Bisalaxyl là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Bisalaxyl là một trong những loại thuốc được dùng cho bệnh nhân bị táo bón phổ biến hiện nay. Ngoài ra, Bisalaxyl còn được dùng trước khi chụp X quang đại tràng, làm sạch ruột cho người bệnh trước và sau khi phẫu thuật.

Thông tin thuốc Bisalaxyl 

  • Thành phần: Bisalaxyl, tinh bột ngô, lactose, talc, P.V.P, magnesi, titan dioxide,…cùng với một số tá dược vừa đủ.
  • Loại thuốc: Thuốc tiêu hóa
  • Dạng thuốc: Viên uống bao đường 5mg
  • Quy cách đóng gói: Một hộp 5 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên.
  • Đơn vị sản xuất: Chi nhanh Cty cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hạn sử dụng: 36 tháng từ ngày sản xuất.
Bisalaxyl là thuốc gì?
Bisalaxyl là thuốc gì?

Dược động học của thuốc Bisalaxyl 

Bisalaxyl thủy phân thành Desacetyl Bisacodyl nhờ vào các enzyme ở niêm mạc ruột. Desacetyl Bisacodyl tiếp tục được hấp thụ, sau đó đào thải một phần qua nước tiểu và mật ở dạng Glucuronide. Bisalaxyl không bị hấp thụ nhiều và tránh được việc bị lưu chuyển gan ruột nhờ vào việc không phản ứng khi gặp dịch vị và dịch tại ruột non.

Sau khi uống 6-12 tiếng thì thuốc bắt đầu hoạt động. Thời gian tọa dược Bisalaxyl tác động từ 5-10 phút, một số trường hợp thời gian kéo dài hơn từ 15-60 phút. Thời gian này được tính kể từ khi các hoạt chất từ chế phẩm được phóng thích.

Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc chỉ có một lượng nhỏ dược chất đi vào trong máu. Số lượng tọa dược được bài tiết qua nước tiểu sẽ phản ánh lượng tọa dược được hấp thu vào máu thấp sau khi người bệnh sử dụng thuốc. Không tìm ra mối liên quan nào giữ cơ chế tác động gây nhuận tràng với nồng độ diphenol trong huyết tương.

Các thử nghiệm độc tính trên động vật chưa ghi nhận biểu hiện nhạy cảm đặc hiệu nào. Theo đó, những thử nghiệm độc tính mãn tính trên chuột, cụ thể là chuột cống, chuột nhắt cũng không thấy độc tính. Bên cạnh đó, những thử nghiệm về biến đổi di truyền cùng không thấy có biểu hiện nào cho thấy có nguy cơ đột biến gen hoặc độc tính di truyền.

Hiện nay chưa ghi nhận những nghiên cứu dài hạn có kết quả cho thấy thuốc có nguy cơ gây ung thư trên những động vật được đưa vào thực nghiệm. Liều lượng thử nghiệm trên chuột là 10-15mg Bisalaxyl trên 1kg/ngày.

Công dụng của thuốc Bisalaxyl

Bisalaxyl được bào chế từ những thành phần dược chất và các loại tá dược đặc biệt, công dụng chính là điều trị táo bón. Thuốc được dùng cho bệnh nhân cần được rửa ruột trước và sau khi thăm khám hay giải phẫu. Bisalaxyl sẽ kích thích nhuận tràng, tăng hoạt động của ruột và giúp phân được tống ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Bạn cần biếtTáo bón uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Cách dùng và liều lượng sử dụng Bisalaxyl 

Thuốc Bisalaxyl có tác dụng trị táo bón, làm sạch ruột trong thăm khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau về tiêu hóa. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất, bạn cần biết cách dùng và liều lượng sử dụng. Cụ thể:

Cách dùng

Như đã đề cập, Bisalaxyl được sản xuất với dạng viên thuốc có bao đường bên ngoài nên khá dễ uống. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc với nước ấm hoặc có thể dùng với nước lọc,…Nên dùng theo hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Liều dùng

Bisalaxyl có thể sử dụng cho bệnh nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau. Theo đó, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng tương ứng. Liều tham khảo như:

Trị táo bón:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Còn nhỏ nên không nên cho bé uống thuốc ở dạng viên, bạn có thể cho bé sử dụng những sản phẩm ở dạng bột giúp dễ uống hơn.
  • Trẻ dưới 10 tuổi: Uống 1 viên 5mg mỗi buổi tối.
  • Trẻ trên 10 tuổi và người lớn: uống 1-2 viên 5mg vào buổi tối. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định tăng liều lượng lên 3-4 viên hàng ngày.

Thụt tháo phân:

  • Trẻ em dưới 10 tuổi: Sử dụng 1 viên 5mg vào buổi tối kèm theo 1 viên đạn trực tràng 5mg vào buổi sáng hôm sau.
  • Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: Dùng 2 viên 5mg vào buổi tối kết hợp 1 viên đạn trực tràng 10mg vào buổi sáng ngày hôm sau.

Dùng chụp X quang đại tràng:

  • Trẻ em dưới 10 tuổi: Sử dụng buổi tối 1 viên, liên tiếp 2 buổi tối trước khi chụp X quang.
  • Trẻ trên 10 tuổi và người lớn: Uống 2 viên vào buổi tối, liên tục 2 ngày trước khi chụp chiếu.

Chống chỉ định thuốc Bisalaxyl 

Bisalaxyl không thích hợp cho mọi đối tượng, có một số trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng dạng thuốc nà. Theo đó, thuốc Bisalaxyl thường không được sử dụng cho trường hợp người phẫu thuật ổ bụng, tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng, viêm dạ dày ruột.

Tác dụng phụ của thuốc Bisalaxyl 

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Theo ghi nhận có khoảng 15-25% tỷ lệ người bệnh dùng thuốc Bisalaxyl 5mg gặp tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Cụ thể là buồn nôn, đau bụng hoặc thậm chí gây kích ứng trực tràng ở một số trường hợp.

Tương tác thuốc Bisalaxyl 

Bisalaxyl không được chỉ định điều trị trong thời gian dài. Bởi nếu dùng quá liều quy định người bệnh có thể đối mặt với tình trạng giảm nồng độ kali ở trong huyết thanh.

Không nên dùng chung thuốc Bisalaxyl với những dạng thuốc kháng axit, cimetidin, famotidin hay nizatidine,…Bởi, những thuốc này có thể gây tương tác khiến kích ứng dạ dày hoặc tá tràng.

Tác dụng giảm digoxin trong huyết thanh đối với Bisalaxyl có tác dụng nhẹ.

Không phải đối tượng nào cũng sử dụng được thuốc Bisalaxyl cho dù thuốc có cơ chế dễ hấp thụ. Trường hợp bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, trước khi dùng Bisalaxyl nên thông báo với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc những trường hợp tương tác giữa chúng.

Bên cạnh đó, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định về liều dùng để tránh những tác hại ảnh hưởng sức khỏe.

Xem thêmThuốc Lactosorbit – Cách dùng trị táo bónvà giá bán

Xử lý quá liều thuốc Bisalaxyl

Bệnh nhân khi tự ý thay đổi liều lượng, kéo dài thời gian dùng thuốc có nguy cơ gây ra hiện tượng quá liều. Khi đó, người bệnh thường có các dấu hiệu nhận biết quá liều như mất nước, cảm giác đau bụng nhẹ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở người cao tuổi hay trẻ em.

Xử lý quá liều thuốc Bisalaxyl
Xử lý quá liều thuốc Bisalaxyl

Khi đó, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và khi cần thiết sẽ tiến hành rửa dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được theo dõi tiếp tục để biết lượng kali trong huyết thanh có đang giảm hay không.

Giá bán Bisalaxyl bao nhiêu? Mua ở đâu?

Tùy thuộc cơ sở kinh doanh thuốc mà Bisalaxyl có giá bán khác nhau. Bán có thể đến phòng khám, nhà thuốc hoặc cơ sở y tế uy tín để cập nhật chính xác giá thuốc Bisalaxyl. Tham khảo giá tại một số doanh nghiệp đăng ký phân phối thuốc: Giá niêm yết được công bố là 299 đồng/viên.

Nếu bạn có toa thuốc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định hoặc giấy phép sử dụng thuốc có thể đến mua thuốc online hoặc đến các địa chỉ phân phối thuốc uy tín để mua Bisalaxyl.

Trên đây là những thông tin về thuốc Bisalaxyl. Trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời sử dụng theo liều lượng và thời gian đã được hướng dẫn. Tránh tự ý kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tương tác thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Kết hợp dùng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để mau chóng điều trị khỏi bệnh táo bón.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Lactosorbit trị táo bón

Thuốc Lactosorbit trị táo bón: Cách dùng và giá bán

Thuốc Lactosorbit là một trong những loại thuốc trị táo bón hiện nay, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Vậy công dụng của thuốc, cách sử dụng và liều dùng...
Bệnh rò hậu môn có tự khỏi không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh rò hậu môn có tự lành không?

Rò hậu môn có tự lành không là vấn đề có không ít người quan tâm vì đây là chứng...

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ...

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý

Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu  môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều...

Trẻ bị táo bón và đi ngoài ra máu có đáng lo ngại? Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu thường hay nín nhịn vì sợ đau khiến cho bệnh càng trở...

15 thực phẩm trị táo bón tốt nhất (món ăn dễ làm)

15 thực phẩm trị táo bón tốt nhất (món ăn dễ làm)

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị táo bón, việc ăn thực phẩm trị táo bón cũng là lựa chọn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *