Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu, làm sao hết?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nồng độ nội tiết tố bất thường, táo bón, trĩ, u bướu đường tiêu hóa… có thể khiến chị em đi ngoài ra máu tươi sau sinh. Nếu không được điều trị sớm, vấn đề này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, tìm hiểu rõ về tình trạng đại tiện ra máu tươi ở phụ nữ sau sinh sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa.

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

I/ Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu?

Phụ nữ sau sinh đi đại tiện ra máu là vấn đề không hiếm gặp. Nhưng để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này lại không phải việc dễ dàng. Vì ở từng trường hợp, căn cứ vào màu sắc, lượng máu chảy nhiều hay ít và các biểu hiện đi kèm, chúng ta mới có thể đưa ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nguyên nhân khiến phụ nữ đi ngoài ra máu tươi sau sinh thường gặp mà chúng ta có thể kể đến bao gồm:

Sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố

Phụ nữ sau sinh đi đại tiện ra máu có thể là do sự bất thường của nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể gây nên. Bởi trong quá trình mang thai, các nội tiết tố có sự thay đổi, việc bổ sung những loại khoáng chất như canxi, sắt hoặc áp lực của thai nhi đến vùng khoang chậu cũng sẽ khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn. Nó sẽ làm cho các mạch máu ở vùng hậu môn sưng phù, khiến cho chị em dễ bị chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu sau sinh đại tiện ra máu do sự bất thường của nồng độ nội tiết thì chị em cũng không nên lo lắng quá nhiều. Bởi tình trạng này sẽ khỏi sau khoảng 1 – 2 tháng tiếp theo.

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do bị sa búi trĩ

Nếu đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh thì rất có thể đây là triệu chứng của bệnh sa búi trĩ. Bởi khi sinh thường, các mẹ có xu hướng phải rặn thật mạnh để đẩy con ra ngoài. Nếu quá trình này không được thực hiện đúng cách, nó sẽ làm cho sức ép lên ổ bụng tăng cao.  Điều này làm cho các khóm trĩ dễ bị sa ra bên ngoài và gây chảy máu khi đại tiện.

Thông tin thêm: Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

Kiêng khem quá mức

Nhiều phụ nữ sau sinh đi đại tiện ra máu do thói quen sinh hoạt, ăn uống kiêng khem quá mức. Sau khi sinh, các chị em thường ít vận động, cộng với một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng như ăn nhiều thịt, ít rau xanh, ít uống nước… Điều này sẽ gây nên tình trạng táo bón và làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng. Hệ quả là khiến chị em sau sinh đi đại tiện ra máu.

Dùng thuốc tây sau sinh có thể gây chảy máu khi đi đại tiện
Dùng thuốc tây sau sinh có thể gây chảy máu khi đi đại tiện

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh… có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, nếu bị đại tiện ra máu sau sinh thì có thể là do những loại thuốc này gây ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột gây chảy máu khi đi ngoài.

II/ Đi ngoài ra máu tươi sau sinh có nguy hiểm không?

Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng:

  • Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cơ thể mất nhiều máu gây thiếu máu. Lúc này chị em sẽ thấy mệt mỏi, sức đề kháng suy yếu và gặp nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
  • Đại tiện ra máu sau sinh có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn đến ung thư hậu môn – trực tràng. Bệnh sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
  • Trường hợp đi ngoài mà thấy các biểu hiện như máu tươi chảy nhiều, chảy từng giọt hoặc thành tia, nội soi thấy khối u… có thể là các triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc ung thư trực tràng.

III/ Các biện pháp điều trị và phòng ngừa đại tiện ra máu sau sinh

Nếu đi ngoài ra máu tươi sau sinh, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và được tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh để ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé. Tuy có khá nhiều nguyên nhân có thể gây đi ngoài ra máu tươi sau sinh, nhưng táo bón được xem là phổ biến nhất. Để khắc phục tình trạng này, các chị em cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Cần uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Tránh việc kiêng khem quá mức.
  • Vận động thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các mẹ không nên ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu. Thay vào đó, nên đi lại nhiều hơn, có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp giảm tình trạng táo bón.
  • Hạn chế ngồi xổm, nên ngồi trên một cái ghế thấp để phòng sa búi trĩ.
  • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định. Không nhịn đại tiện, không đi đại tiện quá lâu và đặc biệt, vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi.
  • Nếu đau nhiều, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp nhằm giảm đau như: Chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vị trí bị đau…
  • Nằm nghiêng một bên để giảm quá trình tụ máu tại hậu môn cho hậu môn.

Trên đây là các thông tin cần biết về tình trạng đi ngoài ra máu tươi sau sinh và một số biện pháp phòng ngừa. Việc chảy máu khi đi đại tiện có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và cũng có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, hãy chủ động thăm khám và điều trị khi thấy cơ thể có các biểu hiện trên.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Click xem thêm

Táo bón chức năng là gì? – Những điều bạn cần biết rõ

Táo bón chức năng là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ em. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng...

Uống thuốc trĩ khi mang bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Uống thuốc trĩ khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hầu hết các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai không ảnh hưởng đến thai...

Thuốc Nhét Trĩ Hiệu Quả Không? Loại Nào Tốt Và Cách Dùng

Thuốc nhét trĩ là một trong những giải pháp cải thiện bệnh trĩ được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, thuốc...

5 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản dễ thực hiện

Tỏi không chỉ được sử dụng để kích thích vị giác và tăng hương vị món ăn mà còn đem...

TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

Vì chứa hàm lượng đạm cao và khó tiêu hóa hơn so với thông thường nên sữa công thức dễ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.