Viêm họng ở trẻ em: Cha mẹ cần nhận biết và điều trị bệnh kịp thời
Đau ở cổ họng, ngứa rát, khó nuốt,… là triệu chứng viêm họng ở trẻ em thường hay mắc phải. Khi trẻ mắc căn bệnh này thì mức độ nguy hiểm cũng không kém gì so với người lớn.
Triệu chứng viêm họng ở trẻ em
Các triệu chứng viêm họng ở trẻ em rất đa dạng và tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường hay có những triệu chứng như sau:
- Cổ họng có dấu hiệu nhiễm trùng: Có mủ, sưng lên hoặc có màu đỏ tươi
- Trẻ thường bị khó nuốt, khi nuốt có cảm giác đau rát.
- Hơi thở của bé thường khó khăn, ngắt quãng
- Bé có triệu chứng lười ăn, lười bú, thường xuyên quấy khóc.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào từng trẻ mà có các biểu hiện khác mà chúng tôi chưa nêu lên ở trên.
Tìm hiểu thêm: Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?
Nguyên nhân viêm họng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé bị viêm họng, chẳng hạn như các nguyên nhân mà chúng tôi sắp nêu dưới đây.
# Do virus tấn công
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng cho bé. Nếu bệnh do nguyên nhân này thì thường không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài các triệu chứng của viêm họng thông thường thì hay kèm theo triệu chứng sốt cao.
# Do liên cầu khuẩn tấn công
Cụ thể ở đây là do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Khi mắc bệnh do nguyên nhân này thì bệnh nhân thường có triệu chứng đau rát nghiêm trọng ở cổ họng.
# Bệnh tay chân miệng
Đây là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ đang trong độ tuổi mẫu giáo. Bệnh do virus coxsackievirus A16 gây ra. Ngoài các triệu chứng của viêm họng, trẻ bị bệnh tay chân miệng thường hay bị sốt cao, tổn thương trong khoang miệng.
# Chất kích thích trong không khí
Đây cũng là nguyên nhân gây viêm họng mà bé thường gặp phải. Bao gồm lông của thú nuôi, khói thuốc lá, phấn hoa, bụi trong không khí.
# Độ ẩm trong không khí giảm
Làm cho trẻ khó thở và có phản xạ thở bằng miệng khi ngủ. Tình trạng này làm cho niêm mạc họng bị khô và dễ gây ra viêm họng
Ngoài ra trẻ con dễ bị viêm họng do viêm nướu, mọc răng, lở miệng… Việc xác định nguyên nhân gây bệnh không chỉ giúp phòng tránh mà còn hỗ trợ điều trị bệnh cho bé thêm hiệu quả.
Những biện pháp điều trị viêm họng ở trẻ em
Tùy theo tình trạng cũng như cơ địa của từng bé mà có cách điều trị thật sự phù hợp. Thông thường để chữa viêm họng ở trẻ em thì hay áp dụng các biện pháp sau:
# Sử dụng thuốc cho bé
Do bé còn nhỏ nên việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc cũng như liều lượng. Trong quá trình chữa trị, nếu có bất cứ phản ứng nào bất thường cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ. Để điều trị viêm họng ở trẻ em thường hay dùng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen
- Thuốc kháng sinh được dùng khi có dấu hiệu nhiễm trùng
- Thuốc xịt chloraseptic có tác dụng giảm đau tức thời.
# Sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà
Các biện pháp này có tác dụng khá tốt đối với những trường hợp nhẹ. Đồng thời hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Tăng cường uống nhiều nước: để tăng cường trao đổi chất, đồng thời làm ẩm niêm mạc họng giúp giảm đau. Chú ý không dùng nước quá nóng vì dễ làm niêm mạc họng bị bỏng. Bên cạnh đó, ngoài việc dùng nước lọc có thể cho trẻ dùng thêm nước ép, nước trái cây để bổ sung dinh dưỡng.
- Súc miệng bằng nước muối để giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch niêm mạc họng. Mẹ có thể dùng 1/4 thìa muối pha với 250ml nước ấm và cho bé súc miệng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
- Dùng máy tạo độ ẩm: giúp tăng độ ẩm trong không khí, giảm cảm giác đau họng khi ngủ. Bên cạnh đó cũng có thể dùng thêm các loại tinh dầu làm giảm đau họng như: tinh dầu húng tây, tinh dầu sả,…
- Dùng mật ong cho bé cũng là cách giảm đau họng, do trong mật ong có chứa những chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm đau họng. Nhưng chú ý là phải đảm bảo được chất lượng của mật ong đang dùng, đồng thời không nên áp dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Bỏ túi: 7 mẹo chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ em
Những biểu hiện của viêm họng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng tránh cần được thực hiện thường xuyên. Chẳng hạn như sau:
- Tập thói quen vệ sinh tay chân thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế sự tiếp xúc với vi khuẩn.
- Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người vào mùa đông và mùa xuân. Vì căn bệnh này rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc và đây là thời điểm mà bệnh phát triển mạnh mẽ nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống cho bé thật sự khoa học. Tăng cường uống nước để tránh khô niêm mạc họng. Bên cạnh đó nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để nâng cao sức đề kháng, giúp phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú nuôi… Ngoài ra, cha mẹ nên dùng máy tạo độ ẩm để hạn chế tình trạng không khí quá khô, nhất là vào mùa lạnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh ngay tại nhà. Nhưng nếu có các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ, chẳng hạn như:
- Đau họng nhẹ nhưng biểu hiện kéo dài hơn 1 tuần
- Trẻ chỉ dưới 3 tháng và có dấu hiệu sốt cao
- Trẻ từ 3 đến 6 tháng nhưng bị sốt liên tục với nhiệt độ trên 38 độ C.
- Trẻ chán ăn, lười bú và hay quấy khóc
Trên là những thông tin mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ bị viêm họng hạt cha mẹ nên làm gì ?
- 10 thực phẩm trị viêm họng, giảm đau và bảo vệ cổ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!