Vì sao da thường nổi mẩn ngứa vào buổi tối?

Chứng da nổi mẩn ngứa vào buổi tối khiến cho nhiều người khó chịu, phải gãi liên tục để giảm ngứa, gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và trễ nãi công việc ngày hôm sau. Đây là tình trạng phổ biến mà nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình tự nhiên (cơ chế của cơ thể, hormone, thiếu nước…) hoặc do bệnh lý gây nên. Việc xác định chính xác nguyên nhân có thể giúp bạn định hướng điều trị phù hợp.

da nổi mẩn ngứa vào buổi tối
Chứng da nổi mẩn ngứa về đêm khiến cho nhiều người khó chịu, gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Nguyên nhân da nổi mẩn ngứa vào buổi tối

Ngứa ngáy về đêm có thể xuất phát từ yếu tố bên ngoài tác động hoặc đây là một trong những biểu hiện của bệnh lý.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Nguyên nhân tự nhiên gây ngứa da về đêm

Một số nguyên nhân gây ngứa da về đêm không liên quan đến yếu tố bệnh lý gồm có:

Cơ chế tự nhiên của cơ thể: 

Nhịp sinh học tự nhiên hay các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng điều tiết của da như: cân bằng dịch, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Sự thay đổi chức năng da khiến cho nhiệt độ cơ thể và lượng máu trên da tăng lên mỗi tối, làm da ấm, nóng lên. Sự tăng nhiệt độ trên da có thể là một trong những nguyên nhân gây ngứa ngáy về đêm.

Do thay đổi hormone: 

Cơ thể thưởng giải phóng các chất nhất định tùy vào thời điểm trong ngày. Thông thường, vào cơ thể sẽ giải phóng cytokine – chất trung gian gây viêm – nhiều hơn vào buổi tối. Thêm vào đó, nồng độ hormone giảm viêm corticosteroid suy giảm vào thời điểm này. Sự mất cân bằng này cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị ngứa về đêm.

Do mất nước về đêm:

Da có xu hướng mất nước nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt là trong những ngày lạnh. Sự thiếu nước, thiếu ẩm có thể khiến da bị khô,ngứa ngáy.

Do ít bị sao nhãng hơn vào buổi tối: 

Vào ban ngày, công việc và các hoạt động khác có thể giúp bạn “tạm quên” cơn ngứa ngáy. Tuy nhiên, thời điểm đêm về ít có yếu tố đánh lạc hướng hơn, do đó bạn có thể cảm nhận rõ hơn cảm giác ngứa khó chịu và dữ dội.

Mang thai và mãn kinh

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể ở đối tượng mang thai hoặc mãn kinh có thể gây hiện tượng khô, ngứa hay đỏ da. Một số phụ nữ mãn kinh mô tả cảm giác ngứa giống như là có kiến bò trên da.

Các yếu tố khác

Một số tác nhân khác cũng có khả năng gây ngứa ngáy về đêm gồm có:

nguyên nhân gây ngứa về đêm
Côn trùng cắn là có thể gây ngứa về đêm.
  • Côn trùng cắn (rệp, rận, bọ chét…)
  • Dị ứng với hóa chất, thuốc nhuộm, nước hoa, mỹ phẩm…
  • Khô da
  • Các trạng thái tâm lý như căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, áp lực kéo dài.
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc giảm đau nhóm opioid…

Nguyên nhân bệnh lý gây ngứa da về đêm

Ngứa ngáy về đêm cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:

  • Bệnh về da liễu chư chàm da, vảy nến, mề đay
  • Nhiễm nấm da như nấm nông ở chân (Athlete’s foot).
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) hay mắc các vấn đề về tuyến giáp.
  • Bệnh về ung thư như ung thư da, ung thư máu, ung thư bạch huyết.
  • Bệnh ảnh hưởng lên hệ thần kinh đối giao cảm như tiểu đường, zona (giời leo), bệnh đa xơ cứng.
  • HIV
  • Suy gan hoặc suy thận.
  • Thiếu máu
  • Hội chứng chân không yên.
  • Trầm cảm.

Cách khắc phục mẩn ngứa trên da về đêm

Để điều trị ngứa da về đêm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau đây:

Dùng thuốc tây: Thuốc không kê đơn & thuốc kê đơn

Đối với các trường hợp ngứa ngáy về đêm là do tình trạng rối loạn thần kinh hoặc mắc hội chứng chân không nghỉ, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định điều trị chuyên biệt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng một số thuốc điều trị (không kê đơn hoặc thuốc theo toa) để cải thiện triệu chứng trên:

trị ngứa về đêm
Dùng thuốc (ke đơn & không kê đơn) có thể giảm ngứa, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thuốc kháng histamin (thế hệ cũ): chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), hydroxyzine (Vistaril), diphenhydramine (Benadryl) và promethazine (Phenergan). Thuốc có tác dụng giảm ngứa nhưng dễ gây buồn ngủ.
  • Thuốc kháng histamine (thế hệ mới): fexofenadine (Allegra) hoặc cetirizine (Zyrtec).
  • Thuốc chống trầm cảm như mirtazapine (Remeron) và doxepin (Silenor) có tác dụng giảm ngứa và an thần.
  • Thuốc Corticosteroid có tác dụng giảm viêm. Bạn có thể dùng hydrocortison bôi da hoặc thuốc đường uống để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc có công dụng giảm viêm, được chỉ định thay thế cho các đối tượng không đáp ứng được với Corticosteroid.

Phương pháp điều trị thay thế

Bạn có thể dùng melatonin. Loại hormone tự nhiên này có tác dụng an thần, điều chỉnh giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn, không bị cơn ngứa ngáy “làm phiền”,

Biện pháp khắc phục tại nhà & thay đổi lối sống

Ngoài việc dùng thuốc tây, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng. Chẳng hạn:

  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da hằng ngày. Sản phẩm dưỡng ẩm cần dịu nhẹ, không hương liệu, không màu nhuộm tổng hợp, cồn, paraben… Các sản phẩm dưỡng ẩm tốt cho da được đánh giá cao hiện nay như: CeraVe, Cetaphil, Vanicream hoặc Eucerin. Bôi 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối (hoặc sau khi tắm xong).
  • Chườm lạnh chỗ ngứa.
  • Tắm bằng nước ấm với baking soda và bột yến mạch.
  • Dùng máy tạo ẩm khi ngủ.

Một số lưu ý khi bị ngứa da về đêm

Để tránh tình trạng ngứa da về đêm trở nên nghiêm trọng hơn, cần lưu ý một số điều sau:

  • Mặc trang phục được làm từ sợ mềm, tự nhiên như cotton, lụa khi ngủ. Hạn chế mặc đồ ôm bó sát, đồ len…
  • Giữ nhiệt độ trong phòng thoáng,mát mẻ.
  • Không dùng caffe, rượu trước khi ngủ bởi các chất trên làm mở rộng mạch máu, khiến da nóng lên.
  • Không sử dụng bất kỳ mỹ phẩm, kem, xà phòng hoặc các sản phẩm khác có thể gây kích ứng da của bạn.
  • Gãi có thể khiến da bị trầy xước, bong tróc, nhiễm trùng. Do đó, bạn cần hạn chế gãi, cắt ngắn móng tay để tránh gây nhiễm khuẩn.
  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô da.
  • Thay đổi bọc gối, ga, mền hằng tuần.

Bị ngứa da về đêm khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên thăm khám với chuyên gia da liễu nếu:

  • Ngứa ngáy về đêm không cải thiện sau 2 tuần áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà.
  • Không ngủ được vì quá ngứa.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như: sụt cân, sốt, yếu, phát ban…

Trên đây là một số thông tin giải đáp nguyên nhân khiến da thường nổi mẩn ngứa vào buổi tối. Nếu ngứa ngáy xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên, bạn có thể điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng & chăm sóc da để khắc phục. Tuy nhiên, với trường hợp ngứa da xuất phát từ vấn đề bệnh lý, nhất là bệnh nghiêm trọng, cần thăm khám, theo dõi thường xuyên và tích cực điều trị theo chỉ định của chuyên gia.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kfy lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

ĐỪNG BỎ LỠ

Cách chữa hắc lào bằng kem đánh răng đơn giản, hiệu quả

Cách chữa hắc lào bằng kem đánh răng đang được nhiều người ca tụng là có tác dụng chữa bệnh...

Ngứa da khi trời lạnh cần làm gì để đối phó?

Hiện tượng ngứa da khi trời lạnh thường xuất hiện do sự thay đổi của nhiệt độ làm biến đổi...

Nha đam là một chất kháng viêm mạnh mẽ giúp làm dịu các cơn ngứa ngáy, khó chịu

5 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian hiệu quả được áp dụng nhiều nhất

Tổ đỉa là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng mụn nước gây ngứa ngáy nghiêm trọng tại bàn tay,...

Đông đảo chuyên gia, bệnh nhân đánh giá cao bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam chữa vảy nến, viêm da cơ địa và các chứng bệnh...

Mẹo trị viêm nang lông bằng dầu dừa tại nhà

Để khắc phục bệnh viêm nang lông, dân gian có nhiều cách chữa trị tại nhà đơn giản nhưng khá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.