Cách xử lý khi da tay bị nứt nẻ chảy máu

Da tay nứt nẻ, chảy máu là tình trạng khá phổ biến khi có những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến bề mặt da. Tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng cần xử lý đúng cách khi da tay bị nứt nẻ, chảy máu để tránh nhiễm trùng nặng hơn.

Cách xử lý khi da tay bị nứt nẻ chảy máu

Da bị nứt nẻ, chảy máu thường gây ra những khó chịu trong sinh hoạt, đặc biệt là những công việc cần sử dụng tay nhiều. Khi tình trạng nứt nẻ da tay, chảy máu kéo dài còn có thể dẫn đến nhiễm trùng và gặp nhiều khó chịu.

1. Băng ngón tay

Đối với những trường hợp da tay nứt nẻ, chảy máu nặng, bệnh nhân cần chú ý bảo vệ da tay bằng cách băng ngón tay. Đây là giải pháp xử trí tạm thời đối với những trường hợp thương tổn ngón tay, khô nứt da và chảy máu. Sử dụng băng ngón tay cũng có thể giúp vết thương tránh bị viêm nhiễm trong sinh hoạt, cuộc sống.

Trước khi băng ngón tay bị nứt nẻ, chảy máu, cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng da thương tổn với nước ấm và xà phòng nhẹ, lau khô với khăn mềm sạch rồi quấn băng. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bôi thuốc mỡ kháng khuẩn trước khi tiến hành quấn băng để tránh những thương tổn không mong muốn.

băng tay ngăn ngừa da nứt nẻ, chảy máu
Băng ngón tay giúp ngăn ngừa tình trạng da tay bị nứt nẻ chảy máu nặng hơn, tiến triển thành viêm nhiễm

2. Dưỡng ẩm ngón tay

Khô da là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô, nứt nẻ và chảy máu ở ngón tay. Dưỡng ẩm là biện pháp rất cần thiết trong những trường hợp này. Tùy theo đặc trưng da của từng bệnh nhân mà có thể áp dụng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp.

Khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm ngón tay tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để có sản phẩm phù hợp, tránh kích ứng, dị ứng. Thông thường một số sản phẩm dưỡng ẩm phổ biến thường được sử dụng như:

  • Các sản phẩm sáp len, mỡ len (Lanolin), có tác dụng chính giúp bảo vệ da. Đây là loại sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp vào mùa đông, những thời điểm nhiều mưa và tuyết, giúp phòng và điều trị nứt da, đặc biệt là ngón tay.
  • Dầu Jojoba, được chiết xuất từ một loại thực vật tại Bắc Mỹ ( tên khoa học là Simmondsia chinensis). Loại dầu này có đặc tính gần giống với dầu tự nhiên trên da người. Đây cũng là nhóm sản phẩm có tác dụng giữ cho da không bị khô, ngứa, nứt nẻ và rướm máu.
  • Dầu dừa, bơ hạt mỡ cũng là nhóm sản phẩm thực vật có tác dụng bảo vệ da, bổ sung độ ẩm, tránh được tình trạng khô da, nứt nẻ ngoài da.
  • Sử dụng các loại sáp dưỡng ẩm cũng có thể bảo vệ da, giúp ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước từ da, đặc biệt là trong những thời điểm oi bức hoặc hanh khô.
Dưỡng ẩm ngón tay
Dưỡng ẩm ngón tay là biện pháp cải thiện tình trạng nứt nẻ khá hiệu quả. Tuy nhiên cần lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp dành riêng cho từng loại da.

3. Vệ sinh da nhẹ nhàng

Vệ sinh da nhẹ nhàng là một trong những biện pháp giữ cho vết nứt được sạch, không bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, việc vệ sinh da đúng cách cũng là một trong những biện pháp để giúp ngăn ngừa vết nứt trên vùng da ngón tay tiến triển nặng hơn. Có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh da nhẹ nhàng bằng một số biện pháp như:

  • Dùng xà phòng dịu nhẹ, ít chất tẩy để vệ sinh da. Không nên sử dụng các loại xà phòng có các hóa chất mạnh vì sẽ khiến cho da tại ngón tay, bàn tay trở nên thô ráp.
  • Sử dụng các sản phẩm xà phòng pha loãng để vệ sinh vùng da bàn tay, ngón tay.
  • Dùng nước ấm khi vệ sinh da để làm sạch, loại bỏ các chất bẩn, không nên sử dụng nước nóng. Nếu dùng nước nóng sẽ vô tình làm cho da bị mất nhiều dầu tự nhiên trên da. Do đó chỉ nên sử dụng nước ấm để vệ sinh da.
  • Sau khi vệ sinh da nhẹ nhàng cần chú ý lau khô bằng khăn mềm, tránh chà xát mạnh để hạn chế tình trạng da bị thương tổn, viêm nhiễm.
vệ sinh da giúp ngăn ngừa khô, nứt nẻ da tay
Vệ sinh da nhẹ nhàng giúp bảo vệ và ngăn ngừa khô, nứt nẻ da tay, ngón tay và rướm máu.

4. Sử dụng găng tay bông

Sử dụng găng tay bông giúp ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt nẻ nặng nề hơn, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh để tránh cho da không bị kích ứng nặng nề hơn. Đây cũng là giải pháp phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ, tránh tình trạng trẻ gãi lên vùng da bàn tay, ngón tay.

Ngoài ra, trước khi dùng găng tay bông bạn nên sử dụng phối hợp thêm các sản phẩm dưỡng ẩm trước khi đeo găng tay để hạn chế tình trạng da bị khô. Có thể sử dụng găng tay bông để bảo vệ da khi ra ngoài, khi ngủ,…

sử dụng găng tay bông để tránh khô, nứt nẻ da
Sử dụng găng tay bông, các loại vải mềm để giúp bảo vệ vùng da bàn tay, ngón tay, tránh khô, nứt nẻ.

5. Thăm khám sớm

Thăm khám sớm khi da tay bị nứt nẻ rất cần thiết. Bác sĩ có thể nhanh chóng đánh giá được tình trạng thương tổn trên da của bạn, từ đó có các biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Ngoài ra, chẩn đoán sớm cũng giúp phát hiện ra một số bệnh lý tiềm ẩn có khả năng bùng phát trên vùng da bị khô, nứt như bệnh chàm, bệnh vẩy nến và những bệnh ngoài da có liên quan đến vi nấm.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp, đặc biệt là nhóm thuốc dưỡng ẩm, thuốc steroid, giảm viêm sưng như Fucicort, Gentrisone, nhóm thuốc kháng sinh trong những trường hợp da bị nhiễm trùng.

Một số biện pháp phòng ngừa da tay bị nứt nẻ chảy máu

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể gây kích ứng trong thời gian bị nứt nẻ, chảy máu ngón tay. Trong trường hợp có tiếp xúc với các yếu tố như hóa chất, sản phẩm tẩy rửa,… thì nên đeo găng tay cao su để bảo vệ tay, tránh khô da và ngăn ngừa kích ứng nặng hơn.
  • Chú ý sử dụng các loại lotion, kem dưỡng ẩm phù hợp để giúp bảo vệ da trước tình trạng rạn, nứt da. Trong trường hợp ngón tay bị nứt nghiêm trọng, vết thương hở miệng, có kèm theo viêm nhiễm thì không nên thoa kem dưỡng ẩm vào mà nên điều trị trước bằng các loại sản phẩm kháng viêm, kháng khuẩn.
  • Chú ý uống đủ nước hằng ngày để cải thiện tình trạng khô da, ngăn ngừa tình trạng khô da kéo dài.
  • Cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm phù hợp, chứa nhiều vitamin E, vitamin C, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả, các loại đậu,… để cải thiện độ ẩm cần thiết cho làn da.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh á sừng ở tay, đầu ngón tay và cách trị

bà bầu bị lác đồng tiền

Bà bầu bị lác đồng tiền trị bằng cách nào an toàn?

Không ít bà bầu luôn cảm thấy lo lắng khi bị lác đồng tiền ngay trong thời kỳ mang thai....

Nhận biết triệu chứng bệnh viêm da tiết bã nhờn qua 5 dấu hiệu

Viêm da tiết bã nhờn là một dạng tổn thương da do hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối...

Mẹo chữa chàm sữa bằng dầu dừa giúp giảm ngứa hiệu quả

Ngứa, đỏ da, da bong tróc vảy, khô da là những đặc trưng có thể tìm thấy ở bất kỳ...

Tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam

6 bài thuốc nam chữa bệnh viêm da cơ địa có ở quanh nhà

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam là phương pháp an toàn, ít mang lại tác dụng phụ. Nếu...

7 Mẹo trị gàu bằng muối tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

Cách trị gàu bằng muối là một trong những phương pháp điều trị khá đơn giản, dễ dàng thực hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *