Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?
Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây khó khăn đến sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nếu không được chữa trị sớm thì bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.
Thông thường cha mẹ hay được khuyên nên điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp điều trị cần thực hiện một cách đúng đắn.
Biện pháp điều trị y khoa
Việc xác định được trẻ đang bị bệnh cảm lạnh hay cúm rất quan trọng giúp chúng ta dễ dàng tìm được cách điều trị bệnh đúng đắn. Sau khi áp dụng các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm tra, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh và đề ra phác đồ điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng cũng như loại bệnh mà bác sĩ có phương án chữa trị khác nhau. Cụ thể như:
# Đối với bệnh cảm lạnh
Thông thường các triệu chứng cảm lạnh thường phát triển trong vòng từ 2 đến 5 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, đau đầu. Ban đầu chỉ có hiện tượng chảy nước mũi nhưng sau khoảng 2-3 ngày thì nước mũi sẽ chuyển sang màu xanh hoặc vàng. Với bệnh cảm lạnh thì các triệu chứng sẽ trở nặng trong 3 ngày đầu và biến mất trong khoảng 2 tuần.
Vì bệnh do virus gây ra nên việc dùng kháng sinh không có tác dụng mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh cảm lạnh nhưng điều đó không có nghĩa là không thể giảm các triệu chứng. Vì vậy, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm, nước muối sinh lý giúp vệ sinh mũi để hỗ trợ điều trị các triệu chứng.
Dùng các thuốc không kê đơn sẽ giúp người bệnh cảm lạnh giảm đau và hạ sốt khá tốt. Thuốc actaminophen, thuốc ibuprofen là hai loại thuốc điển hình. Tuy không phải là thuốc kê đơn nhưng cũng nên tham khảo trước để biết ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nhất là khi dùng cho trẻ bị cảm lạnh dưới 6 tuổi.
# Đối với bệnh cảm cúm
Tuy các triệu chứng của bệnh cảm cúm tương tự như bệnh cảm lạnh nhưng thường nghiêm trọng hơn. Trẻ thường bị sốt cao, đau dữ dội, nghẹt mũi, ho, buồn nôn, mệt mỏi…
Tương tự như bệnh cảm lạnh việc dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng do nguyên nhân gây bệnh là do virus. Tuy nhiên có một số loại thuốc chống virus có thể dùng để làm giảm các triệu chứng bệnh:
Thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị cúm: Relenza (Zanamivir), Tamiflu (Oseltamivir), Symmetrel (Amantadine), Flumadine (Rimantadine)…
Việc dùng thuốc cần phải có liều lượng cho từng đối tượng và tình trạng bệnh. Chính vì vậy cần tuyệt đối tuân theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Trong quá trình điều trị nếu có bất cứ phản ứng nào bất thường cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài việc điều trị bệnh theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định thì còn có một số biện pháp áp dụng tại nhà để giảm các triệu chứng. Cụ thể như sau:
# Bổ sung nhiều nước
Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thì việc cung cấp đủ nước sẽ hỗ trợ rất tốt việc điều trị bệnh. Vì khi sốt có thể dẫn đến mất nước và làm cho trẻ dễ bị khát. Cha mẹ nên cho hoặc khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
Trường hợp mất nước thường hay gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Hãy gọi cho bác sĩ nếu nghi ngờ bé bị mất nước. Cụ thể là khi có các biểu hiện:
- Môi khô
- Ít hoạt động hơn bình thường
- Đi tiểu chỉ khoảng 3-4 lần mỗi ngày
Nếu con đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì bạn nên cho trẻ bú thường xuyên hơn. Việc mệt mỏi sẽ dễ làm cho bé lười bú. Với những trẻ lớn hơn có thể dùng các nước uống khác như nước ép, nước trái cây… để bổ sung nước cho trẻ.
# Vệ sinh mũi đúng cách
Do thuốc xịt mũi được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ nhỏ nên có thể vệ sinh mũi bằng cách khác.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé cũng có thể giúp làm vỡ chất nhầy trong mũi, giảm được ẩm mốc trong phòng.
Dùng nước muối sinh lý cũng là cách loại bỏ chất nhầy trong mũi khá hữu dụng với trẻ nhỏ.
# Làm giảm những cơn ho bằng nguyên liệu tự nhiên
Các bác sĩ khuyến khích giảm ho bằng các nguyên liệu tự nhiên. Nếu trẻ trên 1 tuổi thì có thể cho trẻ dùng vài muỗng mật ong mỗi ngày. Theo các bác sĩ thì trong mật ong có chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp điều trị bệnh viêm họng khá tốt.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Việc chăm sóc tại nhà cũng có thể làm giảm các biểu hiện cảm lạnh, cúm. Nhưng trong một số trường hợp cần phải đến gặp bác sĩ ngay. Đặc biệt là những trường hợp sau:
- Trẻ bị sốt cao liên tục trong hai ngày
- Sốt cao xảy ra khi trẻ chỉ mới 3 tháng tuổi.
- Không có biểu hiện hạ sốt dù đã uống thuốc
- Trẻ không ăn uống
- Trẻ có triệu chứng khó thở, thở khó khăn
Các bậc cha mẹ không nên chủ quan với các triệu chứng bệnh cảm lạnh, cúm ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu. Không nên chủ quan mà phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên
- Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh và cúm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!