Viêm phế quản dạng hen là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Viêm phế quản dạng hen là một thể của bệnh viêm phế quản, xảy ra ở những người bị hen suyễn. Vì căn bệnh này có những đặc điểm rất giống với hen suyễn và viêm phế quản nói chung, nên nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn phân biệt được với những chứng bệnh tương tự, giúp việc điều trị suôn sẽ hơn.

Viêm phế quản dạng hen
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng hen và cách điều trị

I/ Thông tin về bệnh viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản dạng hen là gì?

Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm phế quản cấp tính ở những người bị hen suyễn. Hiểu một cách đơn giản hơn, viêm phế quản dạng hen là tình trạng viêm nhiễm các đường ống dẫn khí (phế quản) trong phổi do bị hen suyễn.

Điều này không có nghĩa tất cả các trường hợp bị hen suyễn đều sẽ bị viêm phế quản, nhưng nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bạn. Vì khi mắc bệnh hen suyễn, lớp niêm mạc bên trong các đường ống dẫn khí sẽ bị kích ứng gây viêm và sưng. Đây là nguyên nhân làm cho các cơ bao bọc các phế quản bị thắt chặt, khiến đường thở bị thu hẹp. Tình trạng viêm các đường dẫn khí do hen suyễn được gọi viêm phế quản dạng hen.

Sự khác biệt giữa viêm phế quản cấp tính và bệnh hen suyễn

Hen suyễn và viêm phế quản cấp tính đều là 2 tình trạng viêm của đường thở. Tuy đều làm cho đường thở bị thu hẹp gây khó thở, nhưng chúng lại có những đặc điểm riêng biệt:

Viêm phế quản cấp tính xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus gây viêm, làm đường thở của bạn đường thở của bạn bị tắc nghẽn. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài khoảng 3 tuần là khỏi. Còn hen suyễn lại là một rối loạn của đường hô hấp, đặc trưng bởi việc đường thở bị viêm mạn tính do di truyền, bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do môi trường sống. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần sau khi được chữa khỏi. Ngoài ra, 2 chứng bệnh này còn khác nhau ở cấp độ tế bào. Nếu như bệnh hen suyễn liên quan đến các tế bào gây viêm thì viêm phế quản lại có mối liên hệ với các tế bào chống nhiễm trùng.

Khi cả 2 tình trạng này xảy ra đồng thời, những biểu hiện của bệnh thường chồng chéo lên nhau mà chúng gây bệnh mà chúng ta thường gọi là viêm phế quản hen.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản hen

Cho đến nay, bệnh viêm phế quản dạng hen vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bao gồm:

  • Do khói thuốc lá.
  • Môi trường, nguồn nước ô nhiễm.
  • Hít phải các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật…
  • Tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc chẹn Beta, aspirin…).
  • Sự thay đổi thất thường của thời tiết.
  • Bị nhiễm bệnh do vi khuẩn và virus.
  • Bị kích động mạnh (khóc, cười, lo sợ…).

Ngoài ra, có thể có nhiều yếu tố gây bệnh khác mà không được chúng tôi đề cập. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn vấn đề này.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản dạng hen

Khi có các tác nhân gây kích ứng từ môi trường tác động vào, những người bị viêm phế quản dạng hen sẽ phản ứng bằng cách giải phóng các phân tử gây viêm Leukotriene. Các phân tử này sẽ gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Ho.
  • Thở khò khè.
  • Tức ngực.
  • Khó thở.
  • Sốt.
  • Tiết nhiều dịch nhầy.

Các triệu chứng của viêm phế quản hen thường là sự kết hợp các biểu hiện bệnh viêm phế quản và hen suyễn. Do đó, tùy vào cơ địa mỗi người mà bạn có thể gặp phải những vấn đề khác. Để chắc chắn mình có phải bị viêm phế quản hay không thì tốt nhất hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và được hướng dẫn điều trị một cách phù hợp.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản dạng hen

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản dạng hen
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản dạng hen

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản dạng hen trước tiên sẽ dựa vào các triệu chứng và tiền sử bệnh tình và tiến hành khám thực thể. Sau đó, bạn có thể được chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Những phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp này bao gồm:

  • Đo phế dung: Việc sử dụng phế dung kế để đo hơi thở của bạn sẽ giúp các bác sĩ xác định được dung tích chứa không khí của phổi, phát hiện ra các điểm bất thường nếu có.
  • Đo lực của hơi thở: Các bác sĩ sẽ dùng một thiết bị đo lưu lượng cực đại để xác định lượng không khí mà bạn thở ra hít vào. Từ những số liệu thu được mà bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán về bệnh.
  • Chụp X – quang: Bằng các hình ảnh thu được từ việc chụp X – quang, bác sĩ có thể nhìn ra các điểm bất thường trong phổi, xác định được mức độ trầm trọng của bệnh.

Điều trị viêm phế quản dạng hen

Các phương pháp được áp dụng để điều trị viêm phế quản dạng hen cũng tương tự như các phương pháp điều trị hen suyễn và viêm phế quản. Cụ thể như sau:

  • Các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn như ipratropium, albuterol, levalbuterol… Chúng sẽ làm giãn nở đường thở, giúp cho bạn thở được dễ dàng hơn.
  • Corticosteroid dạng hít.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng Leukotriene.
  • Kết hợp các loại thuốc Corticosteroid dạng hít với các loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng kéo dài.
  • Thuốc kháng cholinergic.
  • Sử dụng các loại thuốc chứa steroid với thuốc làm giãn phế quản.
  • Dùng thuốc kháng sinh cho các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp đặc trị, bạn cũng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp cơ thể được thoải mái hơn bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước: Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp cho các chất nhầy loãng ra, dễ dàng được tống ra ngoài.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng: Người bị viêm phế quản dạng hen có thể bị đau họng do ho. Vì thế, dùng nước muối loãng để súc miệng sẽ giúp cải thiện được tình trạng này.
  • Dùng viên ngậm ho: Dùng viên ngậm ho cũng sẽ làm giảm được cảm giác đau họng.

III/ Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm phế quản dạng hen

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh viêm phế quản dạng hen là kiểm soát được cơn hen suyễn của bạn, không để chúng tiến triển trầm trọng thêm. Các biện pháp bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc làm việc trong các môi trường chứa nhiều bụi bặm, hóa chất.
  • Tránh xa các dị nguyên có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
  • Dùng máy làm ẩm không khí để giúp cân bằng độ ẩm.
  • Tiêm vắc – xin phòng cúm hàng năm.
  • Không nên hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Ngăn ngừa bệnh viêm phổi bằng cách tiêm vắc – xin cho những người trên 65 tuổi hoặc các đối tượng khác có nguy cơ mắc viêm phổi cao.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng cách?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời tránh...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản khi mang thai và cách điều trị

Viêm phế quản khi mang thai: Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

Việc thay đổi các nội tiết tố và hoạt động của hệ miễn dịch trong giai đoạn mang thai sẽ khiến...

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

5 cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.