Tìm hiểu về hiện tượng chảy máu cam khi mang thai

Chảy máu cam khi mang thai là tình trạng không phải hiếm gặp. Đa số các trường hợp mắc phải chứng bệnh này đều có thể tự điều trị bằng các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cả mẹ và bé.

chảy máu cam khi mang thai
Các thông tin cần biết về bệnh chảy máu cam khi mang thai

Nguyên nhân nào dẫn đến chảy máu cam khi mang thai?

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể bà bầu tăng lên và tim cũng hoạt động mạnh hơn. Vì cơ thể của người phụ nữ lúc này sẽ có những thay đổi để thích ứng với việc có thêm một sinh linh đang hình thành và phát triển trong bụng. Tình trạng lưu lượng máu tăng sẽ tạo áp lực lên các mạch máu nhỏ ở trong niêm mạc mũi. Một khi lượng máu được cung cấp quá nhiều, chúng sẽ làm cho các mạch máu này bị vỡ ra, từ đó gây nên tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam). Ngoài ra, sự thay đổi của các nội tiết tố trong giai đoạn mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Chảy máu cam có thể kéo dài trong vài phút, có khi chỉ xảy ra trong vài giây ở 1 hoặc cả 2 lỗ mũi. Tùy vào mức độ tổn thương của các mạch máu nhỏ ở lớp niêm mạc mũi mà máu chảy ra có thể ít hoặc nhiều, nhưng hầu như lượng máu bị mất đi đều không đáng kể. Chính vì thế, với những trường hợp trên, bệnh thường không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu tình trạng này diễn ra vào ban đêm khi đang ngủ, máu có thể chảy ngược xuống cổ họng và sẽ cảm thấy rất khó chịu vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, một số trường hợp chảy máu cam lại là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng. Bao gồm:

Lúc này, bạn cần đến sự can thiệp của các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh gây hại đến đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cần phải làm gì khi bị chảy máu cam trong khi mang thai?

Cách xử lý khi bị chảy máu cam trong giai đoạn mang thai
Cách xử lý khi bị chảy máu cam trong giai đoạn mang thai

Nếu bị chảy máu cam, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

  • Ngồi xuống và hơi ngả đầu về phía trước nhưng cần phải giữ ở tư thế đầu luôn cao hơn tim.
  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt lấy mũi.
  • Hít thở bằng miệng và siết chặt cả 2 lỗ mũi trong vòng 10 – 15 phút. Lưu ý là chỉ khi qua thời gian trên mới được thả tay ra, tránh làm gián đoạn quá trình đông máu.
  • Chườm đá lên vùng mũi để thu hẹp các mạch máu và làm chậm lại quá trình chảy máu.
  • Tuyệt đối không được nằm hoặc ngả đầu về phía sau vì bạn có thể nuốt phải máu, nó sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn và nôn.
  • Sau thời gian 15 phút, nếu máu vẫn còn chảy, hãy tiếp tục dùng tay kẹp chặt mũi và dùng băng gạc để thấm lượng máu dư thừa. Thực hiện bước này khoảng 15 phút nữa.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ để chữa chảy máu cam khi mang thai?

Thông thường, chảy máu cam trong giai đoạn mang thai sẽ được cải thiện ngay khi bạn áp dụng các biện pháp điều trị trên. Tuy nhiên, cần phải đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu có những biểu hiện sau:

  • Chảy máu cam thường xuyên.
  • Chảy máu liên tục và không ngừng sau khoảng 30 phút tự điều trị.
  • Máu chảy ra quá nhiều.
  • Khó thở.
  • Chảy máu mũi do chấn thương ở phía sau đầu.
  • Bị hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng do chảy máu.
  • Da dẻ tái nhợt vì mất máu.
  • Đau ngực.

Nên làm gì để ngăn ngừa nguy cơ chảy máu cam khi mang thai?

Hầu hết các trường hợp chảy máu cam khi mang thai không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên chúng lại gây ra những khó chịu cho bà bầu, chưa kể đến việc một số trường hợp có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Vì thế, để tránh gặp phải tình trạng này, các bạn có thể áp dụng các biện pháp ngừa như sau:

  • Uống nhiều nước để giúp cho màng nhầy của bạn hoạt động tốt.
  • Khi hắt hơi, cố gắng giữ cho miệng của bạn được mở ra. Cách này có tác dụng làm giảm áp lực cho vùng mũi của bạn, tránh được nguy cơ mũi bị chảy máu.
  • Dùng các loại nước muối để xịt mũi sẽ làm cho mũi của bạn được sạch sẽ, ngăn chặn được nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, các loại thuốc có tác dụng cung cấp độ ẩm cho mũi cũng sẽ được sử dụng, điều này có thể tránh được nguy cơ mũi bị chảy máu do bị khô.

Lưu ý là khi sử dụng các loại thuốc xịt mũi, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ vì dùng không đúng cách có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm: 15 điều nên và không nên làm trong giai đoạn mang thai

Tìm hiểu cách chữa ho bằng quả Kha tử được dùng phổ biến

Khám phá công dụng chữa ho của quả kha tử

Chữa ho bằng quả kha tử là một trong những phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu...

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn

Chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh tin tưởng và áp...

rửa mũi phòng bệnh

Hướng dẫn rửa mũi đúng cách để phòng bệnh viêm xoang

Các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên đến bệnh nhân về việc rửa mũi đúng cách phòng bệnh viêm...

Tìm hiểu về bệnh ho do hút thuốc lá và cách điều trị

Ho do hút thuốc lá: Biện pháp khắc phục và mọi thứ bạn nên biết

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe, phổ biến...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm dẫn đến những hiện tương như hắt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *