Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ: những điều bố mẹ cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da dị ứng ở trẻ em thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với người lớn. Tuy các triệu chứng thường không nguy hiểm nhưng bệnh ngoài da này có thể ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của trẻ.

viêm da dị ứng ở trẻ và một số vấn đề bố mẹ cần lưu ý
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ và một số vấn đề bố mẹ cần lưu ý

Viêm da dị ứng ở trẻ

Viêm da dị ứng ở trẻ em là một bệnh viêm da mạn tính có đặc điểm dễ tái phát, đa số những trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ thường xuất hiện trong khoảng 5 năm đầu đời. Diễn tiến của bệnh có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành và thường xuyên tái đi tái lại. Tuy nhiên cũng có những trường hợp viêm da dị ứng biến mất dần khi trẻ lớn lên.

Một số nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ

Hiện tại, viêm da dị ứng ở trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố kích ứng, dị ứng mà cho đến nay vẫn chưa thống kê đầy đủ. Đa số những trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ liên quan đến những yếu tố tiếp xúc xung quanh môi trường sống của trẻ, bao gồm:

  • Đặc điểm thời tiết khô hanh, lạnh, đặc biệt là vào mùa Đông và những thời điểm giao mùa.
  • Yếu tố di truyền, cơ địa và sức đề kháng của trẻ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng viêm da dị ứng.
  • Các yếu tố xung quanh môi trường sống như bụi bẩn, các hạt kim loại, khói thải, phấn hoa, lông động vật,… cũng có thể kích ứng da, làm bùng phát bệnh.
  • Một số yếu tố khác như các vật dụng kim loại, vải vóc, trang phục, các loại chất tẩy rửa, xà phòng, dung dịch vệ sinh da không phù hợp,… cũng có thể dẫn đến kích ứng da.
viêm da dị ứng ở trẻ
Triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ

Biểu hiện trẻ bị viêm da dị ứng

Đối với những trẻ bị viêm da dị ứng, biểu hiện của bệnh thường trải qua hai giai đoạn ủ bệnh và bùng phát. Khi bệnh đã bùng phát thì có thể ở hai dạng bán cấp và mạn tính, mỗi giai đoạn này lại có những đặc điểm riêng biệt.

  • Khi trẻ trong thời kỳ ủ bệnh, da bắt đầu mất dần độ ẩm, dễ bị khô hơn so với bình thường.
  • Vào giai đoạn bệnh viêm da dị ứng bùng phát, da của trẻ thường bị đau, ngứa và có dấu hiệu ửng đỏ.
  • Ở giai đoạn viêm da dị ứng bán cấp, dấu hiệu trên da của trẻ có dấu hiệu khô, ngứa âm ỉ, da có dấu hiệu phù nhẹ và đỏ ửng.
  • Ở giai đoạn viêm da dị ứng mạn tính, trẻ thường hay bị tái đi tái lại các đợt ngứa, viêm sưng, phù da, bong vảy. Tình trạng da nếu tái đi tái lại thường xuyên có thể dẫn đến dày da và có dấu hiệu da thâm, sẫm màu.
  • Trẻ lớn thường có xu hướng viêm da dị ứng mạn tính nhiều hơn so với trẻ nhỏ, các dấu hiệu dày da, sẫm màu,… cũng xuất hiện nhiều ở những nếp gấp như khoeo chân, cổ, nách, khuỷu tay.

Riêng những trường hợp da có tổn thương, xuất hiện trầy xước, bội nhiễm, trẻ còn có thể có một số biểu hiện như: Đau, rát ngoài da, xuất hiện các vết loét, có mụn mủ,… Những vị trí dễ bị bội nhiễm là các vùng da mỏng như má, trán, cằm, các vùng da mà trẻ dễ gãi như tay, chân, mình,…

Tham khảo thêm: Nhận biết dấu hiệu của viêm da dị ứng qua hình ảnh

Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng

Thông tin về điều trị và chăm sóc dưới đây không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, toa thuốc và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Mỗi trẻ có thể có những chỉ định riêng biệt tùy theo tình trạng của trẻ.

Trẻ bị viêm da dị ứng cần có biện pháp điều trị và chăm sóc một cách phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Bố mẹ khi phát hiện các dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện Nhi, bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để có những hướng điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc một cách phù hợp.

1. Điều trị bằng thuốc kháng viêm, kháng sinh

Thuốc kháng viêm, kháng sinh là một trong những nhóm thuốc điều trị phổ biến đối với những trường hợp trẻ bị viêm da dị ứng có nhiễm khuẩn. Những trẻ đỏ da, nhiễm khuẩn lan rộng, chảy máu, mưng mủ, chảy dịch tiết và đóng vảy vàng,… có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc chống viêm, kháng sinh.

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, cách dùng để đảm bảo hiệu quả cũng như ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm cho trẻ tại nhà khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Nếu điều trị đúng cách, các dấu hiệu viêm nhiễm có thể biến mất sau khoảng 1 tuần điều trị.

trẻ mắc viêm da dị ứng cần thăm khám sớm
Trẻ mắc viêm da dị ứng cần thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp

Xem thêmPhác đồ điều trị viêm da dị ứng mới cập nhật

2. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm

Khô da, mất độ ẩm là một trong những yếu tố khiến cho làn da của chúng ta không khỏe mạnh, dễ bị kích ứng, bùng phát nhiều bệnh ngoài da. Do đó các sản phẩm dưỡng ẩm là một trong những giải pháp cần thiết cho trẻ bị viêm da dị ứng.

Tuy nhiên khi lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm và chăm sóc da cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh kích ứng da không mong muốn. Các sản phẩm dưỡng ẩm cho trẻ có khá nhiều dạng như kem bôi, thuốc mỡ, dầu dưỡng ẩm, dung dịch,… Thời gian sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho trẻ tốt nhất là sau khi tắm.

3. Chăm sóc tại nhà

Hằng ngày, trẻ bị viêm da dị ứng cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm hằng ngày, lau mặt bằng khăn mềm và nước ấm. Có thể làm dịu vùng da bị khô bằng cách ngâm nước ấm trong thời gian từ 5 – 10 phút. Sau khi da đã khô thì lau nhẹ nhàng và sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm như đã đề cập phía trên. Tùy theo mức độ thương tổn da của trẻ và hướng dẫn của bác sĩ mà có thể áp dụng vệ sinh da mỗi ngày từ 1 – 3 lần.

chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng
Chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng tại nhà bằng các biện pháp vệ sinh phù hợp

Các biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ

Với đặc điểm là bệnh ngoài da có xu hướng mạn tính, dễ tái phát nên phòng bệnh cũng không kém phần quan trọng so với việc điều trị. Để phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ, bố mẹ cần chú ý các biện pháp sau đây:

1. Bổ sung đủ nước

Chú ý bổ sung đủ lượng nước hằng ngày cho trẻ để phòng ngừa khô da, từ đó ngăn ngừa viêm da dị ứng và các bệnh ngoài da khác. Khuyến cáo của Thạc sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), lượng nước trung bình trong 1 ngày cho trẻ như sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ thì không cần thêm nước hoặc chỉ thêm từ 100 – 200 ml nước mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi bổ sung nước vào khoảng 100 ml / kg cân nặng / ngày (bao gồm cả sữa). Nếu thiếu nước có thể bổ sung khoảng 200 ml nước dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc,…
  • Trẻ trên 1 tuổi, cân nặng trên 10 kg thì bổ sung nước theo công thức: Nước uống (ml) = 1000 ml + n x 50 (n là số cân của trẻ – 10, tính theo đơn vị kg).

2. Hạn chế sử dụng các chế phẩm chăm sóc da không cần thiết

Ngoài các sản phẩm được chỉ định để chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ da cho trẻ, không cần sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da không cần thiết vì có thể gây kích ứng, dị ứng. Điều này có thể khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều rắc rối, làm tăng nguy cơ phát sinh những kích ứng, dị ứng mới không mong muốn. Đồng thời các biện pháp vệ sinh da hằng ngày cũng cần thực hiện ở mức hợp lý, tránh lạm dụng quá mức.

3. Trẻ bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Trong thời gian điều trị viêm da dị ứng cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt cần bổ sung nhiều nước, các loại quả, rau xanh,… để bổ sung vitamin cần thiết. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ kiêng một số loại thực phẩm như:

  • Kiêng sử dụng các loại thực phẩm quá khô, khó tiêu hóa.
  • Nhóm thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng.
  • Các loại thực phẩm lạ, chưa rõ bé có dị ứng, kích ứng hay không.
  • Hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm ngọt vì có thể ảnh hưởng đến các vấn đề ngoài da.

4. Một số lưu ý khác trong sinh hoạt, đời sống

  • Bố mẹ cần chú ý giữ cho da bé được khô ráo, thoáng mát, không nên để cho da của trẻ bị ẩm ướt.
  • Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, tráng tình trạng trẻ căng thẳng, quấy khóc, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bé.
  • Chọn cho trẻ những loại trang phục mềm mại, khô thoáng, chất liệu mịn và thấm hút mồ hôi tốt. Vào mùa lạnh có thể dùng thêm các trang phục giữ ấm. Không nên chọn trang phục quá bí hơi, dày, dễ gây ngứa ngáy khi cọ xát với da.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với các yếu tố không khí lạnh, nắng nóng, bụi bẩn, lông động vật, các yếu tố kích ứng khác trong sinh hoạt.

Thông tin về viêm da dị ứng ở trẻ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Khi trẻ mắc viêm da dị ứng, bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đi thăm khám sớm và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

 

Bị viêm da cơ địa tắm lá gì để khắc phục các triệu chứng bệnh?

Bị viêm da cơ địa tắm lá gì hết khó chịu?

Nếu bị viêm da cơ địa, bạn có thể dùng một trong các loại lá như lá trà xanh, lá...

viêm da cơ địa tái đi tái lại

Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính có tiến triển dai dẳng, khó điều trị và rất...

Mách bạn 4 cách chữa viêm da cơ địa bằng nghệ hiệu quả cao

Nhờ vào đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, nghệ được ứng dụng trong chữa trị một số bệnh da liễu...

Giải đáp những câu hỏi về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Tại nhiều nước trên thế giới, viêm da cơ địa là bệnh ngoài da chiếm tỉ lệ khá cao, đối...

viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, chị em phụ nữ thường dễ gặp phải các tình trạng bất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *