Thực tế bệnh chàm có nguy hiểm không?
Bệnh chàm là tình trạng làn da bị khô, bong tróc, xuất hiện các mụn nước, gây ngứa và đau rát. Bệnh chàm không lây lan và cũng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ ngoài da và gây cảm giác khó chịu ở người bệnh.
Tổng quan về bệnh chàm
Bệnh chàm là một loại bệnh da liễu, có tên khoa học là Eczema. Chàm là tình trạng da bị dị ứng, bị viêm. Đặc điểm của bệnh là da khô, tróc vảy, sau đó xuất hiện mụn nước nhỏ, ngứa ngáy và đau rát.
Trước đây, bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ em, tuy nhiên hiện nay, bệnh chàm không còn phân biệt đối tượng bệnh nhân thuộc giới tính nào, độ tuổi nào. Bệnh chàm được phân chia ra thành rất nhiều loại như: Chàm đồng tiền, chàm thể tạng, chàm tổ đỉa,…
Không có một nguyên nhân nhất định gây ra bệnh. Các chuyên gia da liễu cho rằng, một số nguyên nhân gây ra bệnh chàm thường là:
- Do những rối loạn thần kinh, tuyến mồ hôi trong cơ thể dẫn đến bệnh;
- Yếu tố di truyền;
- Dị ứng với các loại hóa chất;
- Thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại.
Tham khảo thêm: Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Trên thực tế, bệnh chàm nói chung không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh chàm gây mất thẩm mỹ làn da và gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh. Bệnh nhân bị chàm có thể sẽ cảm thấy gặp trở ngại trong sinh hoạt, lao động và học tập.
Nếu người bệnh mắc bệnh chàm cấp tính, bệnh sẽ tự khỏi hoặc sẽ khỏi sau khi được điều trị. Bệnh chàm có thể xuất hiện theo từng đợt, sẽ tái phát nhiều lần. Hiện nay đã có thuốc để điều trị bệnh chàm.
Nếu người bệnh mắc phải bệnh chàm mãn tính, các vết chàm sẽ đeo đuổi và ảnh hưởng đến da dẻ của người bệnh. Do vậy, người bệnh nên chú ý điều trị, không nên để cho bệnh diễn biến nặng hơn.
Tóm lại, bệnh chàm không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng làm tổn hại sức khỏe tinh thần và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?
Phòng tránh bệnh chàm như thế nào?
Với y học, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu châm ngôn không bao giờ lỗi thời. Việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe là điều quan trọng hơn việc điều trị bệnh. Do đó, để phòng tránh bệnh chàm, chúng ta cần có ý thức và hành động tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Cụ thể:
- Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể, tay, chân sạch sẽ;
- Vệ sinh da dẻ, mình mẩy sạch sẽ sau khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất, môi trường bẩn,…
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày để cơ thể được thanh lọc, loại trừ độc tố ra khỏi cơ thể;
- Có chế độ ăn uống khoa học: đúng giờ và đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thường xuyên ăn các thực phẩm như: rau xanh, bí đỏ, rau củ tươi, các loại đậu,… Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng.
- Nên cẩn trọng trước các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, gà, vịt xiêm, mắm,…
- Nên sử dụng các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng tốt cho gan, giải độc ở gan,…
- Dù ở trẻ em hay người lớn, khi thấy da xuất hiện các triệu chứng lạ, cần đến gặp bác sĩ để được khám chữa, không nên tự ý thoa thuốc.
- Đối với trường hợp có người thân thế hệ trước bị bệnh, người nhà cần chủ động phòng tránh bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất, dầu gội, nước hoa, đến gặp bác sĩ da liễu khi da có triệu chứng lạ.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm da dị ứng là gì? Những điều người bệnh cần quan tâm
- Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!