9 cách chữa tiểu đường tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Tiểu đường là bệnh lý chuyển hóa nghiêm trọng cần chú ý kiểm soát tốt. Khi chỉ số đường huyết chưa quá cao có thể áp dụng các cách chữa tiểu đường tại nhà. Đây là giải pháp đơn giản, dễ áp dụng có thể hỗ trợ kiểm soát diễn tiến của bệnh. Đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm phát sinh.

chữa tiểu đường tại nhà
Có thể áp dụng các giải pháp tại nhà để kiểm soát lượng đường trong máu

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Bệnh tiểu đường là gì? Có chữa được không?

Tiểu đường (Diabetes) là bệnh lý rất phổ biến hiện nay và đang có xu hướng gia tăng hàng năm. Theo phân tích từ các nhà nghiên cứu, đến năm 2030, dự tính thế giới có khoảng hơn 500 triệu người mắc tiểu đường.

Bệnh lý này, đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng sản xuất hay sử dụng hormone insulin của cơ thể. Insulin là hormone do tuyến tụy sản xuất ra có nhiệm vụ chuyển hóa tinh bột thành đường glucose.

Cơ thể không tiết ra đủ lượng hormone insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và dự trữ đường. Do đó lượng đường có thể di chuyển vào máu và tăng cao vượt mức.

Nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và sinh hoạt, thừa cân – béo phì… Các triệu chứng thường gặp có thể là đi tiểu thường xuyên, khát nước, ngứa da, sụt cân, mệt mỏi, khô miệng, giảm tầm nhìn thị giác…

Hiện nay, vẫn chưa có giải pháp điều trị triệt để cho bệnh tiểu đường. Hầu hết việc điều trị chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời ngăn chặn các rủi ro hoặc biến chứng nghiêm trọng phát sinh.

Hướng dẫn 9 cách chữa tiểu đường tại nhà dễ áp dụng

Ở giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết sẽ chưa tăng cao quá mức. Lúc này, có thể việc sử dụng thuốc sẽ chưa cần thiết. Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa tiểu đường tại nhà. Đây là giải pháp đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên vẫn có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Từ đó ngăn ngừa diễn tiến xấu của bệnh.

Dưới đây là 9 cách chữa tiểu đường được áp dụng phổ biến nhất:

1. Theo dõi chỉ số đường huyết

Theo dõi sát sao chỉ số đường huyết là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp người bệnh kiểm soát nó. Điều này sẽ hỗ trợ đánh giá tốt hơn mức độ bệnh. Từ đó tạo cơ sở để đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp.

giải pháp tại nhà cho bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường cần chú ý theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày

Với những người mắc bệnh tiểu đường thì chỉ số đường huyết có thể thay đổi từng ngày. Việc theo dõi sẽ giúp đánh giá được diễn tiến của bệnh. Hiện nay, có rất nhiều các thiết bị giúp hỗ trợ đo đường huyết tại nhà. Tuy nhiên bạn nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn thiết bị phù hợp nhất với mình.

Người bệnh có thể đo đường huyết tại một số thời điểm như sau:

  • Buổi sáng thức dậy khi đói
  • Khoảng 1 – 2 giờ sau các bữa ăn chính
  • Trước khi đi ngủ

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống được cho là yếu tố đặc biệt quan trọng với các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Trong đó có việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Đồng thời vẫn đảm bảo các thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Dưới đây là một số nguyên tắc cần chú ý:

  • Bổ sung đầy đủ các thành phần dưỡng chất mà cơ thể cần nhưng hãy đảm bảo sự cân bằng
  • Chất xơ từ rau củ quả tươi, protein từ thịt trắng và các thực phẩm lành mạnh sẽ rất hữu ích
  • Nên ăn các loại quả có chứa hàm lượng vitamin cao nhưng cần tránh tiêu thụ trái cây chứa nhiều đường.
  • Cân bằng lượng carbohydrates trong khẩu phần ăn. Tốt nhất hãy hạn chế các nhóm thực phẩm có chứa quá nhiều tinh bột.
  • Hạn chế tiêu thụ nguồn chất béo thiếu lành mạnh, nên thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
  • Tránh sử dụng thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, đồ chiên xào, bánh kẹo… Đồng thời, không nên dùng nhiều muối đường khi chế biến món ăn.
  • Thay vì ăn 3 bữa chính thì bạn có thể giảm lượng thức ăn trong các bữa chính và ăn thêm nhiều bữa phụ hơn.
  • Nên ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng quá đói.
  • Từ bỏ thói quen ăn khuya và tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt và tập trung khi ăn.
chữa tiểu đường tại nhà
Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa và kiểm soát tốt hơn đường huyết

3. Thay đổi các thói quen xấu

Một số thói quen xấu trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nhất là với những người đang mắc bệnh tiểu đường. Các thói quen xấu có thể là uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya…

Các chuyên gia cho biết, thuốc lá không chỉ là tác nhân gây ung thư phổi hàng đầu mà còn khiến cho bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Chất nicotine có trong thuốc lá khi được tiêu thụ vào cơ thể sẽ làm chậm hoạt động hấp thu insulin. Từ đó làm tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể.

Cùng với đó, việc uống rượu bia thường xuyên cũng rất nguy hại. Lương cồn trong bia rượu có thể gây ra các biến chứng hay hạ đường huyết nghiêm trọng. Ngoài ra, thức khuya cũng là thói quen ảnh hưởng nhiều đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Do đó, người bệnh tiểu đường cần chú ý sớm thay đổi các thói quen xấu. Nên bỏ thuốc lá, tuyệt đối không tiêu thụ rượu bia, tránh thức khuya sau 23 giờ tối…

4. Chữa tiểu đường tại nhà bằng cách ngồi thiền

Thiền là cách giúp con người có được sự thanh tịnh, lắng đọng từ trong tâm trí. Và đây được cho là giải pháp rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy, ngồi thiền có thể hỗ trợ tốt cho quá trình kiểm soát đường huyết.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngồi thiền có khả năng hỗ trợ làm giảm đề kháng insulin của cơ thể. Đồng thời giúp làm giảm các yếu tố gây căng thẳng và kích thích việc sản xuất insulin của cơ thể.

Ngoài ra, ngồi thiền còn là giải pháp đặc biệt hữu hiệu cho sức khỏe tinh thần. Nó giúp bạn có được tinh thần thoải mái và lạc quan. Đây chính là yếu tố đặc biệt cần thiết cho quá trình điều trị bệnh.

5. Dành thời gian cho hoạt động thể chất

Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày cũng được xem là 1 cách giúp chữa tiểu đường tại nhà. Rèn luyện thể dục thể thao chính là 1 phần quan trọng với việc duy trì lối sống lành mạnh.

Theo khuyến cáo từ ADA (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ), việc ít tập thể dục liên quan trực tiếp tới sự tăng nhanh đề kháng insulin trong cơ thể. Còn việc dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ giúp hệ thống cơ bắp có khả năng tiêu thụ glucose tốt hơn. Từ đó tạo ra nguồn năng lượng dồi dào. Đồng thời giúp cho hoạt động của tế bào diễn ra hiệu quả hơn.

cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà
Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày rất hữu ích cho quá trình kiểm soát đường huyết

Để nhận được kết quả tốt trong chữa tiểu đường tại nhà, người bệnh nên tập thể dụng ít nhất 5 ngày/ tuần. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng từ 20 – 30 phút. Tuy nhiên cần chú ý chọn các bài tập đơn giản và phù hợp với thể trạng. Đi bộ, đạp xe, bơi lội hay yoga là những gợi ý rất tuyệt vời.

6. Kiểm soát tốt căng thẳng, stress

Làm việc quá sức, căng thẳng, stress… ảnh hưởng rất nhiều đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Việc giữ tinh thần lạc quan là yếu tố rất quan trọng với quá trình điều trị bất cứ bệnh lý nào, trong đó có bệnh tiểu đường.

Giữ cho tinh thần được thư giãn, lạc quan và vui vẻ là cách tốt để điều hòa lượng hormone cortisol. Từ đó giúp cho quá trình trao đổi glucose của cơ thể được cân bằng trở lại. Đây cũng chính là yếu tố rất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết và đặc biệt tốt cho quà trình điều trị bệnh.

Để kiểm soát tốt căng thẳng, stress, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

  • Tuyệt đối không làm việc quá sức, nhất là vào thời điểm buổi tối
  • Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi
  • Đi ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày
  • Vào buổi trưa nên dành ra khoảng 30 phút cho việc ngủ
  • Khi căng thẳng có thể nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm… để giải tỏa

7. Duy trì cân nặng hợp lý

Thực tế cho thấy rằng, đa số các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đều gặp phải tình trạng thừa cân – béo phì. Điều này có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, rối loạn mỡ máu. Thậm chí là làm tăng khả năng đột quỵ, nhồi máu cơ tim và dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, việc chữa bệnh tiểu đường tại nhà muốn nhận được kết quả tốt không thể thiếu vấn đề duy trì cân nặng hợp lý. Điều này sẽ giúp tăng cường độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Đồng tời giảm thiểu các rủi ro và biến chứng liên quan đến tim mạch.

8. Chữa bệnh tiểu đường tại nhà bằng vỏ dưa hấu

Dùng vỏ dưa hấu để chữa bệnh tiểu đường là giải pháp tại nhà được nhiều người áp dụng. Theo các tài liệu Đông y, vỏ dưa hấu có vị ngọt thanh và tính mát cùng mùi thơm nhẹ. Nó có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm say nắng.

cách chữa tiểu đường tại nhà
Nhiều thành phần trong vỏ dưa hấu giúp tham gia vào quá trình kiểm soát lượng đường trong máu

Các nguyên cứu hiện đại cho biết, trong 100g vỏ dưa hấu có chứa nhiều thành phần dưỡng chất. Khoảng 95.5% nước, 1.2% prozit, 0.5% xenluloza, 2.5% gluxit cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trong vỏ dưa hấu còn chứa rất nhiều acid folic. Đây là thành phần tham gia vào quá trình sản xuất máu cho bệnh nhân tiểu đường.

Có thể dùng vỏ dưa hấu chữa bệnh tiểu đường tại nhà theo 2 cách như sau:

– Cách thứ nhất:

  • Chuẩn bị 30g vỏ dưa hấu và 30g vỏ bí xanh
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi để cho ráo nước
  • Cho vào ấm, thêm vào 1 lít nước và sắc trên lửa nhỏ khoảng nửa tiếng đồng hồ
  • Loại bỏ bã, chia lượng nước sắc nhận được làm 3 lần uống/ ngày
  • Áp dụng liên tục khoảng 1 tháng sẽ dễ thấy lượng đường huyết được kiểm soát tốt

– Cách thứ 2:

  • Chuẩn bị 60g vỏ dưa hấu, 12g thiên hoa phấn, 10g ô mai và 15g câu kỷ tử
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo và cho vào ấm
  • Thêm vào khoảng 1.5 lít nước, sắc trên lửa nhỏ để lấy phân nửa
  • Chia nước sắc thu được thành nhiều lần uống trong ngày

9. Cách dùng mướp đắng chữa tiểu đường tại nhà

Mướp đắng (khổ qua) không chỉ là 1 loại rau ăn mà còn là một vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y. Mướp đắng có vị đắng, tính hàn với rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Bao gồm thanh nhiệt, giải độc là lợi tiểu.

chữa bệnh tiểu đường tại nhà
Mướp đắng là nguyên liệu quen thuộc người bệnh tiểu đường có thể tận dụng dể hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Dùng mướp đắng chữa bệnh tiểu đường là giải pháp tại nhà rất hữu hiệu. Một số thành phần có trong mướp đắng sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh insulin. Từ đó giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.

Chữa tiểu đường bằng mướp đắng cũng có 2 cách như sau:

– Cách thứ nhất:

  • Chuẩn bị 1 quả mướp đắng tươi đem rửa sạch rồi để ráo
  • Cho vào máy ép lấy nước cốt, thêm vào 1 ít muối hoặc 1 thìa cafe nước cốt chanh cho dễ uống
  • Với thức uống này nên sử dụng vào buổi sáng khi bụng còn rỗng

– Cách thứ 2:

  • Chuẩn bị 1/2 quả mướp đắng, 1 quả dưa leo, 1 quả ớt xanh và vài cọng rau cần.
  • Tất cả các nguyên liệu trên cần rửa sạch (mướp đắng cần bỏ ruột) rồi thái nhỏ
  • Cho vào máy xay nhuyễn và lọc lấy nước
  • Chia đều làm 2 lần uống/ ngày, vào buổi sáng và buổi chiều

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thêm mướp đắng vào khẩu phần ăn hằng ngày bằng cách chế biến món ăn. Các món như canh mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào thịt, xào trứng… đều rất bổ dưỡng và dễ nấu.

Bài viết đã hướng dẫn chi tiết 9 cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà. Các giải pháp này có thể giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp bệnh diễn tiến nặng thì việc dùng thuốc là rất cần thiết. Hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn…?

Chỉ số đường huyết là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu, thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Thông thường chỉ số này...

Thuốc chống biến chứng tiểu đường và lưu ý khi dùng

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng...

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Câu hỏi này đang được nhiều mẹ bầu quan tâm....

Các cây thuốc nam trị tiểu đường tốt và cách dùng

Một số loại cây thuốc nam trị tiểu đường có thể kể đến như lá dứa, mạch môn, sầu đâu,...

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Thực phẩm hay thức ăn ngọt là một trong những tình địch điển hình của bệnh tiểu đường, đặc biệt...

Tiểu đường (đái tháo đường): Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường được xác định là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.