Bệnh vàng da sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh vàng da sơ sinh là bệnh lý thường gặp hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trường hợp vàng da sơ sinh do bệnh lý cần được can thiệp điều trị để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. 

Tổng quan

Bệnh vàng da sơ sinh là tình trạng tăng bilirubin gián tiếp khiến cho da và mắt của trẻ vàng hơn bình thường. Sự bất thường này có thể xảy ra sau 2-3 ngày khi em bé chào đời. Cũng có một vài trường hợp vàng da sau khi đầy tháng, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp.

Bệnh vàng da sơ sinh
Trẻ bị vàng da sơ sinh có thể cải thiện sau một thời gian hoặc kéo dài tùy vào tình trạng vàng da

Những em bé bị vàng da thường có chỉ số hồng cầu cao, tích tụ bilirubin nhằm phá vỡ hồng cầu. Mặc dù vậy, do bé mới chào đời, hoạt động của gan còn non yếu khiến việc đào thải bilirubin rất khó khăn. Điều này làm màu da của trẻ sơ sinh chuyển thành vàng.

Tùy vào tình hình vàng da ở trẻ để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu bệnh vàng da liên quan đến các vấn đề sức khỏe cần được kiểm tra, điều trị. Trường hợp do sinh lý bình thường có thể không cần can thiệp sâu, bé có thể cải thiện hiện tượng vàng da khi gan củng cố hoạt động, loại bỏ được bilirubin, thường là từ giai đoạn 2 tuần tuổi.

Phân loại

Dựa trên mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân gây vàng da, người ta phân chia bệnh vàng da sơ sinh thành 2 nhóm chính:

  • Vàng da sinh lý

Lượng hồng cầu trong máu trẻ sơ sinh lớn hơn bình thường. Mặc dù vậy số lượng hồng cầu này có thể bị phá vỡ và hình thành hồng cầu mới. Điều này khiến bilirubin tự do tăng cao trong khi gan của bé vẫn còn non yếu chưa hoạt động ổn định cho việc kiểm soát bilirubin.

Những bé sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ có các biểu hiện như sau: Tình trạng xuất hiện sau sinh 3 ngày, sau 7-10 ngày vàng da giảm và hết mà không cần can thiệp điều trị. Mức độ vàng da nhẹ, các chỉ số máu không bị thay đổi quá nhiều. Em bé vàng da sinh lý cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, sau 1-2 tuần bilirubin tự đào thải và cải thiện vàng da.

  • Vàng da bệnh lý

Tình trạng vàng da xảy ra sớm có tốc độ tiến triển nhanh, da và mắt cũng vàng kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác. Bố mẹ phát hiện sự bất thường cần liên hệ với bác sĩ. Những em bé vàng da bệnh lý thường có các dấu hiệu như vàng da 1-2 ngày sau sinh, gần như toàn bộ cơ thể đều có hiện tượng vàng da, tình trạng kéo dài 2 tuần không cải thiện.

Ngoài vàng da, trẻ sơ sinh còn có tình trạng nôn trớ, bỏ bú, khóc nhiều,... Tình trạng vàng da bệnh lý thường có xu hướng xuất hiện ở những em bé sinh non dưới 35 tuần. Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Đối với tình trạng vàng da sơ sinh này em bé cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt để bảo vệ an toàn sức khỏe cho trẻ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Như đã đề cập, nguyên nhân gây vàng da sơ sinh có liên quan đến bilirubin trong máu, trường hợp bilirubin tăng cho thấy trẻ đang bị vàng da. Bilirubin hình thành trong quá trình hồng cầu bị phá vỡ. Người bình thường chỉ số bilirubin ở mức cân đối.

Triệu chứng
Bệnh vàng da xảy ra ở trẻ sơ sinh liên quan đến sự dư thừa bilirubin

Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh do hoạt động của gan còn yếu nên chưa đào thải được bilirubin dư thừa, dẫn đến việc tích tụ bilirubin gây vàng da. Có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng tăng bilirubin? Một số trường hợp thường gặp như:

  • Tình trạng không tương hợp máu của mẹ và người con khiến cho tế bào hồng cầu trẻ sơ sinh liên tục bị phá vỡ tăng số lượng bilirubin trong máu.
  • Xuất hiện bệnh lý ảnh hưởng đến chất lượng hồng cầu, chẳng hạn bệnh màng hồng cầu, thalassemia, thiếu men.
  • Một số trường hợp bị vết bầm máu to khi em bé chào đời.
  • Chức năng chuyển hóa bilirubin giảm do trẻ mắc bệnh về chuyển hóa, suy giáp bẩm sinh, trẻ sinh non, bị thiếu hormone, hoặc người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Vàng da còn đến từ nguyên nhân bilirubin trong máu dư thừa hấp thu tại ruột dẫn đến sự thay đổi máu da trên diện rộng. Tình trạng này thường xảy ra ở người bị tắc ruột non, người bị hẹp môn vị, người bị tắc ruột,...

Một số trường hợp khác bé sinh ra bị vàng da do ảnh hưởng từ nguồn sữa mẹ. Bé bú không đủ do mẹ gặp khó khăn khi tiết sữa dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị mất nước, không đủ dinh dưỡng khiến khả năng hấp thu bilirubin từ ruột càng tăng. Để khắc phục tình trạng vàng da sơ sinh cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý phù hợp.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bố mẹ có thể quan sát thấy những bất thường trên cơ thể trẻ khi mắc bệnh vàng da sơ sinh. Da mặt, da cơ thể, tay chân, tròng trắng mắt,... chuyển màu vàng. Bố mẹ dùng tay ấn nhẹ lên vùng da bị vàng da của trẻ trong khoảng 3-5 giây, quan sát màu sắc da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên.

Triệu chứng
Bố mẹ nên theo dõi các biểu hiện bất thường trên cơ thể trẻ để sớm thông báo với bác sĩ

Ngoài ra, triệu chứng ở mỗi nhóm bệnh cũng sẽ biểu hiện ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng cụ thể như sau:

Triệu chứng vàng da sinh lý:

  • Vùng da mặt, cổ, ngực, bụng bị vàng da ở mức độ nhẹ.
  • Không xuất hiện các triệu chứng bất thường nào khác.
  • Đo nồng độ bilirubin trong máu của trẻ không vượt quá 12%, trường hợp bé sinh non tháng không vượt 14%.
  • Kiểm tra tốc độ bilirubin tăng không vượt quá mức 5% trong ngày.
  • Trẻ tiểu có màu tối, sẫm hơn, đi ngoài phân nhạt.

Triệu chứng vàng da bệnh lý:

  • Tình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ nặng hơn, xuất hiện sớm với màu da vàng đậm.
  • Diện tích vàng da không chỉ một vùng mà lan ra toàn thân, lòng bàn tay, chân và kết mạc mắt là quan sát rõ nhất.
  • Hiện tượng vàng da tiếp tục kéo dài từ 1-2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bé không chỉ có hiện tượng vàng da mà còn kèm theo các dấu hiệu khác, chẳng hạn như quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ,... Đây là dấu hiệu bệnh lý cần được khám và điều trị y tế.
  • Các chỉ số sau khi kiểm tra cho thấy bilirun tăng cao hơn mức bình thường.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh vàng da sơ sinh thông qua các biểu hiện lâm sàng. Trường hợp trẻ có các biểu hiện bất thường khác kèm theo, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Sau khi có kết quả chẩn đoán, dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh để chỉ định giải pháp điều trị vàng da phù hợp.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh vàng da sơ sinh là tình trạng nhiều em bé đang mắc phải. Trường hợp vàng da sinh lý, trẻ nhỏ không cần điều trị, triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khi gan hoạt động ổn định hơn giai đoạn đầu. Tuy nhiên bố mẹ cần theo dõi diễn biến sức khỏe của trẻ. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, vàng da lâu ngày không khỏi cần đưa trẻ đến bệnh viện gấp.

Trường hợp vàng da bệnh lý nếu không được can thiệp điều trị có thể khiến bé đối mặt với nhiều rủi ro. Thậm chí trường hợp tổn thương nặng, vàng da bệnh lý kéo dài có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong. Hãy đứa trẻ cấp cứu nếu bé có các biểu hiện như co giật, ngủ li bì, sốt cao, tiếng khóc bất thường,..

Nếu không kịp thời điều trị, bilirubin tăng cao khiến tế bào não bị tổn thương. Trẻ sơ sinh khi đó có thể đối mặt với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trường hợp nặng não bộ bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Điều trị

Dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ dẫn phụ huynh cách điều trị, khắc phục vàng da cho bé. Đối tượng vàng da sinh lý, mẹ cần tích cực cho bé bú sữa mẹ để cải thiện tình trạng mất nước, cung cấp dinh dưỡng, tăng loại bỏ bilirubin. Việc cho bé bú ổn định hơn cũng hỗ trợ gan hoạt động tốt, giúp bé sớm cải thiện vàng da.

Điều trị
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp chiếu đèn

Số lần bú trong ngày ở trẻ sơ sinh từ 8 - 12 lần bú. Theo dõi các diễn biến cơ thể của bé, nếu sau 2 tuần không thấy cải thiện bé sẽ được chỉ định điều trị bằng biện pháp khác. Phương án chiếu đèn, thay máu được thực hiện cho đối tượng mắc bệnh vàng da bệnh lý, vàng da thể nặng.

Cụ thể:

  • Biện pháp chiếu đèn:

Phương pháp được thực hiện phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng loại đèn chuyên biệt dành cho bé bị vàng da, ánh sáng của đèn sẽ hỗ trợ chuyển đổi bilirubin từ dạng không hoà tan sang nước, đào thải dễ dàng hơn qua gan mật, qua thận thông qua nước tiểu.

Em bé sẽ cần cởi bỏ quần áo, nằm vào lòng chiếu, chỉ mặt tả và mắt sẽ được bảo vệ bằng miếng che. Chiếu đèn liên tục cho đến khi tình trạng vàng da của trẻ cải thiện. Tùy tình hình vàng da của mỗi bé thời gian chiếu đèn sẽ khác nhau. Đối với các bé bị vàng da nặng thông thường phải chiều đèn hai mặt để tăng hiệu quả loại bỏ bilirubin, tránh tổn thương não bộ.

Cho đến hiện nay, phương án chiếu đèn trị vàng da sơ sinh vẫn là giải pháp tối ưu. Một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi chiếu đèn như tiểu lỏng, tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt, da đồng, mất nước,... Tuy nhiên các phản ứng phụ sẽ biến mất sau khi bé được bú đủ và kết thúc quá trình chiếu đèn.

  • Biện pháp thay máu:

Phương pháp ít được áp dụng, chỉ dùng khi trẻ gặp các phản ứng nguy nghiểm, bị nhiễm độc thần kinh. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp với tình hình sức khỏe của trẻ.

Phòng ngừa

Bệnh vàng da sơ sinh có thể tự cải thiện mà không cần điều trị sau 1-2 tuần khi mẹ cho bé bú đủ. Tuy nhiên, trường hợp vàng da do bệnh lý, vàng da kéo dài bé có thể gặp phải nhiều biến chứng nếu không được điều trị. Do đó, mẹ bỉm nên chuẩn bị tinh thần, chủ động phòng vàng da sơ sinh cho con ngay từ sớm:

  • Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên khám thai định kỳ, xét nghiệm để chuẩn đoán các dị tật hoặc bất thường thai nhi từ sớm.
  • Trường hợp bị tiểu đường thai kỳ hoặc mắc các bệnh lý khác nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tránh trường hợp bị sảy thai, sinh non, nhiễm trùng,... do sử dụng thuốc hoặc áp dụng biện pháp điều trị không phù hợp.
  • Cho bé bú đủ, giữ ấm cho bé để tránh các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe của bé khi chào đời.
  • Theo dõi màu sắc da, biểu hiện cơ thể của bé để sớm có biện pháp can thiệp, điều trị.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Tình trạng vàng da của con tôi do nguyên nhân nào gây ra?

2. Con tôi có gặp vấn đề gì khi bị vàng da không?

3. Cần làm gì để điều trị vàng da sơ sinh cho bé?

4. Trong thời gian trị vàng da tôi có tiếp tục cho bé bú không?

5. Nếu không chiếu đèn tôi có thể phơi nắng trị vàng da sơ sinh cho con không?

6. Con tôi cần chiếu đèn trong bao lâu?

7. Trẻ sơ sinh có gặp vấn đề gì nếu chiếu đèn trong thời gian dài không?

Bệnh vàng da sơ sinh có thể cải thiện sau một thời gian. Những trường hợp vàng da do bệnh lý cần được điều trị y tế và theo dõi để bảo đảm an toàn sức khỏe cho bé. Bố mẹ nên theo dõi các biểu hiện bất thường trên cơ thể trẻ sơ sinh để kịp thời xử lý khi cần thiết.