Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Khô Miệng Theo YHCT

Dùng các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng được nhiều người quan tâm. Trong Đông y, tình trạng khô miệng xảy ra thường liên quan đến các vấn đề như nhiệt độc, phế nhiệt, thận âm suy yếu,… Để điều trị khắc phục, thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc với các dược liệu phù hợp giúp khống chế, khắc phục các vấn đề, từ đó điều trị chứng khô miệng cho bệnh nhân.

Dùng thuốc Đông y chữa khô miệng được không?

Khô miệng là vấn đề nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do cơ thể thiếu nước, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tuyến nước bọt hoạt động kém, do ăn uống mặn, thức uống chứa cồn, chất kích thích,… Ngoài ra, một số trường hợp khô miệng liên quan đến bệnh nha khoa, tiểu đường, suy yếu nội tạng,…

Dùng thuốc Đông y chữa khô miệng được không?
Theo Y học cổ truyền, khô miệng xuất phát từ thận âm suy, do tâm hỏa can thịnh, phế nhiệt,… gây ra

Còn theo quan niệm của Đông y, tình trạng khô miệng thường bắt nguồn từ các vấn đề như thận âm suy, tâm hỏa can thịnh, do phế nhiệt và các yếu tố liên quan khác. Người bị khô miệng thường là đối tượng cao tuổi, có sức khỏe kém, người gặp vấn đề về ngũ tạng,…

Tùy mỗi trường hợp thầy thuốc sẽ chỉ định thang thuốc phù hợp giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng khô miệng và khắc phục nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Để đảm bảo hiệu quả, an toàn, bạn nên tìm đến địa chỉ thăm khám Đông y uy tín, chất lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Sử dụng các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng ít nguy cơ gây tác dụng phụ hơn thuốc tân dược. Do đó, hiện nay có nhiều người tìm đến giải pháp này thay cho điều trị Tây y. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng.

Thuốc Đông y đòi hỏi người dùng phải kiên trì, sắc thuốc sử dụng hàng ngày, hiệu quả sau một thời gian mới phát huy như mong muốn. Trong khi thuốc Tây tác dụng nhanh chóng hơn, tuy nhiên lại dễ phát sinh tác dụng phụ. Thuốc Đông y dùng dược liệu thiên nhiên nên khá lành tính, dùng được cho nhiều đối tượng.

Trong quá trình uống thuốc Đông y, bạn nên tránh việc tự ý kết hợp với thuốc Tây để giảm rủi ro gặp tương tác thuốc. Tốt hơn hết bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, kết hợp chăm sóc cơ thể, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để sớm kiểm soát chứng khô miệng, phòng tránh các rủi ro liên quan khác.

Tham khảo thêm: Khô Miệng Khi Mang Thai Do Đâu? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?

Các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng gồm các dược liệu quý giúp khắc phục từ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định thang thuốc tương ứng. Người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa Đông y uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe và hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Dùng thuốc Đông y điều trị khô miệng là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được chỉ định cho các trường hợp khô miệng:

Khô miệng do Thận âm hư suy

Thận âm hư suy gây ra các triệu chứng điển hình như hoa mắt, choáng váng, triều nhiệt,… Theo đó, cơ thể nếu có thể âm dương hòa hợp sẽ khỏe mạnh, tinh thần tươi tắn, làm việc gì cũng hiệu quả. Tuy nhiên khi thận âm hư suy, gặp vấn đề hư hại gây ra nhiều triệu chứng kể trên.

Trong đó có tình trạng miệng khô, hay khát nước. Biểu hiện này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt thường gặp nhất là ở người có sức khỏe kém, người cao tuổi. Để điều trị, Đông y sẽ sử dụng các thang thuốc gồm các dược vị như dưới đây:

Thang thuốc 1: Dược liệu được sử dụng bao gồm:

  • Hoài sơn, thạch hộc, tang bạch bì, khiếm thực: Mỗi vị 16g
  • Sơn thù, thục địa, bạch linh, cam thảo: Mỗi vị 12g
  • Đan bì: 10g
  • Đại táo: 5 quả

Thang thuốc sắc uống hàng ngày 3 lần, liên tục trong 10 – 15 ngày giúp bổ thận thủy, bổ âm sinh thủy.

Thang thuốc 2: Dược liệu được sử dụng bao gồm:

  • Tang diệp, cỏ mực: Mỗi vị 20g
  • Thạch hộc, khiếm thực, tang thầm, sơn thù, trạch tả, cam thảo, kỷ tử: Mỗi vị 12g
  • Hoài sơn, mạch môn, thục địa, củ định lang, đậu đen sao thơm: Mỗi vị 16g

Sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống, sắc 3 lần giúp bổ âm dưỡng huyết, sinh tân dịch, cải thiện chứng khô miệng.

Khô miệng do Phế nhiệt

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng do phế nhiệt dùng dược liệu có công dụng bổ phế, sinh tân. Người bị phế nhiệt thường gặp phải các biểu hiện bất thường bên cạnh khô miệng như đau họng, da dẻ khô, thường xuyên ho khan, tiểu đỏ, rắt, ngủ không ngon, ăn kém, táo bón,… Dùng thang thuốc như:

Các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Thầy thuốc chỉ định thang thuốc cho đối tượng khô miệng do phế nhiệt

Thang thuốc 1: Dược liệu được sử dụng bao gồm:

  • Cát căn, tang diệp: Mỗi vị 20g
  • Mã đề thảo, mạch môn, cát cánh: Mỗi vị 16g
  • Sinh địa, cam thảo: Mỗi vị 12g
  • Sâm đại hành đã sao thơm: 6g

Thang thuốc sắc uống mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục trong 10 ngày để trị khô miệng, giúp bổ phế và sinh tân.

Thang thuốc 2: Dược liệu được sử dụng bao gồm:

  • Bạch thược, chi tử, cát cánh, thục địa, đương quy, thiên môn: Mỗi vị 12g
  • Ngũ vị: 10g
  • Tang diệp, rau má: Mỗi vị 20g
  • Mạch môn và sa sâm: Mỗi vị 16g

Sắc uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống trong ngày giúp bổ phế, sinh tân dịch.

Tham khảo thêm: Khô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Báo Hiệu Bị Bệnh Gì?

Khô miệng do Tâm hỏa can thịnh

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng do tâm hỏa can thịnh mang lại tác dụng kiểm soát triệu chứng tốt, sinh tân dịch, sinh thủy, tả tâm hỏa. Dành cho đối tượng gặp phải triệu chứng như đau váng đầu, ngủ không ngon, tâm phiền, tiểu ít, miệng khô, đau họng lưỡi, mồ hôi toát ra bất thường,…

Thang thuốc 1: Dược liệu được sử dụng bao gồm:

  • Hoàng liên, hoàng cầm: Mỗi vị 10g
  • Sinh địa, chi tử, sơn thù, cam thảo: Mỗi vị 12g
  • Hắc táo nhân, cát căn, sa sâm, đương quy, thạch hộc: Mỗi vị 16g
  • Lá mã đề: 20g
  • Đại táo: 5 quả

Sắc uống mỗi ngày 1 thang, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất, nước thuốc chia thành 2 lần uống trước khi ăn.

Thang thuốc 2: Dược liệu được sử dụng bao gồm:

  • Cỏ mực, rau má, tang diệp: Mỗi vị 20g
  • Hoàng liên: 10g
  • Thạch hộc, sa sâm, hắc táo nhân, đương quy: Mỗi vị 16g
  • Thiên môn, thục địa, chi tử, bạch thược, thảo quyết minh, cam thảo: Mỗi vị 12g
  • Đại táo: 5 quả

Thang thuốc sắc nấu nước uống ngày 2 lần.

Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của thuốc Đông y sẽ nhanh hay chậm. Tuy nhiên bạn cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc dùng dược liệu thiên nhiên nên cần thời gian để phát huy công dụng. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng khô miệng, thuốc còn giúp khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Lưu ý khi dùng bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng

Dùng các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng giúp kiểm soát triệu chứng, cải thiện sức khỏe. Do đa phần thang thuốc đều chứa các dược liệu tự nhiên nên tác dụng sẽ không tức thời như thuốc tân dược. Chính vì thế khi dùng bạn nên kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi dùng bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Sử dụng thuốc Đông y kiên trì, tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ Y học cổ truyền

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc, tùy vào tình trạng của mỗi người thang thuốc có những điều chỉnh nhất định. Bạn nên đến phòng khám Đông y để được hỗ trợ, dùng thuốc đúng cách giúp sức khỏe sớm cải thiện, phòng tránh các vấn đề khác gây hại sức khỏe.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp sử dụng thuốc Đông y với các dạng thuốc khác để tránh xảy ra tương tác các dược liệu gây hại cho sức khỏe, giảm hiệu quả chữa bệnh.
  • Thông báo với thầy thuốc trong trường hợp bạn đang dùng thuốc Tây đặc trị các bệnh lý khác. Dựa vào thông tin bệnh nhân cung cấp thầy thuốc sẽ cân nhắc chỉ định thang thuốc phù hợp.
  • Trường hợp khô miệng kéo dài không thuyên giảm kèm theo các dấu hiệu bất thường khác ngày càng nặng nề bạn nên thông báo để được điều chỉnh thang thuốc tương ứng. Ngoài ra bạn cũng có thể đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám xác định nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp và an toàn.
  • Kết hợp chăm sóc sức khỏe, vệ sinh răng miệng đúng cách. Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh, kiêng những món có hại cho sức khỏe, bất lợi cho cơ thể trong quá trình điều trị khô miệng như đồ cay nóng, thức ăn quá mặn, thức uống chứa cồn và chất kích thích,…
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, thư giãn cơ thể, hạn chế áp lực, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng dùng dược liệu thiên nhiên khá lành tính, an toàn, phù hợp cho nhiều đối tượng. Bạn nên lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng để bốc thuốc điều trị, đảm bảo an toàn sức khỏe. Bên cạnh chữa trị theo hướng dẫn, bạn nên thay đổi các thói quen sống, sinh hoạt và ăn uống để góp phần thúc đẩy hiệu quả, bảo vệ cơ thể toàn diện hơn.

Có thể bạn quan tâm

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là như thế nào?

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm: Dấu hiệu và cách khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân có thể do...

Các yếu tố ảnh hưởng gây mất ngủ khô miệng

Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề

Tình trạng khô miệng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân thường liên quan đến...

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy

Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là tình trạng cực kỳ phổ biến hầu như ai cũng vài lần...

Bệnh khô miệng ở người già

Bệnh Khô Miệng Ở Người Già và Biện Pháp Điều Trị

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị khô miệng nhất với tỷ lệ 20 - 25%. Lượng nước bọt...

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng

Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Cảnh Báo Bị Bệnh

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, có cảm giác khát nước liên tục là tình trạng khá phổ biến....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *