Viêm Nha Chu: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị, Phòng Tránh

Viêm nha chu là một trong các vấn đề nha khoa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Mức độ phổ biến của căn bệnh này ngày càng gia tăng, đối tượng bệnh nhân đa dạng từ trẻ em cho đến người trưởng thành. Để tránh tình trạng viêm nặng dẫn đến biến chứng, bạn cần sớm nhận biết triệu chứng bất thường và chủ động khám chữa ngay từ giai đoạn bệnh khởi phát.

Viêm nha chu là bệnh gì?

Viêm nha chu là thuật ngữ chỉ sự viêm nhiễm tổ chức xung quanh răng. Căn bệnh nha khoa này ngày càng phổ biến, nhiều đối tượng mắc phải, trong đó có cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy tình trạng bị tổn thương, người ta chia bệnh thành hai nhóm chính. Trong đó bao gồm viêm lợi và viêm nha chu.

Viêm nha chu là bệnh gì?
Viêm nha chu là tình trạng thường gặp hiện nay

Viêm lợi là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Còn viêm nha chu là hệ quả của viêm lợi không được điều trị dứt điểm kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên, người cao tuổi. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí còn có nguy cơ biến chứng cao.

Do bệnh có diễn biến khá âm thầm, triệu chứng gần như tương tự với các vấn đề răng miệng dễ xử lý khác nên khiến nhiều bệnh nhân chủ quan. Theo các chuyên gia, tình trạng viêm nhiễm sẽ phát triển theo các giai đoạn từ nhẹ đến nặng nề, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu: Trên răng bắt đầu xuất hiện nhiều mảng bám, vôi răng, cao răng. Nguyên nhân thường liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Vi khuẩn từ đó có điều kiện tân công khiến lợi bị viêm nhiễm.
  • Giai đoạn 2: Lợi lúc này bắt đầu sưng phồng nhiều hơn, đặc biệt là khi nhai thức ăn, đánh răng.
  • Giai đoạn 3: Viêm lợi kéo dài dẫn đến tình trạng viêm nha chu, ổ vi khuẩn chứa mủ hình thành ở xung quanh nướu răng.
  • Giai đoạn nặng: Xương ổ răng bị phá hủy do tình trạng viêm nha chu kéo dài không được can thiệp kiểm soát. Lúc này lợi bị tụt, các tổ chức xung quanh răng trở nên lỏng lẻo, răng dễ bị lung lay, nguy cơ mất răng cao.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm nha chu

Nguyên nhân gây viêm nha chu có liên quan đến vấn đề vệ sinh và thói quen ăn uống của người bệnh. Mảng bám trên răng bắt đầu tích tụ ngày càng nhiều tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng miệng. Chúng tồn tại trên kẽ răng, gây hại cho cấu trúc xung quanh răng.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm nha chu
Thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống không đúng cách,… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng

Số lượng vi khuẩn ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc mảng bám bị khoáng hóa dẫn đến hiện tượng cao răng xuất hiện. Lúc này, độc tố bắt đầu tích tụ dần do vi khuẩn sinh sôi phát triển số lượng lớn gây ra tình trạng viêm nhiễm tại vùng nướu. Lâu dần mô đỡ răng bị phá hủy khiến răng dễ lung lay, không bám được vào lợi, cuối cùng là rụng mất răng.

Ngoài nguyên nhân vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, còn nhiều yếu tố khác dẫn đến viêm nha chu như ăn uống không đảm bảo, ăn thiếu chất, sức đề kháng kém, phụ nữ thay đổi nội tiết tố khi mang thai, thói quen hút thuốc lá, mắc bệnh mãn tính làm suy giảm hệ miễn dịch, tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh,…

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở răng miệng như:

  • Răng xuất hiện nhiều mảng bám trên kẽ răng, rãnh lợi, dần dần sưng tấy, viêm đỏ rồi chảy máu. Một số chiếc răng còn có hiện tượng bị lung lay.
  • Vùng lợi bị viêm lan dần khiến nướu răng tổn thương, căng phồng, nếu ăn phải thức ăn cứng hoặc chải răng mạnh dễ gây chảy máu. Lúc này mô lợi cũng đã dần lỏng lẻo hơn, thức ăn dễ bị mắc vào trong các kẽ răng.
  • Vôi răng sau một thời gian dày lên, miệng có mùi hôi hoặc thối nhất là buổi sáng khi vừa ngủ dậy, cấu trúc răng bị thay đổi, chân răng yếu dễ rụng.
  • Đau khi nhai thức ăn, kẽ răng, nướu có mủ, các khoảng trống giữa răng bắt đầu hình thành,…

Các triệu chứng viêm nha chu khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, đặc biệt là khi nhai thức ăn cứng, dai. Trường hợp viêm nhiễm phát triển ngày càng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại khác. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động khám chữa, không nên chủ quan.

Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?

Viêm nha chu có thể phát sinh các biến chứng khác nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời. Như trên đã đề cập, các mảng bám trên răng bắt đầu hình thành cao răng bám chặt hơn vào kẽ răng, vùng lợi, khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều, làm viêm nhiễm lan rộng ra các khu vực xung quanh.

Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?
Cấu trúc hàm răng bị biến dạng do quá trình viêm nha chu kéo dài không được điều trị

Các vấn đề mà người bệnh viêm nha chu gặp phải nếu không chữa bệnh sớm như:

  • Ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp hàng ngày do mùi hôi miệng khó chịu, điều này còn gây tác động tiêu cực đến quá trình thăng tiến trong công việc và các mối quan hệ khác.
  • Đau nhức răng, đặc biệt cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nhiều người bị suy giảm khẩu vị, ăn không thấy ngon kéo theo cơ thể ngày càng suy nhược, thiếu sức sống, thường xuyên mệt mỏi, chán nản,…
  • Nguy cơ mất răng, tiêu xương cao, người bệnh còn dễ bị lệch khớp cắn khi tình trạng viêm nha chu kéo dài không được kiểm soát. Khi đó khả năng nhai kém dầnu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài các vấn đề kể trên, nếu người bệnh bị viêm nha chu nặng, răng rụng mất khó phục hồi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Người bệnh trở nên e dè, ngại ngùng khi giao tiếp. Lúc này nếu muốn phục hồi hàm răng người bệnh phải tốn chi phí cao, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

Chẩn đoán phát hiện viêm nha chu

Chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên chủ động đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy triệu chứng bất thường. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán nhằm đưa ra kết luận về vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. Đối với trường hợp viêm nha chu, thông thường bệnh nhân sẽ được thăm khám như sau:

  • Khám lâm sàng

Nhiều người có thói quen khám răng định kỳ mỗi 3 – 6 tháng một lần. Đây là điều mà các nha sĩ khuyến khích bạn nên thực hiện. Nếu không có điều kiện có thể kéo dài thời gian thăm khám mỗi năm 1 lần. Việc làm này sẽ giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng để chữa trị sớm.

Trường hợp viêm nha chu có thể nhận biết từ giai đoạn khởi phát thông qua thói quen khám răng định kỳ của bạn. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành theo dõi nha chu của người bệnh trong thời gian nhất định để đảm bảo tình trạng viêm nhiễm không phát triển nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán phát hiện viêm nha chu
Bác sĩ tiến hành các biện pháp kiểm tra và xét nghiệm

Dung cụ nhỏ chuyên dụng trong khám nha chu hay còn được gọi là đầu dò nha chu được sử dụng để thăm khám, đo độ sâu các túi quanh nướu răng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau trong quá trình khám.

Thông thường, các túi sẽ có độ sâu từ 1mm – 3mm, ở bệnh nhân viêm nha chu, các túi này sẽ dày hơn 4mm. Trong quá trình khám lâm sàng, các bác sĩ nha khoa cũng sẽ giúp người bệnh loại bỏ mảng bám, cao răng, nếu có. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm nặng nề hơn.

  • Chụp X quang

Phương pháp chụp X quang cũng được áp dụng trong quy trình chẩn đoán bệnh viêm nha chu. Hình ảnh xương hàm bao quanh răng, các bất thường tại nướu, kẽ răng,… sẽ được hiển thị. Ngoài ra, thông qua phương pháp này bác sĩ nha khoa cũng xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiêu xương mà bệnh nhân đang gặp phải.

  • Xét nghiệm vi sinh

Phương pháp này được thực hiện với mục đích kiểm tra thành phần có trong mảng bám trên răng, các vi khuẩn gây hại được tìm thấy thông qua kết quả xét nghiệm. Từ đó, bác sĩ có thể xác định mức độ viêm nhiễm và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho từng trường hợp.

Phương pháp điều trị viêm nha chu

Tùy vào từng giai đoạn phát hiện bệnh viêm nha chu để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ nha khoa sẽ khám và dựa vào kết quả chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Đối với trường hợp nhẹ chưa cần can thiệp sâu, người bệnh có thể giảm viêm bằng các biện pháp tại nhà.

Tuy nhiên đừng nên chủ quan, đối với bệnh nhân viêm nha chu nghiêm trọng hoặc trong tình trạng trung bình đến nặng nề, hãy tuân thủ theo phương pháp điều trị được bác sĩ khuyến cáo để giảm các rủi ro biến chứng. Dưới đây là các cách chữa được áp dụng phổ biến:

Điều trị viêm nha chu nhẹ tại nhà

Áp dụng các phương pháp tại nhà đối với trường hợp viêm nhiễm nhẹ. Mẹo chữa dân gian dùng nguyên liệu tự nhiên khá lành tính, giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng khó chịu như hôi miệng, đau răng, giúp làm sạch mảng bám trên răng, tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều.

Phương pháp điều trị viêm nha chu
Sử dụng các nguyên liệu có sẵn để giảm viêm, bảo vệ răng lợi

Tham khảo ngay một số mẹo chữa viêm nha chu tại nhà dưới đây:

  • Dùng baking soda: Đây là một trong những nguyên liệu được sử dụng giúp làm sạch răng, làm trắng và hỗ trợ giảm hôi miệng được nhiều người áp dụng. Nhờ baking soda có tính kháng khuẩn, làm sạch tốt. Sử dụng kiên trì mỗi tuần 1 – 2 lần, không nên lạm dụng. Cách làm đơn giản, bạn lấy kem đánh răng và một ít baking soda trộn vào nhau, đánh răng sạch sẽ rồi dùng nước súc miệng lại.
  • Dùng gừng tươi: Gừng có tính nóng, khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Sử dụng gừng hỗ trợ trị viêm nha chu nhẹ tại nhà theo cách làm đơn giản, bạn nấu nước gừng với một chút muối, sử dụng hỗn hợp nước súc miệng, kết hợp uống trà gừng khi còn ấm để tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Sử dụng cỏ mực: Cây cỏ mực là thảo dược thiên nhiên giúp điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có tình trạng viêm nha chu. Nhờ các dưỡng chất có trong cây cỏ mực giúp thanh nhiệt, tăng khả năng thải độc của cơ thể, đặc biệt còn hỗ trợ cầm máu tốt. Sử dụng theo phương pháp dân gian, đơn giản bằng cách dùng cỏ mực rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt trồi trộn với mật ong. Đánh răng sạch sẽ rồi bôi hỗn hợp lên vùng cần điều trị. Thực hiện liên tục sau 10 ngày để nhận thấy hiệu quả tốt nhất.

Kết hợp các mẹo chữa tại nhà với chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra người bệnh nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, loại bỏ các món ăn gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị để giúp viêm nha chu sớm cải thiện, phòng biến chứng gây hại sức khỏe và đời sống.

Can thiệp điều trị Tây y

Trường hợp tình trạng viêm nhiễm đã phát triển nghiêm trọng, bệnh nhân cần khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Can thiệp điều trị chuyên sâu giúp chặn đứng sự phát triển của viêm nha chu, đồng thời tránh tình trạng biến chứng xảy ra cho bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng:

– Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh. Thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn, ngăn viêm nhiễm lan rộng. Tùy tình trạng viêm nha chu ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ được chỉ định, không tự ý kết hợp hoặc tăng giảm lượng thuốc được hướng dẫn. Một số loại như:

Phương pháp điều trị viêm nha chu
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm nha chu theo chỉ định của bác sĩ nha khoa
  • Thuốc Ciprofloxacin: Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, thường được dùng cho đối tượng bị nhiễm trùng nướu có liên quan đến vi khuẩn A.actinomycetemcomitans. Cơ chế hoạt động của thuốc là tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn, khiến chúng không thể tiếp tục sinh sản. Sau đó dần loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc Cefixim: Thuốc được bào chế với dạng viên nang giúp điều trị tình trạng viêm nhiễm xảy ra do vi khuẩn gram dương – âm, nấm men,… Tác dụng chính của thuốc là diệt khuẩn gây viêm nướu chân răng, giúp các mô mềm được phục hồi và tái tạo. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp người bệnh giảm đau, giảm sưng, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương hiệu quả hơn.
  • Thuốc Amoxicillin: Thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. Thuốc có tác dụng điều trị các vấn đề răng miệng, trong đó có hiện tượng viêm nha chu. Các vi khuẩn gây hại bị ức chế hoạt động và tiêu diệt, hỗ trợ người bệnh giảm đau, giảm sưng và xoa dịu cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.
  • Thuốc Gantamicin: Loại này cũng là thuốc kháng sinh, tác dụng trong điều trị bệnh viêm nha chu nhờ khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Ngoài các dạng thuốc kể trên, tùy tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định thêm một vài thuốc kết hợp khác nếu cần thiết. Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định, tránh tình trạng lạm dụng thuốc tân dược có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp này có thể gây ra nhiều hệ lụy không chỉ cho quá trình điều trị mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.

Điều trị tại nha khoa

Một số phương pháp ngăn chặn sự phát triển của viêm nha chu và điều trị được áp dụng:

  • Lấy cao răng: Loại bỏ mảng bám trên răng, giúp phòng ngừa sâu răng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Răng sau khi được loại bỏ các mảng cao răng sẽ được đánh bóng và xử lý flour. Các túi nha chu hình thành được làm sạch giúp quá trình chữa lành diễn ra thuận lợi hơn. Khi cần thiết bác sĩ sẽ loại bỏ cao răng, cặn vi khuẩn khỏi bề mặt chân răng, túi nướu.
  • Phẫu thuật: Trường hợp sự phát triển của vi khuẩn xảy ra ở các vị trí khó chải răng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Phương pháp này nhằm làm sạch cặn bẩn dưới nướu răng, giúp ngăn ngừa biến chứng nhanh chóng cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ gây tê và tiến hành các thủ thuật cần thiết. Các vết khâu sẽ lành lại sau 14 ngày. Một số trường hợp sẽ được tái tạo lại xương bị mất do viêm nha chu nặng.

Tùy vào mức độ viêm nha chu, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh biện pháp can thiệp nhằm ngăn bệnh tiến triển và giúp phục hồi hệ thống răng lợi an toàn, hiệu quả. Người bệnh khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, nghi ngờ viêm nhiễm hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám chữa sớm để bảo vệ sức khỏe.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu có thể được kiểm soát tốt nếu người bệnh phát hiện và chủ động khám chữa bằng phương pháp phù hợp. Tuy nhiên do quá trình phát triển bệnh âm thầm, triệu chứng dễ nhầm lẫn nên nhiều bệnh nhân chủ quan, dẫn đến bệnh diễn biến nghiêm trọng, khó phục hồi.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm nha chu
Chủ động thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng

Do đó, chuyên gia khuyến cáo khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên chủ động thăm khám sớm. Ngoài ra, một số lưu ý trong việc phòng ngừa chứng bệnh này như sau:

  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Lựa chọn sản phẩm kem đánh răng, bàn chải đánh răng phù hợp. Không nên chải răng quá mạnh, chải liên tục nhiều lần trong ngày. Kem đánh răng và nước súc miệng hãy ưu tiên các sản phẩm lành tính, thân thiện với môi trường và sức khỏe.
  • Thay chỉ nha khoa, tăm nước cho các tăm xỉa răng truyền thống bằng tre, gỗ,… để bảo vệ cấu trúc răng. Tránh tình trạng xỉa răng liên tục trong thời gian dài có nguy cơ làm kẽ răng thưa dần, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên các thực phẩm dễ nhai, tránh các món ăn quá cứng, quá dai hoặc dễ dính vào răng. Không nên ăn đồ ngọt nhiều trước khi đi ngủ, hạn chế nước ngọt, rượu bia và đồ uống chứa cồn, gas,…
  • Thay đổi thói quen xấu như hút thuốc lá, uống bia rượu,… bằng các hoạt động thể chất, thói quen sống lành mạnh.
  • Duy trì khám nha khoa định kỳ để theo dõi tình trạng răng miệng. Trường hợp phát hiện viêm nhiễm hoặc các bất thường liên quan cần điều trị, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.

Viêm nha chu là bệnh lý nha khoa thường gặp hiện nay. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, trong đó kể cả trẻ em và người trưởng thành. Chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng được chuyên gia khuyến khích. Trường hợp mắc bệnh hãy khám và điều trị sớm, tránh chủ quan làm bệnh có điều kiện tiến triển nặng nề ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không?

Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu và Biện Pháp Điều Trị, Phòng Ngừa

Bà bầu bị viêm nha chu nếu không phát hiện và điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng....

Viêm nha chu mãn tính là gì?

Viêm Nha Chu Mãn Tính và Những Biến Chứng Nguy Hiểm

Viêm nha chu mãn tính xảy ra khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy cơ. Các biến chứng khôn...

Viêm nha chu có chữa được không?

Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không? Nguy Hiểm Không?

Viêm nha chu có chữa được không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để giải đáp vấn...

Viêm Nha Chu Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh

Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm nha chu nhưng ngược lại,...

13 Cách Chữa Viêm Nha Chu Răng Tại Nhà Bằng Dân Gian

Cách chữa bệnh viêm nha chu răng tại nhà là một phương pháp có tính an toàn cao nên được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.