Những loại trà trị táo bón được nhiều người sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nếu biết cách lựa chọn và sử dụng các loại trà phù hợp, chứng táo bón của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện. Các loại trà có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón mà bạn nên sử dụng bao gồm trà bạc hà, trà senna, trà từ rễ cam thảo, trà hoa cúc…

Tìm hiểu về các loại trà trị táo bón thường được sử dụng
Tìm hiểu về các loại trà trị táo bón thường được sử dụng

Vì sao trà có thể làm giảm táo bón?

Nếu một người đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần thì được cho là bị táo bón. Đây là tình trạng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để khắc phục chứng táo bón, bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cho hợp lý. Bên cạnh đó, sử dụng các loại trà thảo dược cũng là cách mang lại tác dụng khá tốt để khắc phục vấn đề này.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là điều rất cần thiết khi bị táo bón. Vì chất lỏng sẽ giúp bôi trơn đường ruột, làm mềm phân, khiến phân dễ dàng được tống ra ngoài. Không những cung cấp thêm chất lỏng cho cơ thể mà hơi ấm của trà còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Chưa hết, trong thành phần của một số loại trà còn chứa nhiều chất có tác dụng nhuận tràng như cascara, senna… Nếu còn chưa biết các loại trà nào có thể trị táo bón, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Những loại trà nào thường được dùng để trị táo bón?

Hiện nay, có rất nhiều loại trà được sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên không phải loại trà nào cũng có thể khắc phục được táo bón. Thông thường, trà trị táo bón là các loại trà thảo dược. Các loại được sử dụng phổ biến bao gồm:

1. Trà bạc hà

Trong thành phần của lá bạc hà có chứa Menthol. Đây là chất hóa học có tác dụng nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa. Vì điều này mà một số loại thuốc nhuận tràng có chứa thành phần chiết xuất từ lá bạc hà. Do đó, bạn có thể uống trà bạc hà để khắc phục tình trạng táo bón mà mình đang mắc phải. Chúng sẽ làm giảm được cảm giác khó chịu, giúp phân di chuyển trong đường ruột được dễ dàng hơn.

Để mang lại tác dụng tốt, bạn nên uống một tách trà bạc hà sau mỗi bữa ăn. Uống thường xuyên sẽ thấy tình trạng táo bón được giảm hẳn.

2. Trà Senna

Nếu bạn đang tìm một loại trà trị táo bón thì không thể bỏ qua trà Senna. Nó được làm từ lá và vỏ của cây Senna alexandrina. Trong loại cây này chứa các hợp chất glycoside, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa mà cụ thể là kích thích đại tràng co bóp nhiều hơn. Điều này làm các chất thải trong đường ruột được tống ra ngoài nhanh hơn, giúp giảm táo bón.

Vì tác dụng này mà senna có thể tìm thấy trong các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn. Nếu bị táo bón, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc này để điều trị.

→Tìm hiểu thêm: Táo bón uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

3. Trà gừng

Nếu bị táo bón, bạn nên sử dụng trà gừng
Nếu bị táo bón, bạn nên sử dụng trà gừng

Gừng là nguyên liệu đã được sử dụng từ lâu trong việc khắc phục nhiều vấn đề của hệ tiêu hóa. Bởi tính ấm và các hoạt chất có trong củ gừng có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn. Do đó, uống 1 -2 cốc trà gừng sau bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn.

4. Rễ cam thảo

Trà được làm từ rễ cam thảo được dùng để khắc phục nhiều vấn đề của đường tiêu hóa, trong đó có táo bón. Vì rễ của loại cây này có khả năng kháng viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Uống một tách trà cam thảo vào mỗi bữa ăn giúp làm giảm cảm giác khó chịu, làm tăng nhu động ruột.

5. Trà đen, trà xanh, cà phê

Khi bị táo bón, bạn cũng nên sử dụng trà đen, trà xanh hoặc cà phê. Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ rằng các chất kích sẽ làm hại cho đường ruột. Tuy nhiên, nếu bị táo bón thì những thức uống này lại mang lại tác dụng tốt. Bởi chất caffeine sẽ kích thích đường ruột hoạt động mạnh, làm tăng số lần đi đại tiện cho người dùng.

Hãy uống một cốc trà hoặc cà phê vào mỗi sáng để cải thiện hệ tiêu hóa của bạn. Lưu ý là những người bị dị ứng với các chất kích thì không nên sử dụng, vì chúng có thể gây ra các vấn đề xấu.

5. Trà Cascara

Tương tự như trà Senna, Cascara cũng là một chất có tác dụng nhuận tràng mạnh. Do đó, bạn có thể sử dụng chúng để làm giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không nên lạm chúng mà chỉ sử dụng với một lượng vừa đủ.

6. Rễ Marshmallow

Đây là một trong những loại trà trị táo bón được sử dụng phổ biến. Vì tương tự như cam thảo, trà từ rễ Marshmallow cũng có đặc tính nhuận tràng. Do đó, chúng cũng thường có mặt trong các loại thuốc nhuận tràng.

Loại trà này được khuyên là nên dùng vào cuối ngày. Nó sẽ mang lại hiệu quả tốt.

7. Trà bồ công anh

Trà bồ công anh có tác dụng kích thích gan tiết ra dịch mật. Điều này làm cho các thức ăn trong đường ruột được tiêu hóa một cách nhanh chóng. Ngoài ra, trà bồ còn có tác dụng lợi tiểu, cung cấp nhiều nước cho cơ thể sẽ giúp đường ruột hoạt động tốt. Vì vậy, có thể uống trà bồ công anh để làm giảm táo bón nhẹ.

Để trà có thể phát huy tốt tác dụng của nó, hãy uống chúng sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, nếu bị đầy hơi, chướng bụng bạn cũng có thể uống loại trà này để làm giảm bớt cảm giác khó chịu.

8. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón
Trà hoa cúc có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón

Loại trà này không chỉ có tác dụng thanh lọc, thư giãn cơ thể mà còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Do đó, hãy uống một tách trà hoa cúc sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để cải thiện đường ruột của bạn.

9. Trà từ rau mùi tây

Mùi tây được sử dụng để khắc phục tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn. Ngoài ra, nhai trực tiếp lá mùi tây cũng có tác dụng chữa hôi miệng và chứng đầy hơi. Do đó, uống nước lá mùi tây cũng sẽ khắc phục được tình trạng táo bón.

Cần lưu ý gì khi sử dụng các loại trà trị táo bón?

Tuy được cho là khá an toàn, nhưng để đảm bảo an toàn khi dùng các loại trà trị táo bón bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Hãy đọc kỹ các thông tin và hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì sản phẩm.
  • Những loại trà có tác dụng nhuận tràng thường được chỉ định cho người lớn. Tham khảo ý kiến bác sĩ  nếu muốn dùng trẻ em.
  • Một số thành phần có tác dụng nhuận tràng như senna, casca có thể gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Chỉ dùng trà trong thời gian ngắn để hỗ trợ cải thiện chứng táo bón. Nếu sau một thời gian sử dụng mà không thấy táo bón giảm bớt, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ
  • Tránh căng thẳng,  cần tập thể dục thường xuyên…

Sử dụng các loại trà trị táo bón có thể khắc phục được tình trạng bệnh, giúp bạn đi đại tiện dễ hơn. Tuy nhiên, chúng sẽ không có tác dụng đối với các trường hợp bị táo bón mãn tính hoặc táo bón nặng. Do đó, với những trường hợp này thì nên đi khám và được chữa trị sớm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Các thông tin cần biết về quy trình phẫu thuật mổ rò hậu môn

Quy trình mổ rò hậu môn và những thông tin cần biết

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất được chỉ định để điều trị bệnh rò hậu môn. Nắm rõ các...

8 Loại nước ép trị táo bón hiệu quả, dễ làm, bạn có thể thử

Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép giàu hàm lượng chất xơ dưới đây để giúp làm...

Bệnh rò hậu môn: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rò hậu môn tuy ít khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

Trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại mà các bậc phụ...

10 thực phẩm gây táo bón thường xuyên bạn cần lưu ý

Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp. Thực phẩm được xem là nguyên nhân chủ yếu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *