chỉ số đường huyết tăng cao ở những bệnh nhân đái tháo đường thường dễ bị khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân là do lượng lớn glucose tích tụ ở lớp dịch ngoại bào gây ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu khiến cơ thể thiếu nước đột ngột, nhất là vào lúc nửa đêm tạo cảm giác khô miệng, khát nước và đắng miệng vào sáng sớm.

Ngoài ra, tiểu đường type 2 cũng khiến người bệnh bị tắc nghẽn đường thở, dẫn đến ngủ há miệng, ngủ ngáy và trở thành nguyên nhân gây khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy.

Hội chứng Sjogren

Đây là một loại bệnh tự miễn chưa xác định rõ nguyên nhân. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các mô liên kết và chức năng của các tuyến gần miệng, mắt. Trong đó, thường gặp nhất là suy giảm tuyến nước bọt dẫn đến khô miệng, đắng miệng khó chịu.

Điều trị ung thư

Như đã biết, người bệnh ung thư thường phải tiếp nhận các biện pháp điều trị như hóa trị, xạ tri để tiêu diệt và loại bỏ tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc này vô tình làm tổn hại chức năng tuyến nước bọt ở vùng đầu dẫn đến khô miệng và gây kích ứng vị giác, đắng miệng kéo dài.

Chứng khô miệng, đắng miệng sau khi ngủ dậy thực chất không quá nguy hiểm và cũng không quá khó để xử lý. Tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra để có phác đồ điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Mệt Mỏi Khô Miệng Là Dấu Hiệu Cơ Thể Đang Bị Gì?

Cách xử lý dứt điểm tình trạng ngủ dậy bị khô miệng đắng miệng

Cảm giác khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy xảy ra dai dẳng trong thời gian dài cần được xem xét lại để tìm cách xử lý phù hợp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, đánh giá nguyên nhân gây ra sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

1. Chữa dứt điểm nguyên nhân gây ra

Sau thăm khám, nếu nhận định tình trạng khô miệng đắng miệng là do bệnh lý, tốt nhất bạn nên tiếp nhận điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các thủ thuật y tế đặc thù, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các biện pháp sau:

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy do bệnh lý cần được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị cụ thể
  • Nếu do các bệnh về dạ dày, đường ruột nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học, hạn chế các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ cay nóng, dầu mỡ, khó tiêu, các loại đồ uống chứa chất kích thích… Thay vào đó tăng cường sử dụng rau củ quả, trái cây;
  • Nếu vấn đề là do gan, túi mật hãy điều chỉnh lại lối sống, duy trì tâm trạng ổn định nhằm điều hòa chức năng gan, cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để phục hồi chức năng;
  • Nếu do các vấn đề về răng miệng hãy chú ý chăm sóc răng kỹ hơn, đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước và dùng nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch…;
  • Với những trường hợp khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy kèm theo nhiều triệu chứng bất thường như sốt cao, chướng bụng, đau bụng, sụt cân, suy nhược… nên được thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để có hướng chữa trị kịp thời.

2. Chữa khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy tại nhà

Với những trường hợp khô miệng đắng miệng do bệnh lý không thể chữa khỏi, cách tốt nhất chính là áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng, phần nào giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là gợi ý một số cách đơn giản nhưng khá hiệu quả:

Uống nhiều nước

Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và uống đúng cách giúp điều hòa cơ chế sản sinh nước bọt, chống khô miệng hiệu quả. Không những vậy, thói quen uống nước liên tục còn giúp loại bỏ các loại vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng và vị đắng tồn tại trong khoang miệng.

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm trong khoang miệng và giảm khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy

Ngoài nước lọc, các chuyên gia khuyến khích bạn nên xen kẽ sử dụng các loại nước ép trái cây có vị ngọt tự nhiên như dâu tây, dưa hấu, lê, táo, dưa lê… để làm dịu cơn đắng ngay ngay lập tức.

Các loại trà thảo dược

Có rất nhiều loại trà thảo dược tự nhiên vừa giúp bù nước, giảm khô miệng và có hương vị cải thiện đắng miệng. Đặc biệt, các loại thảo dược tự nhiên này còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, mùi thơm tự nhiên đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên. Một vài loại trà thảo dược nên dùng như:

  • Chanh
  • Nha đam
  • Gừng
  • Bạc hà
  • Thảo quả
  • Cần tây

Súc miệng nước muối

Một mẹo hiệu nghiệm mà những người bị khô miệng đắng miệng sau khi ngủ dậy không nên bỏ qua chính là súc miệng nước muối. Chỉ cần thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày giúp loại bỏ vị đắng khó chịu trong khoang miệng, đồng thời kích thích tuyến nước bọt sản sinh lượng nước bọt vừa đủ, giảm khô miệng.

Ngoài nước muối pha loãng, bạn có thể pha hỗn hợp muối, đường, nước cốt chanh và bột baking soda vào cốc nước lọc để uống. Sự kết hợp này không chỉ giúp chống mất nước mà còn giảm khô miệng, đắng miệng sau khi ngủ dậy rất tốt.

Nhai kẹo cao su không đường

Theo một số nghiên cứu, nhai kẹo cao su là hoạt động giúp kích thích nước bọt tiết ra một cách tự nhiên, thậm chí cao gấp 10 lần so với cơ chế bình thường. Khi nước bọt tiết ra đủ nhiều, khoang miệng không còn khô nữa, loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi trong khoang miệng.

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Nhai kẹo cao su kích thích tăng tiết nước bọt chống khô miệng và đắng miệng

Ngoài ra, nhai kẹo cao su còn là một cách hay giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa nhờ khả năng kích hoạt tiết dịch mật, enzyme và các loại axit hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó, chống đầy hơi chướng bụng và trào ngược dạ dày thực quản, không gây ra vị đắng khó chịu trong miệng.

Dùng máy tạo độ ẩm

Tăng độ ẩm trong không khí bằng thiết bị tạo độ ẩm chuyên dụng cũng là cách hay giúp cả thiện tình trạng khô miệng đắng miệng, nhất là vào những thời điểm thời tiết hanh khô, chuyển lạnh. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với thói quen thở bằng mũi khi ngủ để giảm khô miệng hiệu quả hơn.

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy thực chất không phải một bệnh lý nhất định nào cả nên sẽ không có cách chữa cụ thể. Việc điều trị hay cải thiện cần dựa vào nguyên nhân gây ra. Vì vậy, nếu cảm thấy tình trạng của bản thân ngày càng tệ đi, tốt nhất nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô miệng ở người già

Bệnh Khô Miệng Ở Người Già và Biện Pháp Điều Trị

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị khô miệng nhất với tỷ lệ 20 - 25%. Lượng nước bọt tiết ra quá ít không đủ để duy trì độ...
Khô miệng rát lưỡi là gì? Triệu chứng thường gặp

Khô Miệng Rát Lưỡi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng – Cách Chữa

Khô miệng rát lưỡi mặc dù không phải là vấn đề nguy hại tính mạng nhưng triệu chứng khó chịu...

Tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều

Khô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Báo Hiệu Bị Bệnh Gì?

Khô miệng khát nước tiểu nhiều gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống, nhất là giấc ngủ. Ngoài ra,...

Lưu ý khi dùng bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng

Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Khô Miệng Theo YHCT

Dùng các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng được nhiều người quan tâm. Trong Đông y, tình trạng...

Khô môi và nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Khô Môi và Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

Khô môi và nhiệt miệng gây đau rát, khó chịu, nhất là khi bạn ăn phải đồ ăn cay nóng,...

Khô miệng

Khô Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân và Giải Pháp Điều Trị

Khô miệng là tình trạng khá phổ biến bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *