Viêm họng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng giả mạc là một bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh lại có khả năng tác động và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy viêm họng giả mạc là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bệnh viêm họng giả mạc là gì?
Viêm họng giả mạc còn có tên gọi khác là viêm họng bạch cầu. Đây là một dạng bệnh viêm họng hiếm gặp. Khi bị tác động bởi trực khuẩn Klebs – Loeffler, cơ thể sẽ mắc bệnh. Đồng thời tại vùng niêm mạc họng sẽ xuất hiện màng giả mạc với màu trắng xám, dày, bám chắc vào niêm mạc họng và rất khó bóc. Đây là dấu hiệu đặc trưng của viêm họng giả mạc. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên từ 2 – 7 tuổi là độ tuổi thường mắc bệnh nhất.
Triệu chứng của bệnh viêm họng giả mạc
Ngoài việc xuất hiện màng giả mạc màu trắng xám, dày, khó bóc và bám rất dai vào niêm mạc họng, khi mắc bệnh viêm họng giả mạc, người bệnh còn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu sau:
Triệu chứng đặc trưng
- Rát họng, đau họng
- Đau đầu
- Khó nuốt
- Nuốt vướng.
Triệu chứng khác
- Mặt nhợt nhạt
- Sốt cao trên 38,5 độ, rét run khi ớn lạnh
- Giả mạc bám vào vùng niêm mạc họng và amidan. Trong trường hợp bệnh xuất hiện ở trẻ em, giả mạc sẽ lan rộng đến thanh quản dẫn đến khó thở. Đồng thời gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác như: Nhịp tim nhanh, thở gấp, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, đau rát cổ họng, nghẹt mũi. Ban đầu lớp giả mạc sẽ xuất hiện với màu trắng kem sau đó chuyển sang màu trắng xám hoặc màu vàng xám
- Hai amidan đỏ thẩm. Các khe bị dãn ra. Đồng thời có lớp giả mạc màu trắng bao phủ ở miệng khe.
Bệnh viêm họng giả mạc nếu không sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và trở thành bệnh mạn tính. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác. Đó là: Sốt cao trên 40 độ, tay chân lạnh, da xanh, loét cửa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi nghiêm trọng, nuốt khó, sưng đau họng và xuất hiện hạch cổ.
Bệnh viêm họng giả mạc có nguy hiểm không?
Tính từ thời điểm xuất hiện, bệnh viêm họng giả mạc kéo dài khoảng 10 ngày là có thể khỏi hẳn trong trường hợp bệnh sớm được điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là:
- Thấp tim
- Viêm thận
- Bệnh Osler
- Bệnh viêm thanh quản
- Bệnh viêm xoang, viêm tấy xung quanh amidan, viêm tai
- Liệt thần kinh, liệt chi, liệt mặt và liệt các cơ hô hấp…
Từ những thông tin trên chúng ta có thể thấy bệnh viêm họng giả mạc sẽ không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Ngược lại bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được sớm điều trị. Những biến chứng này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc chắc chắn rằng mình đang bị viêm họng giả mạc, người bệnh cần sớm đến bệnh viện. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe. Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và có những phương pháp điều trị thích hợp, tránh gây nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Chia sẻ cách chữa viêm họng bằng củ cải trắng đơn giản dễ thực hiện
Điều trị viêm họng giả mạc như thế nào?
Trước khi điều trị viêm họng giả mạc, người bệnh phải được kiểm tra kỹ mức độ phát triển bệnh lý và tình trạng sức khỏe ở hiện tại. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý đoán bệnh, tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm.
Để có thể khắc phục tốt bệnh lý và phòng tránh những rủi ro không mong muốn, việc chữa bệnh phải kết hợp cả phương pháp điều trị triệu chứng và phương pháp điều trị biến chứng của bệnh.
Sử dụng huyết thanh kháng bạch hầu
Đối với thể ác tính, mục đích chữa bệnh là làm giảm nhanh lượng độc tố đang tồn tại bên trong cơ thể. Để điều trị bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng huyết thanh kháng bạch hầu từ 30.000 – 80.000 đơn vị với cách dùng và liều dùng như sau:
- Ngày đầu: Dùng 1/10ml.
- Ngày thứ 2, thứ 3 và thứ 4: Dùng 0,5/10ml. Sau đó cứ 5 ngày sử dụng thuốc một lần với liều 1ml, 2ml và 3ml.
Dùng vitamin C liều cao
- Liều khuyến cáo: Uống 1 gram/ngày.
Dùng Penicilin
- Liều khuyến cáo: Sử dụng từ 1 triệu đơn vị – 3 triệu đơn vị/ngày.
Tiêm Strychnin chống liệt
- Liều khuyến cáo: Dùng 0,5mg/kg cân nặng. Tiêm 4 lần/ngày.
Lưu ý: Tiêm Strychnin chống liệt không được áp dụng cho các trường hợp khó thở. Đối với những bệnh nhân chưa mở khí quản, người bệnh phải liên hệ với bác sĩ và tiến hành mở khí quản ngay để chống ngạt thở.
Dùng Coramin
- Liều khuyến cáo: Sử dụng từ 1ml – 2ml.
Lưu ý: Người bệnh có thể thay thế Coramin bằng Spactein (sử dụng từ 0,10mg/kg – 0,02mg/kg) hoặc Ouabain (sử dụng từ 1/8 mg – 1/4mg/lần x 2 – 4 lần/ngày).
Dùng Vitamin B1
- Liều khuyến cáo: Dùng 50mg – 200mg/ngày.
Trong quá trình chữa bệnh, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời cần được chăm sóc từ 15 – 50 ngày để bệnh tình có thể được khắc phục hoàn toàn.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. Bởi điều này không chỉ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh viêm họng giả mạc. Hơn thế, hoạt động này còn giúp bạn khắc phục những triệu chứng khó chịu đi kèm.
Trong thời gian chữa bệnh, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống như sau:
- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày: Việc uống nhiều nước lọc sẽ giúp làm ẩm vùng cổ họng, niêm mạc họng được trơn chu. Bên cạnh đó việc uống nhiều nước sẽ tạo ra lớp màng nhầy giúp bảo vệ họng và phổi hiệu quả. Tốt nhất bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước lọc/ngày. Có thể sử dụng thêm nước ép trái cây.
- Cung cấp những thực phẩm giàu vitamin C: Để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh, bạn nên thường xuyên bổ sung vitamin C. Đồng thời bổ sung những dưỡng chất cần thiết có trong nước ép trái cây, trái cây tươi và rau của quả như: Cam, quýt, bưởi, dâu… Ngoài ra bạn cũng có thể ăn chuối để cung cấp thêm nhiều loại vitamin khác. Đồng thời cung cấp thêm một số khoáng chất cho cơ thể. Vitamin và những khoáng chất sẽ thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương tại vùng niêm mạc họng.
- Không sử dụng rượu bia: Người bệnh cần tuyệt đối kiêng sử dụng các loại rượu bia và chất kích thích trong quá trình chữa bệnh. Bởi rượu, bia và chất kích thích có thể tác động và làm giảm hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Đồng thời khiến bệnh của bạn và những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không sử dụng thực phẩm cay nóng: Người bệnh cần hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng và các loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thực phẩm này có khả năng gây kích ứng cổ họng và vùng niêm mạc họng khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề “Viêm họng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn và đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, những chẩn đoán và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- 10 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính hiệu quả
- 10 thực phẩm trị viêm họng, giảm đau và bảo vệ cổ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!