Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư?
Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Tuy nhiên, thực tế tình trạng đau vòm họng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để chẩn đoán và điều trị chính xác nhất, người bệnh nên thăm khám y tế càng sớm càng tốt, phòng tránh các nguy cơ không mong muốn.
Nguyên nhân gây đau vòm họng phổ biến
Tình trạng đau vòm họng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Người bệnh thường cảm thấy đau rát vòm họng trên. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm khác như khàn giọng nhiều ngày, sưng và đau cổ họng, cảm giác vướng víu cổ họng, ợ hơi, buồn nôn,… Một số căn bệnh liên quan đến tình trạng này có thể kể đến như:
Đau họng cấp gây đau vòm họng trên
Đau họng cấp là bệnh lý phổ biến, có triệu chứng điển hình là chứng đau vòm họng trên. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, sự tấn công gây hại chính nghiêng về các loại vi khuẩn liên cầu, phế cầu.
Chúng có sẵn trong miệng, họng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi. Bên cạnh đó, bệnh đau họng cấp hay viêm họng cấp còn hình thành bởi virus cúm hoặc sởi.
Viêm xoang khiến vòm họng trên đau rát
Dấu hiệu đau rát vòm họng trên có thể là do bạn đang mắc bệnh viêm xoang. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Thông thường, người mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như đau nhức đầu khó chịu, mũi nghẹt, chảy nước mũi liên tục, đau rát vòm họng trên, mắt có dấu hiệu đau, nhức xung quanh.
Viêm họng mạn tính gây đau vòm họng
Bệnh viêm họng mạn có thể là nguyên nhân khiến bạn đang bị đau vòm họng. Triệu chứng đau càng tăng khi người bệnh nhai hoặc nuốt thức ăn. Bệnh khá phổ biến, đặc biệt bùng phát dữ dội nếu người bệnh không kịp thời kiểm soát từ giai đoạn bệnh mới khởi phát.
Thời tiết giao mùa, thay đổi nhiệt độ đột ngột là thời điểm bệnh xuất hiện rộng rãi. Người bệnh có thể bị tái phát triệu chứng bất cứ lúc nào, bệnh dai dẳng, khó dứt.
Tham khảo thêm: Chia sẻ cách chữa viêm họng bằng củ cải trắng đơn giản dễ thực hiện
Viêm họng hạt gây đau vòm họng trên
Vòm họng trên bị đau có thể là do tình trạng viêm họng hạt gây ra. Viêm họng hạt có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh không biết cách chăm sóc tốt. Bệnh xuất hiện phổ biến ở các đối tượng có tiền sử bị viêm xoang hoặc viêm họng mạn tính. Trong vòm họng lúc này sẽ nổi lên những nốt nhỏ li ti với kích thước khác nhau. Chúng là nguyên nhân khiến cho vòm họng người bệnh có cảm giác khó chịu, khô rát.
Đau vòm họng do viêm tuyến nước bọt mang tai
Tuyến nước bọt mang tai bị vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập hoặc gặp phải dị ứng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như sưng, nhai nuốt khó khăn khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai. Ngoài ra, nếu mắc phải căn bệnh này, bạn cũng gặp phải hiện tượng cổ họng bị đau rát.
Viêm niêm mạc má gây đau vòm họng
Bệnh viêm niêm mạc má không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức xương má, khiến hơi thở có mùi hôi, đau rát vòm họng,… Người bệnh vì thế mà ăn uống khó khăn, dẫn đến nhiều vấn đề cho cuộc sống và sức khỏe.
Đau vòm họng trên do trào ngược dạ dày, thực quản
Tình trạng thức ăn, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản khiến cho người bệnh cảm thấy nóng, rát cổ họng. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất ở người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Đặc biệt, người sử dụng thuốc lá, chất kích thích, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, bị stress kéo dài có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
Ung thư vòm họng khiến đau vòm họng trên
Ung thư có thể nói là căn bệnh mà không ai muốn gặp phải. Bởi, theo tính chất, bệnh ung thư khá khó điều trị và có mức độ nguy hiểm cao. Tuy nhiên, bệnh tương đối khó phát hiện. Do giai đoạn khởi phát, ung thư vòm họng có các triệu chứng như viêm họng thông thường, khiến nhiều người chủ quan.
Nếu không kịp thời can thiệp, bệnh ung thư vòm họng có thể tiến triển khá nhanh. Người bệnh khó kiểm soát bệnh gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên thăm khám y tế để chẩn đoán, phát hiện bệnh lý càng sớm càng tốt phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm họng hạt có tự khỏi không? Mất bao lâu?
Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư?
Như đã đề cập, tình trạng đau vòm họng có thể do viêm họng mạn tính hoặc do bệnh ung thư gây ra. Ngoài ra, nếu người bệnh không điều trị viêm họng mạn dứt điểm, kiểm soát mức độ lây lan, phát triển của bệnh thì nguy cơ mắc ung thư cũng khá cao. Không thể loại trừ triệu chứng đau vòm họng thuộc hai trường hợp này.
Tuy nhiên, bởi do cả hai chứng bệnh đều có một số triệu chứng giống nhau nên người bệnh dễ bị nhầm lẫn. Sự việc này khiến cho quá trình điều trị có nguy có đi sai hướng, khiến cho bệnh từ nhẹ chuyển sang nặng. Người bệnh khi đó phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, một số trường hợp điều trị không kịp thời dẫn đến tử vong.
Do đó, khi thấy triệu chứng đau vòm họng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc. Do nếu sử dụng sai thuốc, sai cách chữa trị, khả năng bệnh bùng phát hoặc gây di chứng nguy hại rất cao. Nhất là trường hợp dùng thuốc tân dược có thể gây ra tác dụng phụ, kéo theo nhiều vấn đề khác cho sức khỏe.
Phân biệt đau vòm họng do viêm họng và ung thư vòm họng
Để bạn đọc nhận biết tình trạng đau vòm họng do viêm họng hay do ung thư vòm họng. Dưới đây là một vài chi tiết để phân biệt hai căn bệnh này:
Viêm họng và ung thư vòm họng về bản chất
Viêm họng là căn bệnh lành tính, mặc dù gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh nhưng có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Ngược lại, ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có thời gian tiến triển nhanh chóng. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây nguy hại cho đời sống, sức khỏe người bệnh.
Đối tượng mắc bệnh viêm họng và ung thư vòm họng
Viêm họng thường xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân là do cơ thể bị các dị nguyên xâm nhập, hoặc do cảm cúm, sốt, trời trở lạnh,…gây ra. Đường hô hấp của người bệnh bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng đau vòm họng khó chịu. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, trong đó trẻ em là nhóm đối tượng thường gặp nhất.
Còn đối với ung thư vòm họng, người trong độ tuổi trên 30 tuổi cho đến 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, nam giới có tỷ lệ cao hơn so với bệnh nhân nữ. Nguyên nhân là do thói quen sống, sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu, ăn uống thiếu chất,…gây ra.
Triệu chứng của viêm họng và ung thư vòm họng
Nhận biết triệu chứng của hai căn bệnh này giúp người bệnh đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo các vấn đề sau đây:
Đối với người viêm họng: Người bệnh có thể có những triệu chứng như đau họng, khó nuốt thức ăn, thức uống, họng khô, kèm theo ngứa rát, vướng víu,…Ngoài ra, dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng cũng sẽ đa dạng hơn:
- Viêm họng hạt có triệu chứng xuất hiện ở hai bên vòm họng.
- Viêm họng bình thường có triệu chứng ho, sốt, nhức đầu nhẹ.
- Viêm họng do cúm thường khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, nóng lạnh thay đổi thất thường, sốt cao, đau và có cảm giác cứng họng.
- Viêm họng do mononucleosis có dấu hiệu đau, sưng amidan, sưng hạch bạch huyết cổ, nướu.
Đối với người ung thư vòm họng: Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:
- Sưng cổ, nổi hạch cổ: Triệu chứng này có tỷ lệ lên tới 80% cho tới 90% số bệnh nhân gặp phải. Đây là dấu hiệu cho thấy các tế bào ung thư đang bắt đầu phát triển, lây lan đến khu vực hạch cổ.
- Ngạt mũi một bên, chảy nước mũi, máu cam hoặc mủ. Tình trạng này được cho là triệu chứng sớm của căn bệnh ung thư vòm họng ác tính.
- Người bệnh ho dai dẳng không dứt, đôi lúc khạc ra đờm có lẫn máu.
- Khàn tiếng, thay đổi giọng nói, thở khò khè, có cảm giác nghẹn cổ họng thường xuyên, hay bị sặc, khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Người bệnh không thể ăn uống như bình thường khiến cho cân nặng tụt giảm nhanh chóng.
- Đau nửa đầu, đau sâu hốc mắt. Trường hợp người bệnh bị ung thư giai đoạn nặng còn kèm theo triệu chứng tê bì một bên mặt. Nguyên nhân là vì xảy ra sự chèn ép dây thần kinh tam thoa.
Vào giai đoạn chớm khởi phát của bệnh ung thư vòm họng, người bệnh gần như khó phân biệt được bởi các triệu chứng khá mờ nhạt. Chúng chỉ thật sự bùng phát khi bước vào giai đoạn tiến triển nặng. Lúc này, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe. Cuộc sống.
Nếu thấy tình trạng đau vòm họng kéo dài, không khỏi mặc dù đã can thiệp điều trị. Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi, nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao khi triệu chứng đau xuất hiện vượt ra khỏi thời gian thông thường viêm họng diễn ra là 1 – 2 tuần.
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ giúp người bệnh tầm soát ung thư và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh, từng tình trạng cụ thể. Việc này giúp bạn phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Tham khảo thêm: Chữa viêm họng hạt bằng gừng liệu có hiệu quả?
Cần làm gì khi bị đau vòm họng?
Đau vòm họng do ung thư hay viêm họng thông thường đều ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên kết hợp thăm khám y tế và thay đổi thói quen sinh hoạt giúp bệnh nhanh chóng cải thiện. Một số vấn đề bạn cần lưu ý như:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng theo phác đồ điều trị.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tránh để cơ thể bị mất nước.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối pha loãng làm sạch vòm họng hàng ngày.
- Hạn chế nói to, không nên gào thét khiến cổ họng bị đau rát nhiều hơn.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết thay đổi.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Không nên ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá trong thời gian điều trị. Hạn chế uống nước ngọt, rượu bia, đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe cho vòm họng.
- Có thể sử dụng trà thảo mộc, trà gừng, chanh, mật ong để làm dịu cơn đau cổ họng. Đồng thời, những loại trà từ thiên nhiên giúp diệt khuẩn, chống viêm an toàn cho cổ họng.
- Khi đi ra ngoài, nên đeo khẩu trang tránh vòm họng tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Tránh ăn các loại thực phẩm có hại cho cổ họng như đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ, hoặc các loại có khả năng gây dị ứng, kích ứng cơ thể.
- Người bệnh có thể sử dụng bạc hà, tía tô, hoặc tinh dầu tràm trà để xông hơi nhằm cải thiện tình trạng nghẹt mũi, diệt khuẩn cho hệ hô hấp.
- Trong nhà, nếu có điều kiện, bạn có thể lắp máy tạo độ ẩm hoặc trồng thêm cây xanh. Giữ không gian sống luôn sạch sẽ để cơ thể có điều kiện phục hồi nhanh chóng hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư?”. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, khi gặp các triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm. Phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ giúp bạn giảm thiểu được các nguy cơ không mong muốn, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Các loại viêm họng – Dấu hiệu và mức độ nguy hiểm
- 10 bài thuốc đông y trị viêm họng hiệu quả nhất & lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!