Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bổ sung thức ăn nhuận tràng là một trong những yếu tố “then chốt” giúp người bị táo bón đi đại tiện dễ dàng hơn. Thay vì sử dụng thuốc tân dược ngay khi táo bón, bạn có thể xây dựng lại chế độ dinh dưỡng giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi, kích thích nhu cầu đi đại tiện. Đây là điều được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện, bởi việc lạm dụng thuốc trị táo bón thường xuyên có thể gây hại đến gan, thận của người bệnh.

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung
Bổ sung thức ăn nhuận tràng giúp người bệnh táo bón đi đại tiện dễ dàng hơn

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung

Nhuận tràng hay còn gọi là nhuận trường – thuật ngữ chỉ việc làm cho ruột trở nên trơn ướt, hỗ trợ tiêu hóa giúp thải phân ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Có những biện pháp nhuận tràng như bổ sung thức ăn nhuận tràng, uống thuốc nhuận tràng,…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thường được thay thế bằng bổ sung thực phẩm, bởi nếu lạm dụng thường xuyên thuốc nhuận tràng có thể gây ra các vấn đề không tốt đối với sức khỏe người bệnh.

Thức ăn nhuận tràng được khuyến khích sử dụng khi bị táo bón thay cho việc sử dụng ngay thuốc điều trị, nhất là những trường hợp táo bón nhẹ. Bởi, nếu thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng, người bệnh có thể bị rối loạn đại tiện, không tự điều khiển được nhu cầu đại tiện của bản thân.

Chính vì thế, nếu bạn có hiện tượng nhiều ngày không đi đại tiện được, việc đầu tiên bạn có thể làm đó là điều chỉnh lại thói quen ăn uống. Trong bữa ăn hàng ngày có thể thêm vào một số thức ăn nhuận tràng để tiêu hóa và đại tiện tốt hơn. Tham khảo những loại như sau:

1. Ăn mận giúp nhuận tràng trị táo bón

Mận là một loại trái cây giàu dưỡng chất cho cơ thể. Việc ăn mận khi bị táo bón là một trong những mẹo chữa giúp kích thích nhu cầu đại tiện được nhiều người áp dụng. Sở dĩ vì thế là vì trong mận không chỉ chứa lượng chất xơ dồi dào, ngoài ra còn có sorbitol, phenolic,…

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung
Khi bị táo bón mấy ngày liền bạn nên bổ sung mận vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, có thể ăn tươi, sấy khô hoặc uống nước ép

Những hoạt chất này đều có lợi cho đường ruột của bạn. Chúng sẽ giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời còn tạo khối phân cũng như kích thích nhu cầu đi đại tiện nhanh chóng. Bạn có thể ăn tươi hoặc ép lấy nước mận để uống khi bị táo bón. Hoặc có thể ăn mận khô khắc phục tình trạng đại tiện khó khăn tại nhà.

2. Thức ăn nhuận tràng nên bổ sung – Ăn nhiều lê

Lê là một trong những loại quả chứa nhiều nước, không những giúp giải khát tốt, lê còn là thực phẩm giúp nhuận tràng được nhiều người sử dụng. Bởi, trong quả lê có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, khi đi vào cơ thể chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng táo bón.

Ngoài ra, trong loại quả này còn có những dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như vitamin C, K, khoáng chất,…giúp tăng hoạt động hệ tiêu hóa. Do đó, khi bị táo bón, bạn có thể bổ sung một quả lê hàng ngày để nhuận tràng, cải thiện triệu chứng khó chịu như chướng bụng, khó tiêu,…do táo bón gây ra.

3. Bông cải cũng là một trong những thực phẩm cần bổ sung

Bông cải hay còn gọi là súp lơ là một trong những thực phẩm bạn nên bổ sung khi nhiều ngày chưa đi đại tiện được. Trong bông cải có chứa lượng chất xơ dồi dào giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, kích thích nhu động ruột co bóp đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Bông cải xanh hoặc trắng đều rất dễ dùng, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến khích bạn nên chế biến dạng hấp, luộc hoặc nấu súp, hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc nêm nếm gia vị cay nóng.

4. Các loại hạt – Thức ăn nhuận tràng tốt

Bột sung một số loại hạt khi bị táo bón giúp kích thích nhu cầu đại tiện an toàn. Bạn nên tham khảo những dạng hạt sau đây:

  • Hạt chia: Hạt chia khi hòa vào trong nước sẽ chuyển thành dạng mềm mịn, đây là một trong những thức ăn nhuận tràng tốt mà bạn nên sử dụng khi bị táo bón nhiều ngày. Khi bổ sung hạt chia, chúng di chuyển vào đường ruột kết hợp với chất lỏng bên trong nở ra thành dạng gel lỏng. Nhờ vào điều này mà phân khi được bài tiết sẽ trở nên mềm hơn. Bổ sung khoảng 10g hạt chia mỗi ngày tốt cho tiêu hóa và nhu cầu đại tiện.
    Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung
    Bổ sung hạt chia giúp tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón
  • Hạt lanh: Trong loại hạt này có hàm lượng chất xơ dồi dao. Do đó, bạn không nên bỏ qua hạt lanh khi bị táo bón. Mỗi ngày bạn có thể chế biến món sinh tố với hạt lanh hoặc ăn kèm một ít hạt lanh với salad để thêm hương vị cùng như tăng dinh dưỡng cho cơ thể. Lượng chất xơ trong hạt lanh và các loại rau củ quả chuyển đến ruột sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, trong hạt lanh có chứa một lượng chất nhầy nhất định, chúng hỗ trợ chuyển động của ruột trở nên nhịp nhàng và trơn tru hơn. Lượng magie trong hạt kích thích ruột và tạo cảm giác muốn đi vệ sinh.

5. Ăn đậu bắp giúp nhuận tràng, kích thích đại tiện

Đậu bắp là một trong những thức ăn được nhiều người sử dụng khi bị táo bón, do bản chất của đậu bắp là trơn, nhầy giúp hệ tiêu hóa trơn tru hơn. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, đậu bắp còn giúp hoạt động của vi sinh vật có lợi tại đường ruột linh hoạt hơn, giúp nhuận tràng và giảm triệu chứng cho người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa, ruột kích thích.

Bạn có thể ăn kèm đậu bắp với nhiều món ăn hàng ngày. Chế biến thành dạng luộc, nấu canh hoặc ăn sống. Hàm lượng chất xơ, chất nhầy trong loại quả này trở thành “vệ sĩ” đối với hệ tiêu hóa. Người ta còn cho rằng, đậu bắp so với vitamin B, sữa chua có công dụng ngang nhau trong việc tạo môi trường cho lợi khuẩn hoạt động. Lượng phân thải ra mềm và dễ dàng tống chúng ra khỏi cơ thể hơn nếu bạn thường xuyên ăn đậu bắp.

HỮU ÍCH: 15 món ăn, thực phẩm trị táo bón tốt nhất, dễ làm

6. Bổ sung quả bơ giúp nhuận tràng

Bơ là loại trái cây mang nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Đối với người đang bị táo bón, việc bổ sung một quả bơ vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng là cách giúp kích thích nhu cầu đại tiện một cách an toàn và hiệu quả.

Quả bơ được nhiều người ưa chuộng vì dễ ăn mà còn rất bổ dưỡng. Đây là thực phẩm được chị em phụ nữ sử dụng khi ăn trong chế độ giảm cân. Lượng chất béo tốt trong quá bơ giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh tình trạng không đi ngoài được khi ăn kiêng khem. Trường hợp táo bón nhẹ, mới diễn ra trong vài ngày, bạn có thể ăn vài quả bơ một tuần để tiêu hóa và đi đại tiện tốt hơn.

7. Nhuận tràng, bổ sung chất xơ qua yến mạch

Yến mạch cũng tương tự như gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao. Đây là một trong những thực phẩm nhuận tràng được nhiều người yêu thích. Bạn có thể chế biến yến mạch dễ dàng với nước sôi hoặc trộn chung với sữa chua ăn hàng ngày. Không những cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thế, bạn còn sẽ cảm nhận được việc tiêu hóa và đi đại tiện của mình trở nên trơn tru hơn.

8. Ăn rau mồng tơi giúp đại tiện tốt hơn

Ăn rau mồng tơi khi bị táo bón là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi, ngoài chất xơ, trong rau mồng tơi còn nhiều chất nhờn và các dưỡng chất khác, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng táo bón khó chịu.

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung
Chế biến rau mồng tơi thành thức ăn nhuận tràng giúp điều trị tình trạng táo bón tại nhà không cần dùng thuốc

Loại rau này còn có tính mát, chế biến đa dạng món khác nhau. Bạn có thể nấu canh rau mồng tơi cùng với các loại thịt, tôm hoặc có thể luộc ăn cùng với bữa cơm hàng ngày. Không chỉ giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà còn hỗ trợ vấn đề tiêu hóa tốt, các món ăn từ rau mồng tơi chính vì thế được xếp vào danh sách thức ăn nhuận tràng mà bạn nên bổ sung hàng tuần.

9. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng sữa chua

Sữa chua là chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Việc bổ sung mỗi ngày một hũ sữa chua giúp bạn đi đại tiện tốt hơn nhờ hoạt động của các lợi khuẩn, men vi sinh được bổ sung. Trong đường ruột của con người chứa hàng tỷ vi khuẩn, nếu lượng hại khuẩn lớn và hoạt động mạnh sẽ dẫn đến tình trạng tiêu hóa khó, chướng bụng và gây táo bón.

Do đó sữa chua trở thành vị cứu tinh của bạn khi dung nạp thêm cho cơ thể lượng lợi khuẩn cần thiết, chống lại sự gây hại của các hại khuẩn trong đường ruột. Bạn có thể ăn sữa chua riêng hoặc ăn cùng với các loại trái cây tươi khác để kích thích vị giác, đồng thời cũng bổ sung cho cơ thể thêm nhiều lợi khuẩn và chất dinh dưỡng khác.

10. Ăn khoai lang giúp nhuận tràng hiệu quả

Ăn khoai lang giúp trị táo bón là một trong những cách được người bệnh áp dụng. Bởi, khoai lang có chứa nhiều chất xơ. Trong một củ khoai lang với kích cỡ trung bình, đem nướng lên tinh được khoảng 3,8g chất xơ chứa trong đó. Vì thế, đây là thức ăn mà bạn có thể bổ sung khi cơ thể khó đi ngoài, cảm giác khó tiêu và chướng bụng thường xuyên.

Nếu bạn ăn với dạng khoai lang luộc, nên ăn luôn phần vở bởi chúng có chứa nhiều chất xơ hơn phần thịt khoai. Khi chế biến, hạn chế gọt bỏ vỏ khoai lang. Thay vào đó bạn có thể rửa thật sạch đất cát bên ngoài rồi nấu luôn cả phần vỏ để cung cấp nhiều dưỡng chất nhất.

11. Giá đỗ cũng là thức ăn nhuận tràng tốt

Giá đỗ từ đậu xanh, đậu tương hoặc một số loại hạt khác có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể, tốt cho sức khỏe. Trong đó, không thể không nhắc đến hàm lượng chất xơ trong giá đỗ khá dồi dào, giúp hoạt động tiêu hóa trơn tru hơn, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung
Hỗ trợ tiêu hóa, kích thích đại tiện với giá đỗ, chế biến các món ngon tại nhà

Bổ sung giá vào chế biến món ăn còn giúp cơ thể hấp thu khoáng chất, kẽm, phốt pho, vitamin C giúp lợi tiểu, giải nhiệt và nhuận tràng. Không những thế, bên trong giá đỗ còn có chứa hàm lượng chất béo, carbohydrate cùng với các nguyên tố vi lượng giúp cơ thể ăn ngon, phòng bệnh ung thư đường ruột.

12. Chế biến nha đam thành thức ăn nhuận tràng

Nha đam không chỉ được sử dụng trong công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ mà còn được sử dụng để chế biến thức ăn nhuận tràng cho bệnh nhân bị táo bón. Nếu bạn đang gặp vấn đề không đi ngoài được liên tiếp mấy ngày liền, có thể sử dụng nha đam nấu nước mát uống để cải thiện.

Trong loại cây này có chứa đa dạng vitamin, ngoài ra còn có enzyme, khoáng chất và đường thực vật. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, các chuyên ra chỉ ra nha đam còn có chứa hoạt chất anthraquinone – một chất nhuận tràng tự nhiên, tốt cho người đang gặp tình trạng táo bón khó chịu. Bổ sung thông qua nấu nước mát, xay sinh tố uống giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn, tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.

13. Kiwi – Trái cây ngon, nhuận tràng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đài Bắc, những người bị táo bón lâu ngày nếu ăn 2 quả kiwi hàng ngày có dấu hiệu cải thiện tốt, số lần đi đại tiện tăng lên, giúp giảm triệu chứng táo bón hữu hiệu.

Bởi, trong kiwi có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cùng với vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng trực tiếp quả kiwi hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Chẳng hạn như xay sinh tố, trộn salad, ăn cùng với sữa chua hoặc làm mứt, sấy khô,…

14. Bị táo bón nên bổ sung rau bina

Không những có rau bina, mà việc ăn rau xanh khi bị táo bón là điều hết sức cần thiết. Riêng đối với rau bina, hàm lượng chất xơ trong rau khá lớn. Bổ sung loại rau này hàng ngày giúp lượng phân tăng lên, đồng thời việc đào thải chúng ra khỏi cơ thể cũng trở nên thuận lợi hơn.

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung
Cung cấp chất xơ giúp cải thiện táo bón với rau bina

Chế biến rau bina thành thức ăn nhuận tràng vô cùng đơn giản, bởi loại rau này có thể ăn sống hoặc chín đều được. Bạn có thể trộn salad rau bina với những thực phẩm khác, xay sinh tố xanh uống hàng ngày, hoặc nấu canh, luộc ăn kèm với cơm mỗi bữa ăn,…

15. Ăn quả mâm xôi chữa táo bón

Ăn quả mâm xôi hay còn gọi là phúc bồn tử hàng ngày giúp việc đi đại tiện của bạn trở nên thuận lợi hơn. Do trong quả mâm xôi chứa nhiều vitamin, nước, chất xơ tốt cho hoạt động tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng táo bón không dùng thuốc, bạn có thể bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng của mình.

Trên đây là một số thức ăn nhuận tràng tốt bạn nên bổ sung khi bị táo bón thay cho việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên. Ngoài giúp giảm tình trạng khó khăn khi đi đại tiện, chúng còn giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tăng đề kháng giúp bạn hạn chế những bệnh lý cho cơ thể.

Một số lưu ý khi bổ sung thức ăn nhuận tràng

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu, ăn đầy đủ chất và đảm bảo thực phẩm phù hợp giúp bạn tránh được nguy cơ táo bón. Để việc đại tiện diễn ra “suôn sẻ”, khi bổ sung thức ăn nhuận tràng, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo nguồn gốc, không nhiễm phân thuốc độc hại.
  • Sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến, nên ngâm rửa với nước pha loãng vài phút để loại bỏ tạp chất bám trên thực phẩm.
  • Chế biến tinh gọn, ưu tiên những món luộc, hấp giữ lại dưỡng chất trong thực phẩm. Tránh sử dụng nhiều dầu ăn, gia vị cay nóng, do chúng có thể làm tình trạng táo bón của bạn trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù đã bổ sung thực phẩm nhuận tràng.
  • Ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều thức ăn nhuận tràng mỗi ngày. Cân bằng dinh dưỡng, chia đều mỗi bữa ăn, bạn nên lưu ý bổ sung lượng thức ăn đủ với cơ thể, tránh tình trạng táo bón chuyển thành tiêu chảy.
    Một số lưu ý khi bổ sung thức ăn nhuận tràng
    Chọn thực phẩm sạch và chế biến theo cách đơn giản, ít dầu mỡ và gia vị nhất
  • Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trị táo bón phù hợp với tình trạng nhẹ. Nếu táo bón có triệu chứng biến chứng thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn như trĩ, rối loạn tiêu hóa nặng nên thăm khám bác sĩ và điều trị theo hướng dẫn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Tránh ăn một số loại thực phẩm không tốt cho tình trạng táo bón hiện tại của bạn như socola, thịt đỏ, chuối xanh, những thực uống chứa chất kích thích hệ thần kinh,…
  • Đến gặp bác sĩ khi thấy cơ thể có triệu chứng bất thường. Kết hợp ăn uống và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để sớm cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn xảy ra.

Trên đây là một số thực phẩm và gợi ý chế biến thức ăn nhuận tràng người bệnh táo bón có thể bổ sung giúp việc tiêu hóa và đại tiện tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ, không cố ăn quá nhiều có thể gây phản tác dụng không tốt cho cơ thể. Bạn có thể tìm đến chuyên gia dinh dưỡng và nhận tư vấn, hỗ trợ để sớm cải thiện tình trạng táo bón.

HỮU ÍCH

Bệnh rò hậu môn: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rò hậu môn tuy ít khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

Các thực phẩm nên ăn khi bị đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho tình trạng đại...

Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm thế nào?

Táo bón là một trong những tác dụng phụ phổ biến của phẫu thuật. Tình trạng này có thể xảy...

10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2021 - Lưu ý khi dùng

10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2023- Lưu ý khi dùng

Khi bị táo bón, nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng...

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Đông y

Bên cạnh các cách chữa trị bằng tây y, điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Đông y cũng có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *